Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Vụ 'tham ô tài sản' ở xã Nhân Trạch - Huyện Bố Trạch – Quảng Bình: Không đủ căn cứ để xác định hành vi tham ô tài sản

Trở lại vụ án “tham ô tài sản” xảy ra tại xã Nhân Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) mà báo Nhà báo & Công luận đã liên tục phản ánh trong thời gian qua, có một điều khiến dư luận băn khoăn. Nếu các cơ quan thực thi pháp luật tỉnh Quảng Bình không giám sát chặt chẽ quá trình điều tra, truy tố của các cơ quan tiến hành tố tụng thì việc kết tội oan cho bị cáo là không tránh khỏi.

Nên có cái nhìn khách quan về vụ án

Điều 278, Bộ luật hình sự quy định về tội tham ô tài sản như sau: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lýcó giá trị từ 2 triệu động đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm …”.

Như vậy, về mặt khách quan thì người phạm tội tham ô tài sản phải có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một loại phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội. Đối tượng chiếm đoạt tài sản phải thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và tổ chức kinh tế của Nhà nước và tài sản bị chiếm đoạt phải thuộc sự quản lý của người thực hiện hành vi chiếm đoạt. Trong vụ án này, các bị cáo Thái, Tám, Cưng, Thu, A không có bất kỳ hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản số tiền 37.200.000 đồng, số tiền này do bị cáo Lê Thanh Hoành quản lý. Thời điểm bị cáo Hoành lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình thực hiện các thủ tục hành chính, nhận tiền từ ngân sách để cất giữ trong ngăn kéo cá nhân là thời điểm tội phạm hoàn thành chứ không phải là thời điểm bị cáo Hoành chia tiền cho các bị cáo khác.

Vu 'tham o tai san' o xa Nhan Trach - Huyen Bo Trach – Quang Binh: Khong du can cu de xac dinh hanh vi tham o tai san - Anh 1

Bị cáo Dương Quang Tám bức xúc cho rằng, các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Bố Trạch đã cố tình bóp méo sự thật.

Đặc biệt, đối với bị cáo Dương Quang Tám, trong vụ án này bị cáo Tám không biết, không tham gia thực hiện hành vi tham ô tài sản cùng bị cáo Hoành nên không đủ căn cứ để xác định bị cáo Tám có hành vi tham ô tài sản.

Khi bị cáo Hoành tố cáo những người nhận tiền tới Huyện ủy thì trong hồ sơ tố cáo cũng chỉ ghi là danh sách nhận tiền (không có chữ số “167”) danh sách tài liệu mà Huyện ủy Bố Trạch giao cho cơ quan điều tra không có chữ số “167”. Nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy chữ số “167” nghi ngờ có người viết thêm vào danh sách nhận tiền, có dấu hiệu tẩy xóa? Kết luận giám định số 815/GĐ-PC54 ngày 14/7/2015 của Phòng kỹ thuật hình sự – CA tỉnh Quảng Bình kết luận: “Không kết luận chữ viết, chữ số trên 02 (hai) trang ký hiệu Aa, Ab của tài liệu ký hiệu A có cùng một thời điểm viết ra hay không vì không có phương tiện và ngoài khả năng của giám định viên.”

Cần giám định lại chữ số 167

Như vậy theo kết luận giám định của Phòng kỹ thuật hình sự, CA tỉnh Quảng Bình thì chưa đủ cơ sở để kết luận chữ viết trong tiêu đề danh sách nhận tiền, chưa đủ phương tiện kỹ thuật và chuyên môn để giám định chữ số “167” là viết trước hay sau thời điểm ghi tiêu đề danh sách nhận tiền. Vì vậy, không thể lấy căn cứ danh sách có chữ số “167” để kết luận là bị cáo Tám biết nguồn gốc số tiền bị cáo Hoành đưa cho là bất hợp pháp.

Khách thể của tội tham ô tài sản là tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước do người phạm tội có trách nhiệm quản lý. Tuy nhiên, theo các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án thể hiện thì số tiền mà bị cáo Tám đã nhận từ bị cáo Hoành không phải là tài sản thuộc sở hữu của UBND xã Nhân Trạch.

Tuy nhiên, không có tài liệu, chứng cứ nào trong hồ sơ vụ án thể hiện bị cáo Tám là nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xảy ra bởi chính bị cáo Tám cũng không hề biết số tiền trên có nguồn gốc từ đâu và do ai quản lý nên cũng không thỏa mãn dấu hiệu của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Về chủ thể của tội phạm tham ô tài sản phải là người có chức vụ, quyền hạn đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản bị chiếm đoạt. Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án và tại phiên tòa ngày 07/6/2016 đều thể hiện: Bị cáo Tám không phải là người có trách nhiệm quản lý số tiền 167 của ba hộ Xề, Sương, Tánh mà người quản lý số tiền này là bị cáo Lê Thanh Hoành. Do đó, hành vi của bị cáo Tám không thỏa mãn dấu hiệu về mặt chủ thể của tội tham ô tài sản.

Điều 250 BLHS quy định: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng…”. Các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thể hiện bị cáo Dương Quang Tám không biết rõ số tiền nhận vào dịp Tết là tài sản do bị cáo Hoành phạm tội mà có, nên hành vi của bị cáo Tám không thỏa mãn dấu hiệu hành vi khách quan của tội danh này. Chưa có tài liệu, chứng cứ nào hợp pháp để chứng minh các bị cáo biết rõ số tiền nêu trên nên không có căn cứ để xử lý bị cáo Dương Quang Tám về tội danh quy định tại Điều 250 BLHS.

Báo Nhà báo & Công luận tiếp tục thông tin tới bạn đọc trong số báo tiếp theo!

Theo: Đắc Nguyên/Nhà báo và Công luận

 

Tin tức & Sự kiện

 
Quảng Bình: Bị buộc tội
  Sau khi VKSND truy tố mình với tội danh "Tham ô tài sản", bị can Dương Quang Tám đã gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan có thẩm quyền.    Nhiều uẩn khúc trong việc buộc tội bị can Dương Quang Tám? Pháp luật Plus nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp của ông Dương Quang Tám (Nguyên Phó chủ tịch UBND xã Nhân Trạch)  trú tại thôn Tây, Nhân Trạch, Bố Trạch,...
 
Thảm án ở vùng sâu, vùng xa: Vì sao 'danh sách đen' cứ nối dài ?
  Vụ người mẹ tàn nhẫn xuống tay với chính 3 con đẻ của mình rạng sáng 16/8 tại vùng núi ở Hà Giang lại nối dài thêm “danh sách đen” những vụ thảm án đau lòng xảy ra tại khu vực vùng sâu vùng xa. Câu hỏi đặt ra là: Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?
 
Di dời trung tâm hành chính Đà Nẵng là vì dân hay vì...?
 -Tòa nhà thông minh hàng đầu của Việt Nam, là biểu tượng của thành phố Đà Nẵng đang tính phương án di dời vì không khí chưa sạch...
 
Vụ khiêng quan tài cha lên trụ sở UBND xã xin đất chôn: Đã rõ trắng đen !
  Liên quan đến vụ “Con cháu khiêng quan tài cha lên trụ sở UBND xã xin đất chôn” gây rúng động dư luận xã Mỹ Quới, thị xã Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng), ngày 11/8, UBND xã Mỹ Quới đã có cuộc họp với các bên. Tại cuộc họp, phía bị đơn thừa nhận nguồn gốc đất là của nguyên đơn. 
 
Vụ em học sinh bị kết tội “Cướp tài sản”: Có dấu hiệu bao che bỏ lọt tội phạm?
Trong vụ án “Cướp tài sản” xảy ra tại xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vào ngày 19/7/2015, Trần Văn Giáp (cán bộ huyện đoàn) và Võ Văn Tý có dấu hiệu vi phạm về tội “Đánh bạc”, theo điều 248 BLHS. Tuy nhiên cơ quan tố tụng lại không khởi tố. 
 
Thiếu nữ 15 tuổi bị hai thanh niên thay nhau hãm hiếp
Biết Ly say xỉn, hai thanh niên vào phòng trọ thiếu nữ rồi khống chế, thay nhau hãm hiếp. Khi đang thực hiện hành vi, họ bị bắt giữ.
 
Thiếu nữ khóc nức nở khi xin tội cho người tình
Ôm con đến tòa trong vai trò bị hại, thiếu nữ liên tục khóc khi nhìn cha của đứa bé đứng trước vành móng ngựa.
 
Công an Gia Lai vào cuộc vụ đánh ghen 'đập vào vùng kín'
Đến ngày 14/8, công an vẫn đang tập hợp hồ sơ, xử lý vụ một phụ nữ bị đánh ghen tàn bạo trên một tuyến đường liên thôn ở xã Trang, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai gây xôn xao dư luận trong những ngày qua.
 
  Tranh tụng của luật sư tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
   Phiên tòa xét xử vụ án hình sự là giai đoạn quan trọng nhất, là trọng tâm của toàn bộ quá trình giải quyết VAHS. Thông qua hoạt  động xét xử, Tòa án xác định bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, phạm tội gì, mức độ TNHS và trách nhiệm khác của bị cáo đến đâu…, nhằm phát hiện nhanh chóng, chính xác sự thật khách quan của vụ án và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi...
 
Chuẩn bị của người bào chữa để thực hiện hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự
  Chuẩn bị của người bào chữa để thực hiện có hiệu quả hoạt động tranh tụng tại tòa án trong phiên xét xử chính là những công việc mà người bào chữa phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự Việt Nam thì chuẩn bị xét xử là bước quan trọng trong hoạt động xét xử, được bắt đầu từ khi Tòa án thụ lý vụ án. Trong thời gian này,...