Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Giả danh nhà báo tống tiền doanh nghiệp: Luật sư nêu những tình tiết cần làm rõ
Liên quan đến vụ hai người đàn ông giả danh nhà báo tống tiền doanh nghiệp, theo luật sư, để xác định được tội của hai nghi phạm, cơ quan điều tra cần làm rõ thêm nhiều tình tiết.
Trước thông tin 2 người giả danh phóng viên Báo Bảo Vệ Pháp Luật tống tiền doanh nghiệp vừa bị bắt tại Yên Thành – Nghệ An, chúng tôi có buổi trò chuyện cùng với luật sư Đặng Văn Cường- Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp - Đoàn luật sư Hà Nội xung quanh vấn đề này.
Theo luật sư Đặng Văn Cường : Như thông tin báo chí phản ánh vừa qua thì 2 người bị công an huyện Yên Thành, Nghệ An bắt giữ vào ngày 02/4/2016 có thể sẽ bị khởi tố theo quy định tại Điều 135 Bộ Luật hình sự về tội Cưỡng đoạt tài sản.
Tuy nhiên, với thông tin ban đầu nêu trên thì vụ việc chỉ là nghi vấn có dấu hiệu hành vi phạm tội, chứ chưa thể kết luận ngay là hai người kia có tội hay không. Vì vậy, cơ quan điều tra phải tiến hành các thủ tục tố tụng theo quy định pháp luật để chứng minh hành vi phạm tội và các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội danh này và tòa án mới là cơ quan phán xét các nghi phạm trên có tội hay không.
Tang vật thu được. Ảnh Lao Động |
Nói về những dấu hiệu cơ bản để có thể truy tố về tội danh này luật sư Đặng Văn Cường cho biết: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì tội “Cưỡng đoạt tài sản” được quy định tại điều 135 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Theo đó “Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.
"Như vậy, ngoài những dấu hiệu về chủ thể phải đủ năng lực hành vi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định thì về mặt khách quan của tội “Cưỡng đoạt tài sản” phải thể hiện hai hành vi khách quan là: Hành vi thứ nhất có tính chất uy hiếp, tác động vào ý chí của người bị hại khiến người bị hại hoang mang, lo sợ và hành vi khách quan thứ hai là hành vi chiếm đoạt tài sản, hành vi hướng tới việc chuyển quyền sở hữu tài sản từ người bị hại sang đối tượng phạm tội một cách bất hợp pháp, thiếu sự tự do ý chí của người bị hại", luật sư Cường phân tích.
Cũng theo ông Cường, hành vi chiếm đoạt tài sản thể hiện mục đích chiếm đoạt đã được điều luật này quy định "nhằm chiếm đoạt tài sản". Mục đích nhằm chiếm đoạt thể hiện ở hành vi thứ hai là yếu tố bắt buộc về mặt chủ quan của tội danh này. Nếu người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác nhằm uy hiếp tinh thần của người khác nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, mà hành vi nhằm một đích khác thì sẽ không bị xử lý hình sự tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
"Hành vi khách quan của tội danh quy định tại Điều 135 BLHS rất đa dạng như: "đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác…". Hành vi "đe dọa sẽ dùng vũ lực" là dọa sẽ sử dụng vũ lực trong tương lai (sẽ gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín... của nạn nhân) khác với hành vi "dùng vũ lực ngay tức khắc" trong tội cướp tài sản.
Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực (sẽ đánh, sẽ gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe...) là tương đối dễ hiểu. Còn đối với thủ đoạn khác để "uy hiếp tinh thần" của người bị hại là tình tiết không dễ chứng minh. Hành vi phải tinh vi, nham hiểm tới mức thể hiện là "thủ đoạn" để tác động vào tinh thần của người bị hại, khống chế ý chí của người bị hại để người bị hại lo sợ, có cảm giác "bất an".
Hành vi này phải dẫn đến suy nghĩ của người bị hại là sẽ giao tài sản của mình cho đối tượng phạm tội để đổi lấy sự bình an. Còn nếu hành vi ("thủ đoạn") có tính chất uy hiếp tinh thần của người khác khiến người khác (nạn nhân) không sợ, không tác động được tới sự tự do ý chí của nạn nhân thì cũng không thể gọi là "thủ đoạn" theo quy định của điều luật nêu trên. Thực tế, có nhiều vụ việc, chính người được cho là "nạn nhân" lại là người chủ động gợi ý về việc "đổi tài sản lấy sự im lặng", mua chuộc người có thẩm quyền, có chức vụ... sau đó lu loa là mình bị "cưỡng đoạt", những trường hợp thế này thì không đủ căn cứ để khởi tố hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản với người nhận tài sản của kẻ "gợi ý mua chuộc"", ông Cường dẫn các điều luật để phần tích cụ thể.
Vì vậy, theo luật sư Cường, trong vụ việc trên, để buộc tội hai nghi phạm trên thì cơ quan cần làm rõ nhiều tình tiết, chứng cứ của vụ án, đặc biệt là hành vi khách quan thể hiện rõ "thủ đoạn khác" và yếu tố chủ quan là "mục đích chiếm đoạt tài sản". Nếu việc giao nhận tài sản mà người "bị hại" không lo sợ, ngược lại họ lại là người chủ động gợi ý cho hai nghi phạm trên nhận tiền rồi báo công an (gài bẫy) thì không đủ căn cứ để xử lý hính sự với hai nghi phạm này.
"Ngoài ra, cũng cần làm rõ số tiền 24 triệu đồng mà cơ quan công an thu giữ trong xe ô tô của 2 nghi phạm có phải là tiền do doanh nghiệp kia đưa cho hay không ? Vì sao lại đưa tiền ? Bên nào đề xuất đến việc "đổi tiền lấy thông tin sai phạm của doanh nghiệp"... thì mới có căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam hai nghi phạm này.
Còn hành vi "giả danh" cũng cần được làm rõ qua các thông tin phản hồi từ phía báo Bảo vệ pháp luật và lời khai của các nghi phạm nêu trên. Nếu hai nghi phạm là cộng tác viên, nhân viên của báo này, họ nhân danh báo này đi làm việc thì sẽ không gọi là "giả danh", hiện nay không có tội giả danh, chỉ có tội "giả mạo trong công tác", nhưng những vụ việc như thế này khó mà xử lý về tội danh này được", ông Cường nói thêm.
Theo: Thu Trang/Người đưa tin
Tin tức & Sự kiện
Công an tỉnh Quảng Ninh đang tiến hành điều tra vụ giải quyết mâu thuẫn giữa 2 nhóm thanh niên xảy ra chiều 21/2 dẫn đến 6 người bị thương. Người dân gần hiện trường cho hay, họ nghe thấy nhiều tiếng súng nổ vang lên.
|
|
Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, các cơ quan chức năng đang làm rõ vụ nữ tử tù thụ thai trong trại giam và với các cán bộ quản giáo nếu sai đến đâu sẽ xử lý đến đó.
|
|
Theo luật sư Cường, trường hợp tử tù Nguyễn Thị Huệ đang có thai và dự kiến tháng 4/2016 sinh nên Huệ sẽ được chuyển hình phạt từ phạt tử hình sang tù chung thân theo quy định Điều 35 Bộ Luật Hình Sự.
|
|
Liên quan đến chuyện tình ái của Hồ Ngọc Hà và đại gia Chu Đăng Khoa, dư luận đang đặt câu hỏi, sự việc trên có vi phạm vào quy định của pháp luật không?
|
|
Theo luật sư Cường, nếu bình xịt phát nổ không do nhà sản xuất mà do cơ quan ban hành văn bản quy định bắt buộc này thì người bị thiệt hại có thể kiện cơ quan ban hành văn bản.
|
|
Các luật sư cho rằng, việc xử phạt người đi bộ đi sai là đúng quy định của pháp luật và cần thiết, tuy nhiên, với thực tế hiện nay thì sẽ có nhiều bất cập.
|
|
Việc vờ thuê xe, rủ chơi bài ăn tiền rồi khống chế đòi tiền chuộc là hành vi phạm tội có tổ chức. Các đối tượng thường núp dưới vỏ bọc là những doanh nhân thành đạt hay chủ nợ nhiều tiền chi tiêu phóng khoáng, sau đó thuê ôtô đi “làm ăn” hoặc “đòi nợ”.
|
|
Tự nhận là cán bộ Công ty cổ phần Đào tạo huấn luyện nghiệp vụ hàng không Việt Nam, Nguyễn Thị Thoa (33 tuổi, trú tại tổ 15, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều người có nhu cầu xin việc.
|
|
Thủ tướng yêu cầu các đơn vị không tổ chức du xuân, liên hoan sa đà, lãng phí, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc; lãnh đạo không tham dự lễ hội nếu không được phân công. Cán bộ, công chức không đi lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội.
|
|
Sau giờ tan trường, một học sinh lớp 9 đang ngồi uống nước ở quán đối diện thì bất ngờ bị một nhóm thanh niên xông vào đâm chết.
|
- Re: Luật sư Đặng Văn Cường
- Đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác qua tin nhắn điện thoại bị xử lý như thế nào?
- Khởi kiện tội hiếp dâm - Mong luật sư và mọi người giúp đỡ
- tách đất trong quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất.
- Hỏi luật sư về thuế môn bài
- Về điều kiện được cấp sổ đỏ