Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Hà Nội xử phạt người đi bộ đi sai: "Tôi quá bất ngờ!"
Các luật sư cho rằng, việc xử phạt người đi bộ đi sai là đúng quy định của pháp luật và cần thiết, tuy nhiên, với thực tế hiện nay thì sẽ có nhiều bất cập.
Xử phạt 2 trường hợp đầu tiên
Kể từ sáng nay (1/2), lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý đối với người đi bộ vi phạm luật giao thông tại các nút giao thông trọng điểm có đèn tín hiệu giao thông, vạch sơn và cầu vượt cho người đi bộ, trên các tuyến cấm người đi bộ…
Theo ghi nhận của chúng tôi, trong sáng nay, tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm, lực lượng CSGT số 1, CA TP Hà Nội đã bắt đầu tiến hành xử phạt và nhắc nhở một số trường hợp người đi bộ vi phạm.
Trong buổi sáng, CSGT đội số 1 đã phạt tiền 2 trường hợp đi sang đường không đúng nơi quy định.
Anh Đỗ Văn Quỳnh (SN 1986) ở tỉnh Hưng Yên đi sang đường không đúng nơi quy định và bị lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt 70.000 đồng.
Anh Quỳnh chia sẻ: “Tôi không biết đến quy định đi bộ sang đường sai bị xử phạt. Do vậy, khi bị lực lượng chức năng thông báo lỗi, yêu cầu nộp phạt tôi quá bất ngờ. Đây là lần đầu tiên tôi bị xử phạt vì lỗi này”.
Lê Bá Khánh Dũng (SN 2000), ở phố Lò Sũ, Hà Nội sang đường sai quy định, bị lực lượng cảnh sát giao thông nhắc nhở.
Dũng cho hay, em thường ra hồ Hoàn Kiếm chơi, khi sang đường thấy tiện chỗ nào tiện là em đi qua, không để ý đến vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Khi bị lực lượng chức năng nhắc nhở em tỏ ra bất ngờ và sợ.
“Khi được cảnh sát giao thông thông báo lỗi vi phạm em mới biết là mình vi phạm. Sau lần này em sẽ để ý khi sang đường đi đúng vạch dành cho người đi bộ”, Dũng nói.
Theo lãnh đạo đội CSGT số 1, trong buổi sáng, lực lượng cảnh sát giao thông chủ yếu ra quân tuyên truyền, nhắc nhở người dân đi sang đường sai quy định cần chấp hành đúng.
Khó khả thi
Trao đổi với chúng tôi, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư HN) cho hay, đi bộ cũng là một hoạt động tham gia giao thông nên cần tuân thủ luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn của mình và của người khác.
Theo Luật sư Cường, Điều 32 Luật Giao thông đường bộ quy định: Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
Người đi bộ chỉ được qua đường những nơi có đèn tín hiệu, có vạch sơn kẻ đường, có cầu vượt, hầm danh cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
Như vậy, nếu người tham gia giao thông là người đi bộ không chấp hành quy định nêu trên thì cũng có thể bị xử lý bằng những chế tài nhất định để duy trì trật tự xã hội, đảm bảo cho các quy định pháp luật phải được thực thi.
Vì vậy, việc xử lý người đi bộ tham gia giao thông có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ là cần thiết.
Tuy nhiên, theo ông Cường, việc xử lý người đi bộ vi phạm giao thông sẽ có nhiều bất cập, khó khăn cho người thực hiện nhiệm vụ.
"Thực tế, ý thức của người tham gia giao thông hiện nay chưa cao nên hành vi vi phạm xảy ra rất nhiều. Chưa kể, ví dụ như các trường hợp người có biểu hiện tâm thần, trẻ em, người không mang theo giấy tờ tùy thân...
Với những người tâm thần, có biểu hiện tâm thần lang thang ngoài đường, theo quy định pháp luật thì phải giám định, thăm khám thì mới có thể kết luận là họ tâm thần.
Như vậy là phải thực hiện các thủ tục tạm giữ, cho đi khám, giám định... điều đó nếu thực hiện được thì phải tuân thủ cả một quy trình phức tạp.
Nếu xử lý triệt để, đúng quy định pháp luật thì phải cần một lực lượng rất đông đảo mới có thể lập lại trật tự kỷ cương về an toàn giao thông đường bộ. Nếu không có giấy tờ tùy thân mà lại thực hiện thủ tục giữ người để kiểm tra, chờ đợi... thì lại càng phức tạp.
Vì vậy, các quy định này sẽ chỉ được áp dụng phần nào trên thực tế. Việc áp dụng triệt để, xử lý nghiêm minh phải có thời gian và trong những điều kiện nhất định", luật sư Cường nhấn mạnh.
Còn luật sư Lê Thiệp (Hà Nội) cũng nêu rõ thực trạng đang diễn ra rất phổ biến hiện nay là vỉa hè, lòng đường ở nhiều tuyến phố đều đang bị biến thành nơi kinh doanh, buôn bán, để xe tràn lan. Điều này dẫn đến việc người đi bộ muốn đi đúng cũng khó.
"Trách nhiệm bảo đảm đường thông hè thoáng là của cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền cơ sở, người dân không biết hay buộc phải dọn đường cho mình.
Như vậy nếu ở những tuyến đường phố mà tình trạng kinh doanh, buôn bán... làm mất hết vỉa hè đi bộ khiến người đi bộ đi sai rồi bị mời về đồn sẽ gây nhiều vấn đề phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người.
Tôi cũng thấy, thực tế, liệu mời người vi phạm về đồn cảnh sát vì đi bộ sai có thỏa đáng khi Hiến pháp quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Chưa kể, với người vô gia cư ăn còn chả đủ, lấy đâu tiền nộp phạt?
Việc phạt người đi bộ sai nếu giúp hạn chế tai nạn giao thông là rất tốt, nhưng như trên tôi đã nêu thì nó sẽ khó có khả thi", luật sư Thiệp nêu.
Tin tức & Sự kiện
Việc vờ thuê xe, rủ chơi bài ăn tiền rồi khống chế đòi tiền chuộc là hành vi phạm tội có tổ chức. Các đối tượng thường núp dưới vỏ bọc là những doanh nhân thành đạt hay chủ nợ nhiều tiền chi tiêu phóng khoáng, sau đó thuê ôtô đi “làm ăn” hoặc “đòi nợ”.
|
|
Tự nhận là cán bộ Công ty cổ phần Đào tạo huấn luyện nghiệp vụ hàng không Việt Nam, Nguyễn Thị Thoa (33 tuổi, trú tại tổ 15, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều người có nhu cầu xin việc.
|
|
Thủ tướng yêu cầu các đơn vị không tổ chức du xuân, liên hoan sa đà, lãng phí, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc; lãnh đạo không tham dự lễ hội nếu không được phân công. Cán bộ, công chức không đi lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội.
|
|
Sau giờ tan trường, một học sinh lớp 9 đang ngồi uống nước ở quán đối diện thì bất ngờ bị một nhóm thanh niên xông vào đâm chết.
|
|
Sau gần 10 bài báo điều tra của Báo Dân trí lật tẩy việc cấp sổ đỏ trên mảnh đất “ma” không có thật với dấu hiệu giả mạo hồ sơ có hệ thống của nhiều cán bộ huyện Hoài Đức (Hà Nội), UBND huyện Hoài Đức đã chính thức kết luận nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật, đồng thời cho biết đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra.
|
|
(Trungtamtuvanphapluat.vn) - "Nếu bị trưng dụng tài sản không đúng, người bị trưng dụng tài sản có thể khởi kiện người có hành vi trưng dụng tài sản theo quy định của luật tố tụng hành chính. Nếu sử dụng tài sản trưng dụng gây hậu quả mất mát, hư hỏng thì đòi bồi thường theo quy định pháp luật... ". - Luật sư Đặng Văn Cường nhận định.
|
|
- Đường không có vỉa hè hoặc vỉa hè bị chiếm dụng, người đi bộ buộc phải đi xuống lòng đường thì có vi phạm không? Nếu không có giấy tờ tùy thân hay tiền để nộp phạt thì phải làm thế nào?
|
|
Các đối tượng công khai rao trên mạng xã hội facebook về việc đổi tiền giả, cứ 1 triệu đồng tiền thật đổi được 5 triệu đồng tiền giả. Nhiều người nhẹ dạ làm theo hướng dẫn của các đối tượng đã chuyển tiền vào tài khoản chúng cung cấp và bị chiếm đoạt luôn, không nhận được tiền giả.
|
|
Ngày 27/1, Đại tá Đoàn Xuân Trường- Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết, PC45 phối hợp với Công an huyện Mỹ Xuyên vừa triệt phá trường gà “khủng” tại ấp Dù Tho, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên.
|
|
Trong lúc Ban chuyên án đang tập trung lực lượng truy bắt hung thủ sát hại hai vợ chồng trong ngôi biệt thự thì tối ngày 27/1, một số trang báo mạng đăng tải đã bắt được hung thủ khiến ban chuyên án cũng bất ngờ.
|
- Re: Luật sư Đặng Văn Cường
- Đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác qua tin nhắn điện thoại bị xử lý như thế nào?
- Khởi kiện tội hiếp dâm - Mong luật sư và mọi người giúp đỡ
- tách đất trong quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất.
- Hỏi luật sư về thuế môn bài
- Về điều kiện được cấp sổ đỏ