Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Vụ khiêng quan tài cha lên trụ sở UBND xã xin đất chôn: Đã rõ trắng đen !

Liên quan đến vụ “Con cháu khiêng quan tài cha lên trụ sở UBND xã xin đất chôn” gây rúng động dư luận xã Mỹ Quới, thị xã Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng), ngày 11/8, UBND xã Mỹ Quới đã có cuộc họp với các bên. Tại cuộc họp, phía bị đơn thừa nhận nguồn gốc đất là của nguyên đơn. 

Ghi nhận của PV, cuộc họp có đầy đủ các thành viên của UBND xã cùng bà Đoàn Thị Bế (nguyên đơn, con gái cụ Đoàn Vĩnh Thuận) và ông Dương Minh Trắng (bị đơn) với mục đích làm rõ nguồn gốc đất tranh chấp.

Tại buổi làm việc, bà Đoàn Thị Bế trình bày nguồn gốc, diễn biến sử dụng đất của gia đình (như báo Dân trí đã phản ánh). Trong khi đó, ông Dương Minh Trắng cho rằng, đất này gia đình ông sử dụng từ năm 1969.

Thế nhưng, qua báo cáo của công chức địa chính xã Mỹ Quới về kết quả xác minh nguồn gốc, diện tích đo đạc, Hội đồng hòa giải của xã khẳng định: Nguồn gốc đất (tranh chấp) là của ông Đoàn Vĩnh Thuận (7 Thuận). Trước đây, ông 7 Thuận có sang nhượng cho ông Lê Văn Son (8 Son) một phần, nay còn lại một phần. Qua đo đạc, diện tích còn lại là 967 m2, trong đó 224 m2 là đất công của Nhà nước (là bờ kênh), còn lại diện tích thực là 743 m2.

Từ đó, các thành viên của UBND xã đã đề nghị ông Dương Minh Trắng vì tình nghĩa xóm làng, hơn nữa hoàn cảnh gia đình ông khá giả, còn phía con cháu cụ Thuận quá nghèo, không còn đất đai, nên động viên ông giao diện tích đất nói trên cho phía con cháu cụ Thuận quản lý, sử dụng.

Cũng tại buổi làm việc này, ban đầu ông Dương Minh Trắng cho rằng, đất của gia đình ông sử dụng từ năm 1969, nhưng cuối buổi họp, ông lại thừa nhận: “Phần đất chú 7 Thuận còn lại cái chéo (một phần do đào kênh xẻ qua) chứ không phải hết toàn bộ diện tích tranh chấp. Phần còn lại bên chú 7 Thuận không canh tác bỏ hoang cho nên tôi sử dụng luôn”.

Kết thúc buổi họp, qua kết quả xác minh và ý kiến thống nhất của tập thể Hội đồng hòa giải xã Mỹ Quới, ông Võ Hoàng Kiếm - Phó Chủ tịch UBND xã đã động viên ông Dương Minh Trắng để lại phần đất ruộng diện tích 743 m2 cho bà Đoàn Thị Bế sử dụng và tách quyền sử dụng đất cho bà Bế. Còn phần bờ kênh thủy lợi diện tích 224 m2 thuộc đất thủy lợi nhà nước quản lý, nhưng ông Trắng không đồng ý.

Vụ khiêng quan tài cha lên trụ sở UBND xã xin đất chôn: Đã rõ trắng đen! - Ảnh 1.

Biên bản hòa giải giữa các bên. Trong đó, phía bị đơn thừa nhận phần đất của nguyên đơn.

Như Dân trí đã phản ánh, năm 1976, ông Đoàn Vĩnh Thuận (SN 1926) khai phá, quản lý, sử dụng phần đất có diện tích khoảng 3.900 m2 tọa lạc tại ấp Mỹ Thành (xã Mỹ Quới). Đến năm 1983, ông Thuận hiến cho xã một phần làm kênh thủy lợi.

Năm 1989, ông nhượng lại cho ông Lê Văn Son (ngụ cùng địa phương) phần đất một bên kênh thủy lợi; phần còn lại ông Thuận quản lý, sử dụng. Đến năm 2004 và 2010 xảy ra tranh chấp với ông Dương Minh Trắng (ngụ cùng địa phương) nhưng hòa giải không thành cho đến nay.

Ngày 27/7/2016, cụ Thuận qua đời, gia đình chuẩn bị chỗ an nghỉ cho ông ngay trên mảnh đất nói trên nhưng bị phía ông Trắng ngăn cản, đập phá huyệt mộ khiến cho con cháu cụ Thuận đau khổ, dư luận bất bình, dẫn tới sự kiện hàng ngàn người dân ở xã Mỹ Quới đã cùng gia đình ông Thuận đưa quan tài ông lên thẳng trụ sở UBND xã để xin chỗ chôn cất. Chỉ đến khi có sự can thiệp của UBND tỉnh Sóc Trăng, cụ Thuận được chấp nhận cho an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ thị xã Ngã Năm.

Vụ khiêng quan tài cha lên trụ sở UBND xã xin đất chôn: Đã rõ trắng đen! - Ảnh 2.

Phần huyệt mộ của ông Thuận bị phía ông Trắng đập tan tành.

Trong ngày 1/8, trình bày với PV, ông Dương Minh Trắng có nói: “Đất này là của mẹ ruột tôi quản lý, sử dụng từ trước năm 1975 cho đến nay, được nhà nước cấp sổ đỏ năm 1994. Năm 2003, mẹ tôi chuyển nhượng một phần cho đứa cháu ngoại. Đến năm 2008, mẹ tôi chuyển quyền sử dụng toàn bộ diện tích đất còn lại cho tôi chứ không phải đất ông Thuận khai phá, sử dụng năm 1976 như gia đình ông trình bày”. Như vậy, lời khai của ông Trắng về nguồn gốc đất có rất nhiều mâu thuẫn.

Khi PV hỏi, tại sao đất của bà Phạm Thị Ba (mẹ ruột ông Trắng- PV) nhưng năm 1983 xã đề nghị ông Thuận hiến đất để xã đào kênh thủy lợi mà không hỏi bà Ba ? thì ông Trắng nói: “Cái đó thì tôi không thể biết vì sao cả, tôi chỉ biết trong hồ sơ kê khai khi tách sổ đỏ cho đất đứa cháu ngoại, mẹ tôi khai nguồn gốc đất là của mẹ tôi có từ trước 1975 cho đến sau này, được chính quyền địa phương xác nhận”.

Theo: Bạch Dương/ Dân Trí
 

Tin tức & Sự kiện

 

 
Vụ em học sinh bị kết tội “Cướp tài sản”: Có dấu hiệu bao che bỏ lọt tội phạm?
Trong vụ án “Cướp tài sản” xảy ra tại xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vào ngày 19/7/2015, Trần Văn Giáp (cán bộ huyện đoàn) và Võ Văn Tý có dấu hiệu vi phạm về tội “Đánh bạc”, theo điều 248 BLHS. Tuy nhiên cơ quan tố tụng lại không khởi tố. 
 
Thiếu nữ 15 tuổi bị hai thanh niên thay nhau hãm hiếp
Biết Ly say xỉn, hai thanh niên vào phòng trọ thiếu nữ rồi khống chế, thay nhau hãm hiếp. Khi đang thực hiện hành vi, họ bị bắt giữ.
 
Thiếu nữ khóc nức nở khi xin tội cho người tình
Ôm con đến tòa trong vai trò bị hại, thiếu nữ liên tục khóc khi nhìn cha của đứa bé đứng trước vành móng ngựa.
 
Công an Gia Lai vào cuộc vụ đánh ghen 'đập vào vùng kín'
Đến ngày 14/8, công an vẫn đang tập hợp hồ sơ, xử lý vụ một phụ nữ bị đánh ghen tàn bạo trên một tuyến đường liên thôn ở xã Trang, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai gây xôn xao dư luận trong những ngày qua.
 
  Tranh tụng của luật sư tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
   Phiên tòa xét xử vụ án hình sự là giai đoạn quan trọng nhất, là trọng tâm của toàn bộ quá trình giải quyết VAHS. Thông qua hoạt  động xét xử, Tòa án xác định bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, phạm tội gì, mức độ TNHS và trách nhiệm khác của bị cáo đến đâu…, nhằm phát hiện nhanh chóng, chính xác sự thật khách quan của vụ án và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi...
 
Chuẩn bị của người bào chữa để thực hiện hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự
  Chuẩn bị của người bào chữa để thực hiện có hiệu quả hoạt động tranh tụng tại tòa án trong phiên xét xử chính là những công việc mà người bào chữa phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự Việt Nam thì chuẩn bị xét xử là bước quan trọng trong hoạt động xét xử, được bắt đầu từ khi Tòa án thụ lý vụ án. Trong thời gian này,...
 
Địa vị pháp lý của người bào chữa theo BLTTHS 2003
Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đề ra chủ trương “Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác...”. Tiếp đó, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ...
 
Vụ đại án 9.000 tỷ: Các bị cáo đầu vụ nhận tội và đổ lỗi
 Tại phiên tòa xét xử vụ án Phạm Công Danh và đồng bọn, các bị cáo đầu vụ đếu thừa nhận hành vi phạm tội của mình gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam 9.000 tỷ đồng, nhưng lại “đổ” cho khách hàng “gian dối” số tiền gửi lên đến hơn 5.000 tỷ đồng…   Cố ý làm trái pháp luật
 
Chém chết mẹ bạn gái và hàng xóm trong ngày dạm ngõ
 Trong ngày hai gia đình dự định gặp mặt bàn đám cưới, Đức mang rựa đến chém chết mẹ bạn gái và cụ ông 81 tuổi sống cạnh nhà.   Ngày 2/8, Công an tỉnh Bến Tre tạm giữ hình sự Nguyễn Phú Đức (Đen, 31 tuổi, xã Sơn Phụng, huyện Chợ Lách) để điều tra hành vi Giết người.  
 
Câu chuyện về nữ tử tù làm việc nghĩa từ buồng biệt giam
 “Không biết ngày mai sẽ ra sao nhưng chị vẫn cố gắng, cố gắng sống thật tốt để mỗi ngày trôi qua không phải hối tiếc. Chị chỉ mong mình có một cơ hội sống để trả nợ cuộc đời”. Đó là những lời tâm sự của nữ tử tù Nguyễn Hoài Thu.