Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Vụ nữ tử tù mang thai: Tòa tối cao sẽ có phán quyết cuối cùng

Theo luật sư Cường, trường hợp tử tù Nguyễn Thị Huệ đang có thai và dự kiến tháng 4/2016 sinh nên Huệ sẽ được chuyển hình phạt từ phạt tử hình sang tù chung thân theo quy định Điều 35 Bộ Luật Hình Sự.

​Liên quan đến vụ nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ mang thai một cách khá hy hữu về mặt y học, gây ra không ít hồ nghi trong dư luận đối với sự việc, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp - Đoàn LS Thành phố Hà Nội về những thắc mắc chưa được giải đáp xoay quanh vụ việc trên.
luật sư Đặng Văn Cường
Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp - Đoàn LS Thành phố Hà Nội

Được biết, hiện Công an tỉnh Quảng Ninh đang tạm đình chỉ công tác đối với 4 cán bộ quản giáo của trại tạm giam Công an tỉnh để làm rõ trách nhiệm trong vụ việc nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ (42 tuổi, quê Lạng Sơn) mang thai trong thời gian tạm giam chờ thi hành án tử hình.

Theo đó, Nguyễn Thị Huệ bị tuyên án tử hình theo Bản án số 315 ngày 19/6/2014 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao.

 
 

 

Ngày 6/1/2016, qua công tác quản lý giam giữ, Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện tử tù có biểu hiện khác thường. Qua kiểm tra y tế xác định, Nguyễn Thị Huệ có thai khoảng 4 đến 5 tháng tuổi.

Quá trình xác minh, cơ quan công an làm rõ, trong thời gian chờ thi hành án, Huệ tìm cách làm quen với phạm nhân nấu bếp Nguyễn Tuấn Hưng (27 tuổi, quê Quảng Ninh), đặt vấn đề trả công Hưng 50 triệu đồng nếu anh ta giúp cô ta mang thai.

Tháng 8/2015, Hưng 2 lần lấy tinh trùng của mình cho vào túi nilon rồi tìm cách đưa vào hành lang nhà giam nơi Huệ bị giam giữ. Lợi dụng lúc được tháo cùm ra ngoài vệ sinh, nữ tử tù đã lấy tinh trùng bơm vào tử cung.

Chân dung "bông hồng lửa" Nguyễn Thị Huệ - tử tù vừa có thai trong trại tạm giam.

Tòa án tối cao sẽ có phán quyết cuối cùng

Trên góc độ pháp lý, theo luật sư nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ có thoát án tử hình? Nếu có, thì quá trình giảm án sẽ diễn ra như thế nào?

Luật sư Đặng Văn Cường: Theo Điều 35 Bộ Luật Hình sự quy định về hình phạt tử hình như sau: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân. Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân”.

Như vậy trường hợp chị Huệ đang có thai và dự kiến tháng 4/2016 sinh nên Huệ sẽ được chuyển hình phạt từ phạt tử hình sang tù chung thân theo quy định của pháp luật.

Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự quy định Thi hành hình phạt tử hình, Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hành hình phạt tử hình gồm đại diện Tòa án, Viện kiểm sát và Công an. Trong trường hợp người bị kết án là phụ nữ thì trước khi ra quyết định thi hành án, Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm phải tổ chức kiểm tra các điều kiện không áp dụng hình phạt tử hình được quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự.

Nếu có căn cứ người bị kết án có điều kiện quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự thì Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm không ra quyết định thi hành án và báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao để xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.

Trước khi thi hành án đối với người bị kết án là phụ nữ thì Hội đồng thi hành án ngoài việc kiểm tra căn cước, phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình được quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự.

Trong trường hợp Hội đồng thi hành án phát hiện người bị kết án có điều kiện quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự thì Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.

Điều 58 Luật thi hành án hình sự 2010 cũng quy định về trường hợp hoãn thi hành án tử hình, cụ thể như sau:

“1. Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình trong trường hợp sau:

a) Người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự;

2. Khi quyết định hoãn thi hành án tử hình, Hội đồng phải lập biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm thi hành án; họ tên, chức vụ của thành viên hội đồng thi hành án tử hình; lý do hoãn thi hành án. Biên bản hoãn thi hành án phải được tất cả các thành viên Hội đồng thi hành án ký, lưu hồ sơ thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh, cấp quân khu và cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, cấp quân khu.

3. Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp áp giải, bàn giao người được hoãn thi hành án tử hình cho trại tạm giam để tiếp tục quản lý giam giữ người đó. Việc giao nhận người được hoãn thi hành án tử hình phải được lập thành biên bản”.

Nguyễn Thị Huệ trong phiên tòa sơ thẩm.

Cần xử lý nghiêm hành vi mua bán tinh trùng

Việc phạm nhân Nguyễn Tuấn Hưng giúp Huệ mang thai với giá 50 triệu đồng thì pháp luật có quy định nào xử lý người này hay không, thưa luật sư?

Luật sư Đặng Văn Cường: Hành vi của Nguyễn Tuấn Hưng là lấy tinh trùng cho Huệ bơm vào buồng trứng với giá 50 triệu đồng. Hành vi này chính là hành vi mua bán tinh trùng – một hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Hiến, cho, tặng tinh trùng được thực hiện vì mục đích nhân đạo chứ không nhằm mục đích kinh doanh và phải tuân thủ các điều kiện do pháp luật quy định. Khoản 3, Điều 11 của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định: “Nghiêm cấm việc mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác”. Khoản 2, khoản 3, Điều 4 - Luật này cũng quy định các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác là phải vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học, không nhằm mục đích thương mại.

Người có hành vi mua bán mô, phôi, bộ phận cơ thể người sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

Luật sư có thể cho biết, pháp luật quy định về việc quản lý, giam giữ người bị kết án tử hình như thế nào?

Luật sư Đặng Văn CườngViệc quản lý, giam giữ người bị kết án tử hình được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, Thông tư số 39/2012/TT-BCA ngày 04/7/2012 quy định về việc quản lý, giam giữ người bị kết án tử hình như sau: “Điều 3. Khu vực, buồng giam người bị kết án tử hình Trại tạm giam phải tổ chức khu vực riêng để giam người bị kết án tử hình và phải có biển ghi rõ là khu giam người bị kết án tử hình. Buồng giam người bị kết án tử hình phải được xây dựng kiên cố (theo mẫu thống nhất của Bộ Công an), bảo đảm đủ ánh sáng, có cùm chân và được trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để theo dõi, giám sát.

Điều 4. Tiếp nhận, quản lý, giam giữ người bị kết án tử hình trong buồng giam

1. Sau khi Tòa án đã xét xử sơ thẩm tuyên phạt bị cáo mức án tử hình thì Giám thị trại tạm giam phải làm thủ tục điều chuyển ngay người bị kết án tử hình vào buồng giam tại khu vực giam người bị kết án tử hình.

2. Khu vực, buồng giam người bị kết án tử hình phải bảo đảm yêu cầu quản lý, giam giữ nghiêm ngặt, chặt chẽ 24/24 giờ trong ngày (nếu người bị kết án tử hình là nữ thì phải bố trí cán bộ quản giáo nữ phụ trách).

Trường hợp người bị kết án tử hình có biểu hiện tự sát, chống phá, trốn khỏi nơi giam hoặc có hành vi nguy hiểm khác thì có thể bị cùm một chân cả ngày, đêm (24/24 giờ); mỗi tuần được đổi chân cùm ít nhất một lần; mỗi ngày được mở cùm chân một lần, mỗi lần không quá mười lăm phút để người bị kết án tử hình làm vệ sinh cá nhân; trước khi mở cùm chân phải được sự đồng ý của Giám thị trại tạm giam; khi cán bộ quản giáo mở cùm chân phải có cán bộ hoặc chiến sĩ vũ trang bảo vệ giám sát chặt chẽ.

3. Mọi sinh hoạt của người bị kết án tử hình đều được thực hiện trong buồng giam. Trường hợp người bị kết án tử hình tuyệt thực, trại tạm giam phải lập biên bản, làm rõ nguyên nhân, lý do tuyệt thực và thông báo cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi trại tạm giam đóng để phối hợp giải quyết.

4. Trường hợp người bị kết án tử hình trốn, trại tạm giam phải lập biên bản và thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi trại tạm giam đóng để biết và phối hợp xử lý; đồng thời, phải chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức truy bắt ngay.

5. Giám thị trại tạm giam phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ - kỹ thuật để chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời người bị kết án tử hình trốn hoặc tự sát hoặc có hành vi nguy hiểm khác. Hàng ngày, cán bộ quản giáo phải kiểm tra người và buồng giam; kiểm tra suốt, móng cùm người bị kết án tử hình để kịp thời phát hiện, thu giữ những vật cấm đưa vào buồng giam người bị kết án tử hình. Khi mở cửa buồng giam, mở cùm chân, cán bộ quản giáo phải trực tiếp mở và đóng khoá. Phải có sổ theo dõi, kiếm tra người, buồng giam, suốt, móng cùm chân, việc mở, đóng cửa buồng giam người bị kết án tử hình; trong sổ theo dõi phải ghi rõ tình trạng buồng giam, cùm, khoá, ngày, giờ, lý do thực hiện các công việc, người thực hiện; tình trạng sức khỏe, biểu hiện tâm lý, diễn biến tư tưởng của người bị kết án tử hình và những vấn đề khác có liên quan; trong mỗi lần kiểm tra, các thành viên tham gia kiểm tra đều phải ký vào sổ theo dõi. Nếu qua theo dõi, kiểm tra, phát hiện có biểu hiện khác thường, phải báo cáo ngay Giám thị để có biện pháp xử lý kịp thời.

6. Trường hợp người bị kết án tử hình bị chết, Giám thị trại tạm giam phải tổ chức bảo vệ hiện trường và báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi trại tạm giam đóng để tiến hành các biện pháp theo quy định của pháp luật nhằm xác định nguyên nhân chết; đồng thời, thông báo cho thân nhân người chết biết. Trường hợp người bị chết là người nước ngoài thì Giám thị trại tạm giam phải báo cáo ngay với Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an để làm thủ tục thông báo cho cơ quan đại diện hoặc lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch.

Sau khi được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi trại tạm giam đóng đồng ý, trại tạm giam tổ chức mai táng cho người chết theo quy định chung. Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị xin nhận tử thi về mai táng và tự chịu chi phí (phải có cam kết bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã) thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý trại tạm giam (thuộc Bộ) có thể xem xét cho họ nhận tử thi về mai táng. Việc giao, nhận tử thi phải được lập biên bản.

Điều 3. Khu vực, buồng giam người bị kết án tử hình Trại tạm giam phải tổ chức khu vực riêng để giam người bị kết án tử hình và phải có biển ghi rõ là khu giam người bị kết án tử hình. Buồng giam người bị kết án tử hình phải được xây dựng kiên cố (theo mẫu thống nhất của Bộ Công an), bảo đảm đủ ánh sáng, có cùm chân và được trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để theo dõi, giám sát”.

Như vậy, việc quản lý, giam giữ người tử tù được thực hiện một cách nghiêm ngặt và phải có cán bộ quản giáo giám sát, theo dõi để chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời người bị kết án tử hình trốn hoặc tự sát hoặc có hành vi nguy hiểm khác…

Huệ khóc trong ngày nhận án tử hình.
Huệ khóc trong ngày nhận án tử hình. Ảnh: Tienphong.vn

Việc trại tạm giam Quảng Ninh không giam giữ Nguyễn Thị Huệ ở khu giam riêng dành cho người có án tử hình mà giam chung buồng dành cho phạm nhân bị kỷ luật có sai không thưa luật sư ?

Luật sư Đặng Văn Cường: Việc tạm giữ đối với phạm nhân Nguyễn Thị Huệ trong trường hợp nói trên là sai. Trách nhiệm thuộc về các cán bộ trại giam do họ không giám sát, kiểm tra chặt chẽ khi thi hành công vụ, không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. Đây chính là hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự được qui định tại Điều 285 Bộ luật hình sự về “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. 

Cơ quan điều tra cần phải nhanh chóng thực thi chức trách khởi tố vụ án hình sự, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tránh trường hợp làm cho cơ quan nhà nước mất uy tín dẫn đến mất lòng tin của nhân dân vào chế độ.

Xin chân thành cảm ơn luật sư!
 

Theo: Tintuc.vn

Tin tức & Sự kiện

 

 
Hồ Ngọc Hà bị pháp luật 'sờ gáy' vì phạm luật hôn nhân gia đình?
 Liên quan đến chuyện tình ái của Hồ Ngọc Hà và đại gia Chu Đăng Khoa, dư luận đang đặt câu hỏi, sự việc trên có vi phạm vào quy định của pháp luật không?
 
Nếu bình xịt cứu hỏa phát nổ có quyền yêu cầu Công an bồi thường ?
Theo luật sư Cường, nếu bình xịt phát nổ không do nhà sản xuất mà do cơ quan ban hành văn bản quy định bắt buộc này thì người bị thiệt hại có thể kiện cơ quan ban hành văn bản.
 
Hà Nội xử phạt người đi bộ đi sai:
Các luật sư cho rằng, việc xử phạt người đi bộ đi sai là đúng quy định của pháp luật và cần thiết, tuy nhiên, với thực tế hiện nay thì sẽ có nhiều bất cập.
 
Những màn kịch dưới vỏ bọc doanh nhân thành đạt
Việc vờ thuê xe, rủ chơi bài ăn tiền rồi khống chế đòi tiền chuộc là hành vi phạm tội có tổ chức. Các đối tượng thường núp dưới vỏ bọc là những doanh nhân thành đạt hay chủ nợ nhiều tiền chi tiêu phóng khoáng, sau đó thuê ôtô đi “làm ăn” hoặc “đòi nợ”.
 
Kiều nữ và bẫy lừa xin việc
Tự nhận là cán bộ Công ty cổ phần Đào tạo huấn luyện nghiệp vụ hàng không Việt Nam, Nguyễn Thị Thoa (33 tuổi, trú tại tổ 15, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều người có nhu cầu xin việc.
 
 Thủ tướng
   Thủ tướng yêu cầu các đơn vị không tổ chức du xuân, liên hoan sa đà, lãng phí, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc; lãnh đạo không tham dự lễ hội nếu không được phân công. Cán bộ, công chức không đi lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội.
 
Đang ngồi uống nước, một học sinh lớp 9 bị đâm chết
Sau giờ tan trường, một học sinh lớp 9 đang ngồi uống nước ở quán đối diện thì bất ngờ bị một nhóm thanh niên xông vào đâm chết.
 
Bí ẩn sổ đỏ trên mảnh đất “ma” tại huyện Hoài Đức: Cơ quan điều tra vào cuộc
Sau gần 10 bài báo điều tra của Báo Dân trí lật tẩy việc cấp sổ đỏ trên mảnh đất “ma” không có thật với dấu hiệu giả mạo hồ sơ có hệ thống của nhiều cán bộ huyện Hoài Đức (Hà Nội), UBND huyện Hoài Đức đã chính thức kết luận nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật, đồng thời cho biết đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra.
 
Người bị CSGT trưng dụng tài sản có thể kiện?
    (Trungtamtuvanphapluat.vn) - "Nếu bị trưng dụng tài sản không đúng, người bị trưng dụng tài sản có thể khởi kiện người có hành vi trưng dụng tài sản theo quy định của luật tố tụng hành chính. Nếu sử dụng tài sản trưng dụng gây hậu quả mất mát, hư hỏng thì đòi bồi thường theo quy định pháp luật... ". - Luật sư Đặng Văn Cường nhận định.
 
Đi bộ bị phạt: Không có giấy tờ mời về đồn công an
    - Đường không có vỉa hè hoặc vỉa hè bị chiếm dụng, người đi bộ buộc phải đi xuống lòng đường thì có