Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Vụ bầu Kiên: Các bị cáo một mực kêu oan

2 giờ chiều nay (20/5), TANDTP. Hà Nội tiếp tục phiên toà sơ thẩm xét xử bầu Kiên và các đồng phạm. Các bị cáo đều nhất mực kêu oan.
16h25': Toà nghỉ giải lao
Trong phiên tòa, Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm đều một mực kêu oan, chưa đúng người, đúng tội.
Bị cáo Kiên phát biểu: “Tôi bị truy tố vì 4 tội danh. Tôi cho rằng toàn bộ cáo trạng của VKS TAND tối cao đều không chính xác, không đúng pháp luật.”
Các bị cáo Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn đều cho rằng mình bị truy tố vì tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng là không chính xác, không thỏa đáng.
Bị cáo Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến cũng cho rằng việc quy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với mình là chưa chính xác.
2h12: Đại diện VKS công bố bản cáo trạng do Tòa án nhân dân tối cao ủy quyền cho tòa Hà Nội

Vụ bầu Kiên: Các bị cáo một mực kêu oan - Ảnh 1

 Bị cáo Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm.
 
Theo cáo trạng, từ 15/5/2007 đến ngày 3/8/2012, ông Kiên đã thông qua 6 công ty do mình làm chủ tịch gồm: Công ty Cổ phần phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu Thiên Nam, Công ty cổ phần đầu tư Thương mại B&B, Công ty cổ phần tập đoàn tài chính Á Châu, Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội, Công ty cổ phần đầu tư Á Châu và công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội, kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu, vàng với tổng số tiền hơn 21 nghìn tỷ đồng. Với hành vi này, bầu Kiên bị truy tố tội "Kinh doanh trái phép" theo Khoản 2 điều 159 BLHS 
Năm 2009, công ty B&B của "bầu" Kiên kinh doanh giá vàng trên tài khoản ngoài lãnh thổ Việt Nam với ngân hàng ACB, thu được lợi nhuận hơn 100 tỷ đồng. Lợi dụng chính sách của Nhà nước về miễn thuế thu nhập cá nhân, ông Kiên đã chuyển lợi nhuận của doanh nghiệp sang cho cá nhân nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế khoảng 25 tỷ đồng. Với hành vi này, bầu Kiên bị truy tố tội " Trốn thuế" theo Khoản 3 điều 161 BLHS.
Với tư cách Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội, "bầu" Kiên chỉ đạo Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến lập khống biên bản, quyết định bán 20 triệu cổ phần công ty Thép Hòa Phát (do ACBI sở hữu) để cung cấp cho công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát. Việc làm này nhằm tạo lòng tin để ký hợp đồng mua cổ phần của công ty ACBI, chiếm đoạt 264 tỷ đồng trong khi số cổ phiếu này công ty ACBI đang thế chấp cho ngân hàng ACB.
Đây là hành vi gian dối để ông Nguyễn Đức Kiên chiếm đoạt tiền của công ty CP TNHH MTV Thép Hòa Phát. Với hành vi này, "bầu" Kiên đã bị truy tố tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 4 điều 139 BLHS.
Từ ngày 22/3/2010, ngân hàng ACB và ông Nguyễn Đức Kiên có chủ trương ủy thác cho các cá nhân gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. 
Từ 27/6/2011 đến 5/9/2011, Lý Xuân Hải (Tổng Giám đốc ngân hàng Á Châu) đã chỉ đạo ủy thác hơn 718 tỷ đồng cho 19 nhân viên ngân hàng ACB gửi tiết kiệm vào Vietinbanhk. Toàn bộ số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch một chi nhánh của Vietinbank) chiếm đoạt. Trách nhiệm này thuộc về ông Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải.
Viện kiểm sát còn phát hiện trong thời gian nắm vai trò quan trọng tại ngân hàng ACB, ông Nguyễn Đức Kiên cùng các ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ và Lý Xuân Hải đã thống nhất ban hành chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và đầu tư cổ phiếu ACB gây thiệt hại gần 690 tỷ đồng. 
Với hành vi này, bầu Kiên bị truy tố tội "Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Khoản 3 điều 165 BLHS. 
Các ông này bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm hình sự vì gây thiệt hại cho ngân hàng ACB hơn 1.400 tỷ đồng.
Theo: Báo Đời sống & Pháp luật
Xem thêm:
Xét xử vụ
Vụ án "bầu" kiên đã được xét xử 1/2 ngày. Buổi sáng mới thực hiện xong phần thủ tục và nghe ý kiến trình bày của ông Kiên. Cũng trong buổi sáng hôm nay, TAND thành phố Hà Nôi ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án đối với ông Trần Xuân Giá - Nguyên Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu Tư....
 
Sự thật người phụ nữ Bầu Kiên cấm ai động đến
Bầu Kiên đã từng tuyên bố, với bản thân ông thì có thể nói gì cũng được nhưng với vợ con thì 'cấm' được động đến. Tuy nhiên, khi Bầu Kiên sa vào lao lý thì người vợ của ông cũng trở thành tâm điểm của sự chú ý. Bà Đặng Ngọc Lan được nhắc đến nhiều với tư cách người đàn bà quyền lực luôn đứng sau bầu Kiên.
 
Diễn biến vụ
 Hôm nay, TAND thành phố Hà Nội tiến hành xét xử vụ "bầu" Kiên và đồng phạm. Diễn biến phiên tòa được PV tường thuật, cập nhật theo thời gian như sau:
 
TQ sẽ nếm quả đắng như chủ nghĩa quân phiệt?
Các chuyên gia cho rằng cách hành xử của Trung Quốc hiện nay trên Biển Đông không khác gì cách đế quốc Nhật Bản đối xử với họ trước Thế Chiến II.
 
Ba đòn bẩy để Việt Nam bảo vệ chủ quyền
Việt Nam cần tìm kiếm sự đồng thuận trong ứng xử trong nước lẫn quốc tế. Để buộc Trung Quốc phải dừng các hành động xâm phạm chủ quyền trên vùng biển của Việt Nam, không chỉ đơn giản là “hòa hay đánh”.
 
Vụ “Liệu có thêm 7 “ông Chấn” ở Sóc Trăng?“: Bị oan vẫn là bị can!
Liên quan đến 7 thanh niên bị bắt giam 7 tháng vì hành vi “giết người” ở Sóc Trăng vào tháng 7.2013, CA xác định những người này không phạm tội, cho tại ngoại nhưng vẫn không đình chỉ bị can. Đến nay, 7 người này chưa được xin lỗi, chưa được bồi thường.
 
Luật sư kiến nghị không cùm chân bầu Kiên
Trước khi bắt đầu phiên tòa vào 20/5, các luật sư bào chữa cho các bị can trong vụ án Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã gửi văn bản kiến nghị đến Tòa án nhân dân TP. Hà Nội, Trại tạm giam Bộ Công an với nhiều nội dung.
 
Việt Nam không chấp nhận nền hòa bình lệ thuộc
Quan hệ quốc phòng Việt Nam - Mỹ - Trung Quốc; đánh giá về sức mạnh nội tại của Việt Nam trong vị thế mới... là những vấn đề được đặt ra trong cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
 
Bắc Ninh: Nguy cơ
Đã hoàn thành việc trả tiền cho bà Thúy Anh theo phán quyết của Tòa án, đầu năm 2014, gia đình ông Khối “sốc” nặng khi nhận Quyết định kê biên tài sản của Chi cục THADS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh để thi hành 2 bản án mà ông Khối không liên quan.
 
Từ vòi rồng đến tòa án quốc tế?
Giữa Việt Nam và Trung Quốc vừa bùng nổ một mâu thuẫn nguy hiểm về việc triển khai giàn khoan của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Một giải pháp tùy chọn đối với Việt Nam là viện nhờ thủ tục phân định bắt buộc theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).