Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Vụ giàn khoan 981- Kiện cách nào cho chắc thắng

Dù ta có đủ chứng cứ và thủ tục cần thiết, nhưng đã làm cần phải chắc phần thắng, đề phòng tất cả khả năng có thể xảy ra. Ngay cả lực lượng luật sư của chúng ta cũng phải chuẩn bị rất kĩ để có thể làm việc với các cơ quan tài phán.
Với hành động đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và cho tàu, máy bay tấn công, uy hiếp các tàu chấp pháp đang làm nhiệm vụ của Việt Nam, Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc giải quyết tranh chấp một cách hoà bình, vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và de dọa sử dụng vũ lực.
Nhận định về việc Việt Nam sẽ khởi kiện Trung Quốc về hành vi xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam khi đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta, Luật sư Lê Thanh Sơn - Văn phòng Luật sư AIC, thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng, trong trường hợp nếu Việt Nam không kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế thì chúng ta hoàn toàn có thể tiến hành thực hiện những vụ kiện mang tính chất dân sự, ngay tại trong nước.

Bài 3: Vụ giàn khoan 981- Kiện cách nào cho chắc thắng? - Ảnh 1

Luật sư Lê Thanh Sơn cho rằng, chúng ta hoàn toàn có thể tiến hành thực hiện những vụ kiện mang tính chất dân sự, ngay tại trong nước.

Cụ thể, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ đứng ra khởi kiện Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam hay Hội nghề cá Việt Nam cũng có thể khởi kiện Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc bởi vì trong quá trình hoạt động của Hội nghề đánh bắt cá thì họ bị ngăn cản, cản trở.
Thậm chí, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì hiện nay, kể cả 1 người dân làm nghề đánh cá cũng có quyền khởi kiện về vấn đề này. Trong trường hợp khởi kiện trong nước, thì tòa án Việt Nam sẽ xét xử theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
“Theo quy định thông thường, khi kiện ra cơ quan tài phán quốc tế thì phải 2 bên cùng đồng thuận kiện, 2 bên cùng đưa ra thì phiên tòa đó mới được công nhận. Nhưng riêng đối với trường hợp của Philippines thì họ lại kiện khác, họ yêu cầu giải thích về luật nên không cần phải có 2 bên nên tôi thấy Philippines kiện thông minh rất thông minh. Từ đó tôi nghĩ Việt Nam cũng nên rút kinh nghiệm để lựa chọn cách kiện thế nào cho hợp lý”, luật sư Sơn nhận định.

Bài 3: Vụ giàn khoan 981- Kiện cách nào cho chắc thắng? - Ảnh 2

Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Tuy nhiên từ đây, nhiều người lại đặt ra câu hỏi rằng, liệu khi tòa án Việt Nam thụ lý đơn khởi kiện của cá nhân, tổ chức của Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và đưa ra phán quyết, thì bên phía Trung Quốc, mà cụ thể ở đây là Tập đoàn Dầu khí Hải Dương có thực hiện nghĩa vụ bồi thường hay không?
Về vấn đề này, Tiến sĩ Luật Quốc tế Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách, Pháp luật và Phát triển, nguyên Phó ban Biên giới chính phủ, thành viên Ban nghiên cứu biển Đông của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã dẫn chứng ra một thực tế về trường hợp tương tự đã diễn ra ở Châu Âu.
“Các đây vài năm, có 1 sự kiện là chủ đầu tư ở Bangkok thuê nhà thầu của một nước ở châu Âu để thực hiện gói thầu xây dựng đường cao tốc tại châu Âu. Nhưng sau đó lại phát sinh tranh chấp khi chủ đầu tư không chịu thanh toán cho nhà thầu châu Âu. Vì vậy nhà thầu quyết định khởi kiện ra tòa án ở Châu Âu nơi họ có trụ sở. Phán quyết của tòa án sau đó có hiệu lực, nhưng chủ đầu tư ở Bangkok lại không thi hành phán quyết đó.
Một thời gian sau, tưởng như là không làm gì được thì tòa án ở châu Âu bất ngờ ra phán quyết bắt giữ máy bay của Hoàng gia Thái Lan sang và đang đỗ tại sân bay của châu Âu. Việc bắt giữ này là để đảm bảo thi hành phán quyết mà trước đó đã yêu cầu chủ đầu tư Thái Lan phải thực hiện.
Đó là một ví dụ để cho chúng ta thấy rằng, chúng ta có thể thực hiện quyền tài phán quốc gia, và điều này cũng hoàn toàn phù hợp với luật pháp và thực tế quốc tế”, TS Giao quả quyết.

Bài 3: Vụ giàn khoan 981- Kiện cách nào cho chắc thắng? - Ảnh 3

TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Ths. Hà Công Anh Bảo – Phó trưởng Khoa Luật – ĐH Ngoại thương cũng cho rằng, rõ ràng chúng ta không nên vì những khó khăn trong việc thi hành án mà chùn bước trong quyết tâm của mình, vì chúng ta có chân lý, có lẽ phải, có sức mạnh pháp lý để làm điều này.
Trong khi đó, theo TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, dù ta có đủ chứng cứ và thủ tục cần thiết, nhưng đã làm cần phải chắc phần thắng, đề phòng tất cả khả năng có thể xảy ra. Ngay cả lực lượng luật sư của chúng ta cũng phải chuẩn bị rất kĩ để có thể làm việc với các cơ quan tài phán. Hiện nay, thế mạnh của Việt Nam là lẽ phải và pháp lý.
“Khi chúng ta kiện Trung Quốc về những việc làm của họ, với tư cách người nghiên cứu nhiều năm, tôi cho rằng nếu ta đưa vụ kiện này lên các cơ quan tài phán quốc tế thì chắc chắn Việt Nam sẽ thắng lợi. Vì Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý, đầy đủ các cơ sở để kiện. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhớ rằng, kiện lên cơ quan tài phán là cả một quá trình với các thủ tục. Nên ta phải chuẩn bị rất nhiều biện pháp để có thể đảm bảo tiếng nói chân lý được thành hiện thực”, ông Trục cho biết.
Theo: Báo Đời sống & Pháp luật
Xem thêm:
Viện kiểm sát đề nghị mức án 30 năm tù giam đối với Nguyễn Đức Kiên
Kết thúc phiên xét xử sáng nay (27/5), đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị mức án 30 năm tù giam đối với bị cáo Nguyễn Đức Kiên.
 
Xử bầu Kiên: Tranh cãi việc ACB gửi tiền vào Vietinbank
Sáng nay, luật sư vẫn tiếp tục hỏi để làm rõ việc ACB ủy thác cá nhân gửi tiền vào Vietinbank đúng hay sai.
 
Các trường hợp sử dụng đất sẽ không được cấp giấy chứng nhận
  Theo Nghị định 43/2014/CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai vừa được Chính phủ ban hành, sẽ có 7 trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 
 
 - Đó là ý kiến của ông Lê Nam, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 26/5. Đồng tình, một số ý kiến cho rằng nên rút các dự thảo luật chưa cần thiết để cho Luật Biểu tình thế chỗ.
 
Kháng nghị nhiều bản án có dấu hiệu oan sai ở Bắc Giang
Phó chánh án TAND tối cao Nguyễn Sơn cho biết ông vừa thừa lệnh Chánh án TAND tối cao ký kháng nghị hủy các bản án tuyên tử hình ông Hàn Đức Long (55 tuổi, ở xã Phúc Sơn, Tân Yên, Bắc Giang) về tội giết người và hiếp dâm trẻ em để điều tra lại từ đầu
 
Lập doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh?
    - Nhiều tranh luận về đề xuất DN không cần đăng ký ngành nghề kinh doanh (trừ ngành nghề có điều kiện) khi đăng ký thành lập.
 
Bầu Kiên: “Tôi không thiếu tiền nên không phải lừa ai”
    - Đó là khẳng định của “bầu” Kiên trước những câu hỏi của luật sư liên quan đến hành vi lừa đảo, chiếm đoạt 264 tỷ đồng của Tập đoàn Hòa Phát.
 
Triệt phá băng chuyên trộm két sắt
 Chiều 26.5, Cơ quan CSĐT Công an quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Hoàng Minh Trường (26 tuổi, trú thôn Nam Mỹ, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) và Trần Văn Diễn (26 tuổi, trú tổ 264, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) để tiếp tục làm rõ hành vi trộm cắp tài sản.
 
Nói một đằng, làm một nẻo!
Máu "đại Hán" hung hăng của Trung Quốc đang lao vào tranh chấp lãnh thổ với một loạt các quốc gia Đông Nam Á tại Biển Đông.
 
Người Việt tại Nhật xuống đường gửi kháng nghị thư phản đối Trung Quốc
 Hàng trăm sinh viên, nghiên cứu sinh và Việt Kiều đang sinh sống tại Nhật Bản đã xuống đường tuân hành gửi kháng nghị thư phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam. Những người tuần hành cũng đã đóng góp quỹ hướng về Biển Đông.