Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Việt Nam không chấp nhận nền hòa bình lệ thuộc

Quan hệ quốc phòng Việt Nam - Mỹ - Trung Quốc; đánh giá về sức mạnh nội tại của Việt Nam trong vị thế mới... là những vấn đề được đặt ra trong cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Thưa Thứ trưởng, sau hội nghị ASEAN, ông nhận định "Đối ngoại Quốc phòng đã đạt đ­ược những thành quả ngoài mong đợi”. Vậy, điều tâm đắc nhất của ông là gì?

- Tôi có 3 ấn tượng. Trước hết, đối ngoại Quốc phòng đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Quốc phòng và Quân đội. Đó là tham gia giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước, không để nguy cơ chiến tranh tới gần, đồng thời tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

"Việt Nam không chấp nhận nền hòa bình lệ thuộc" - Ảnh 1

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việt Nam đã được các nước tôn trọng thực sự.

Thứ hai, chúng ta đã làm cho thế giới và khu vực thấy rõ một Việt Nam hòa hiếu, yêu hòa bình, có trách nhiệm trong xây dựng tình đoàn kết giữa các nước trên thế giới. Thứ ba, qua quan hệ với các nước, chúng ta tự hào khi thấy vị thế đất nước ngày càng đi lên. Việt Nam có được sự tôn trọng của thế giới, và thể hiện lòng mong muốn hợp tác của các nước bạn, cả bạn cũ và bạn mới. 

- Chưa bao giờ đại diện sức mạnh quân sự của nhiều nước đến Việt Nam đông như năm qua. Những khó khăn đối với chủ nhà Việt Nam là gì khi an ninh khu vực xuất hiện liên tiếp các vấn đề phức tạp?

 - Năm 2010 chúng ta đã chủ trì 16 cuộc họp ASEAN về Quốc phòng. Nhưng đặc biệt nhất là việc tổ chức thành công cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ nhất (ADMM+). Đại diện sức mạnh quân sự của 18 nước trong đó có những cường quốc hàng đầu thế giới về quốc phòng, quân sự như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ lại ngồi lại với nhau, bàn về hòa bình. Đây là điều chưa từng có kể từ sau Thế chiến 2 đến nay.

Trong Hội nghị này và cả trong quá trình một năm là nước chủ nhà ASEAN, rất nhiều quan chức quốc phòng của các nước mà cao nhất là Bộ trưởng đã đến với Việt Nam. Trong đó, có những nước là bạn, là đối tác của nhau, nhưng cũng có những nước đang có khác biệt về lợi ích với nhau. Đó là khó khăn cho nước chủ nhà. Mục tiêu mà Việt Nam đặt ra là họ phải có trách nhiệm đối với tình hình chung của khu vực, rồi mới tính đến lợi ích riêng của từng nước.

Về quan hệ song phương, chúng ta chủ trương độc lập tự chủ, quan hệ với từng nước. Chúng ta không can dự vào mối quan hệ và những vấn đề của các nước khác với nhau, đặc biệt là với các nước lớn, nếu không liên quan tới lợi ích của Việt Nam hay hòa bình, ổn định ở khu vực. Chúng ta không đi với nước này, hoặc đồng tình với nước này để chống nước kia. Với quan điểm như vậy, chúng ta đã đạt được điều mà các nước dù có bất đồng, khác biệt, thậm chí xung đột, vẫn phải ngồi lại với nhau, trao đổi với nhau những điều mà thế giới mong muốn đó là hòa bình, luật pháp quốc tế, tôn trọng lẫn nhau.

- Trong bối cảnh 2 cường quốc Mỹ ,Trung còn nhiều khác biệt về lợi ích, là một nước nhỏ cần hợp tác với cả 2 nước lớn, Việt Nam chọn hướng đi nào thưa ông?

- Đây là câu hỏi lớn, có phạm vi rất rộng và toàn diện, và nếu nói cho đúng đây là kế sách bảo vệ Tổ quốc nên khó có thể khái quát đầy đủ trong một câu trả lời. Tôi chỉ có thể nói thế này.

Chúng ta đang đứng ở một khu vực có sự hiện diện rất gần của nước lớn thứ 2 trên thế giới là Trung Quốc. Và khu vực đó cũng có sự hiện diện mang tính trung tâm càng ngày càng trở nên trọng tâm chiến lược hơn của cường quốc số 1 thế giới là Mỹ. Bên cạnh đó có những sự can dự mới nhưng hết sức có sức nặng là Nga, Ấn Độ... Trong khu vực thì chúng ta thấy có những nước đang nổi lên về quốc phòng và quân sự như Nhật Bản, Hàn Quốc…

Đất nước ta có vị trí địa chính trị rất nhạy cảm đối với những mối quan hệ và can dự ấy, nên các nước lớn bao giờ cũng muốn lôi kéo mình về phía họ. Đấy là quy luật.

Tuy nhiên, khi đang đứng trong một khu vực đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra xung đột (và cả thỏa hiệp) lợi ích của nhiều nước lớn cần nhớ một quy luật: “Đỉnh cao của xung đột là thỏa hiệp”. Chúng ta không được để các nước khác thỏa hiệp trên lưng mình.

Sự thỏa hiệp không diễn ra vào một thời điểm nhất định mà là cả quá trình zic zăc. Trong lịch sử, chúng ta nhiều lần bị các nước thỏa hiệp, gây phương hại lợi ích đất nước, thậm chí gây thảm họa, gây ra đổ máu cho nhân dân mình. Những bài học ấy chớ có quên.

Trong quan hệ với các nước, Việt Nam tôn trọng bạn bè quốc tế, mong muốn hợp tác hữu nghị với tất cả các nước, nhưng không bao giờ quên rằng, việc đất nước mình thì mình phải tự lo. Ngược lại, khi nghĩ tới lợi ích của đất nước mình thì cũng đừng quên nghĩ tới lợi ích của họ. Họ có lợi ích thì lúc đó quan hệ của mình với họ mới bền và đáng tin cậy. Có điều, lợi ích ấy không được xâm phạm những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về độc lập tự chủ, và chủ quyền lãnh thổ, chế độ chính trị...

- Năm qua, biển Đông là một chủ đề nóng đối với dư luận trong nước và quốc tế. Việt Nam tuyên bố tuân thủ nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa bình và đối thoại, nhưng có nước lại cho rằng,Việt Nam đang quốc tế hóa vấn đề biển Đông. Ông có thể bày tỏ quan điểm?

- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa bình và đối thoại là đúng nhưng chưa đủ. Nói đầy đủ phải là hòa bình, đối thoại, tôn trọng lẫn nhau và tuân thủ luật pháp quốc tế mà cụ thể là Công ước luật biển năm 1982 và DOC. Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng nữa là công khai minh bạch.

Chủ trương của chúng ta là như thế. Khi nói đến bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển Đông trước hết phải nói hòa bình, tăng cường đoàn kết hữu nghị với những nước đang có tranh chấp với chúng ta vì nếu không thì không thể nào ngồi vào bàn đàm phán “hài hòa lợi ích”.

Nhưng tôi muốn nhấn mạnh điều này, có thể khó nghe: sự tôn trọng, đoàn kết, hữu nghị ấy chỉ có và chỉ thực chất khi Việt Nam mạnh và độc lập tự chủ, Việt Nam đủ khả năng tự bảo vệ mình. Không bao giờ có đoàn kết thực sự khi bất bình đẳng, khi không tôn trọng nhau, muốn chi phối nhau đẩy chúng ta bị lệ thuộc. Đây là yếu tố mang tính chất nội tại, quyết định đến việc giải quyết các vấn đề an ninh của đất nước.

"Việt Nam không chấp nhận nền hòa bình lệ thuộc" - Ảnh 2

Việt Nam không quốc tế hóa vấn đề biển Đông.

Yếu tố thứ ba là công khai minh bạch toàn bộ vấn đề để thế giới thấy đúng sai. Công khai minh bạch đối với nước nhỏ là vũ khí để bảo vệ nước đó, là vũ khí để bảo vệ những quốc gia tự tin là mình có chân lý, và chúng ta có chân lý. Những nước không muốn công khai minh bạch trong quan hệ quốc tế chỉ khi họ không đủ lòng tin về cái đúng của chính họ.

Trên cơ sở định hướng phát triển quan hệ quốc tế như vậy, vừa qua một số nước, một số người nói rằng Việt Nam đang muốn quốc tế hóa, đa phương hóa vấn đề biển Đông, lôi nước này để chống nước kia. Để hiểu vấn đề này cần giải đáp hai câu hỏi: Thứ nhất Việt Nam có định quốc tế hóa vấn đề biển Đông thật không? Và những người nói như vậy sẽ định nghĩa thế nào là quốc tế hóa?

Nếu hiểu quốc tế hóa là lôi kéo những nước không có lợi ích chủ quyền vào việc giải quyết vấn đề, làm trọng tài, thậm chí dựa vào sức mạnh của nước này để lấn lướt tạo lợi thế trong đàm phán và xử lý các vấn đề lãnh thổ thì Việt Nam không bao giờ làm thế.

Nhưng việc chúng ta minh bạch trình bày tất cả vấn đề với thế giới, đồng thời lắng nghe ý kiến cộng đồng quốc tế trên các diễn đàn song phương, đa phương thì không thể nói là quốc tế hóa. 

Việt Nam chủ trương không quốc tế hóa vấn đề biển Đông mà giải quyết vấn đề biển Đông với những nước có liên quan trực tiếp như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia… Nếu chỗ nào liên quan đến hai nước thì hai nước đó bàn, chỗ nào liên quan tới 3-4 nước thì 3-4 nước đó bàn. Chúng ta không lôi kéo nước khác vào cùng đàm phán hay làm trọng tài. Tuy nhiên, việc đàm phán ấy chúng ta yêu cầu tuân thủ luật pháp quốc tế, nếu cần thì đưa ra tòa án quốc tế. Và phải công khai minh bạch. 

- Ông nói rằng, khi có tranh chấp, hoặc thậm chí xung đột với nước nào, thì điều đầu tiên cần làm là tăng cường hữu nghị với chính nước đó. Chúng ta sẽ phải cân bằng điều này với nguyên tắc bảo vệ tự chủ, chủ quyền như thế nào?

- Chúng ta đang trong thời bình vì thế phải duy trì bằng được hòa bình và hữu nghị với các nước láng giềng. Kể cả trong thời chiến, đánh thắng cũng để tìm kiếm hòa bình, hữu nghị. Tuy nhiên, hòa bình phải gắn với độc lập tự chủ. Một nền hòa bình lệ thuộc, không bình đẳng, mất độc lập tự chủ, bị xâm phạm chủ quyền lãnh thổ thì không bao giờ chúng ta chấp nhận. Khái niệm hòa bình nếu nghĩ sâu hơn chính là động lực để xây dựng sức mạnh bảo vệ đất nước.

Hòa bình của chúng ta không phải là cầu hòa, Việt Nam không chấp nhận hòa bình lệ thuộc. Khi ta đã làm tất cả những gì có thể để gìn giữ hòa bình mà nước khác cứ muốn xâm hại lợi ích của đất nước ta thì lúc đó, thế của ta sẽ như cánh cung kéo hết, đã buông dây cung thì đó là sức mạnh vô cùng to lớn của cả dân tộc để bảo vệ Tổ quốc mình.

- Vậy trong tình huống phải chọn giữa hòa bình và chủ quyền ông chọn gì?

- Chủ quyền, độc lập tự chủ trước, hòa bình sau, vì không có độc lập tự chủ, mất chủ quyền lãnh thổ thì còn gì nữa đâu mà nói hòa bình? Quyền tự quyết của một đất nước là điều quan trọng nhất. Bác Hồ nói rồi, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, mọi nỗ lực của Bác là có độc lập, tự do cho dân tộc. Có mối quan hệ giữa chủ quyền và hòa bình, muốn có hòa bình phải có chủ quyền lãnh thổ. Hai cái đó không thiếu được, tôi có một tư duy nhất quán về chuyện này. Hòa bình vừa là động lực để bảo vệ, xây dựng Tổ quốc, vừa là mục đích ta phải giữ. Nhưng chủ quyền phải được đặt lên hàng đầu.

- Ông có tự tin vào tiềm lực của chúng ta để đảm bảo mục tiêu gìn giữ Tổ quốc?

- Tự tin để bảo vệ Tổ quốc trước hết căn cứ xu thế thời đại, mong muốn hòa bình ổn định, đây là xu thế quan trọng nhất. Thứ hai, chúng ta tự tin đủ sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc, sức mạnh tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh… Nhưng quan trọng nhất là lòng dân. Nước ta còn nhiều vấn đề phức tạp, còn nhiều khó khăn nhưng tuyệt đối phải tin vào nhân dân mình.

- Chính sách đối ngoại Quốc phòng của Việt Nam đối với Trung Quốc có thể gói gọn như thế nào?

- Tôi có thể nói ngắn gọn là: tăng cường hữu nghị đoàn kết đồng thời tích cực đấu tranh chủ quyền lãnh thổ. Đấu tranh trên cả phương diện quan hệ song phương lẫn trên các diễn đàn đa phương. Trong quan hệ giữa 2 nước cần tăng cường hiểu biết, giảm xung đột không đáng có, cùng giải quyết mọi phức tạp biên giới, biển..., tăng cường hợp tác đào tạo cán bộ, hợp tác về khoa học công nghệ. Mối quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đang phát triển tốt, nhưng vẫn còn chậm so với quyết tâm chung của hai nước và cả hai còn phải cố gắng rất nhiều.

"Việt Nam không chấp nhận nền hòa bình lệ thuộc" - Ảnh 3

"Việt Nam không đi với nước này để chống nước kia".

- Vậy còn quan hệ với Mỹ? Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng nói “nâng tầm hợp tác Việt Nam”. Hợp tác quốc phòng sẽ được chú trọng như thế nào trong quan hệ 2 nước thưa ông?

- Hợp tác nói chung thì có hợp tác quốc phòng. Đây là điều quan trọng để giữ lòng tin. Quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ sẽ được tăng cường trong thời gian tới. Chúng ta hợp tác quốc phòng với mỗi nước khác nhau, với những nội dung và mức độ khác nhau. Với Mỹ trước hết là xây dựng lòng tin. Thứ hai, tạo ra sự tôn trọng lẫn nhau, cả những điểm đồng và cả những sự khác biệt để cùng phát triển.

Có những người hỏi tôi là Việt Nam rất muốn mua sắm trang bị của Mỹ. Liệu bao giờ và với điều kiện nào Mỹ cho phép Việt Nam mua? Tôi trả lời là Việt Nam không có mối quan tâm lớn trong việc mua những trang thiết bị từ phía Mỹ. Nếu Mỹ bán thì tốt, không bán thì Việt Nam vẫn tự lo được bằng khả năng và các mối quan hệ khác. Tôi tin rằng, sẽ có ngày các nhà kỹ nghệ Mỹ sang Việt Nam mời chúng tôi mua và lúc đó chúng tôi sẽ xem xét cái gì cần, tiện lợi và rẻ thì mua. Còn đắt thì không mua. Đây không phải là nhu cầu ưu tiên của Việt Nam.

- Việc mua sắm trang bị khí tài vừa qua được hiểu là chúng ta tăng cường tiềm lực quân sự để bảo vệ chủ quyền hay còn mang ý nghĩa răn đe?

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định, Việt Nam mua sắm vũ khí không phải để chạy đua vũ trang. Đây là quan điểm nhất quán. Việt Nam không chạy đua vũ trang vì chạy đua vũ trang là tăng cường tiềm lực nhằm tạo áp lực răn đe đối với nước khác. Ta không tăng cường tiềm lực quân sự theo nghĩa ấy.

Việc mua sắm vũ khí của quốc gia là điều đương nhiên và hết sức cần thiết. Những năm vừa rồi, trong khi nền kinh tế thế giới đi xuống thì kinh tế của Việt Nam lại có bước phục hồi nhanh. Ta trích ra mua tàu ngầm Kilo, máy bay Su-30, hệ thống phòng không hiện đại S300… Sắp tới sẽ tiếp tục mua theo khả năng kinh tế của đất nước, tuy nhiên, tỷ lệ mua sắm Quốc phòng chỉ khoảng 1,8% GDP, vẫn ở mức thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực.

Chủ trương của chúng ta là tiếp tục mua sắm khí tài quân sự, trang bị quân đội cách mạng chính quy tinh nhuệ, hiện đại. Với những quân binh chủng mũi nhọn và những ngành cần thiết như không quân, hải quân, thông tin thì đi thẳng lên hiện đại.

- Ông có thể chia sẻ, điều ông lo ngại nhất là gì?

- Điều tôi lo ngại nhất là một quốc gia bị sự lệ thuộc về chính trị. Bị nước khác chi phối về chính trị thì sẽ dẫn đến mất chủ quyền, mất độc lập tự chủ, mất chế độ xã hội và dẫn đến mất nước. Sự lệ thuộc chính trị có thể đến từ nhiều hướng, theo nhiều cách, trên nhiều lĩnh vực, nếu chúng ta không cảnh giác thì sẽ bị lệ thuộc, mất luôn cả chủ quyền đất nước.

Theo:Báo Dân trí

Xem thêm:

Truy tố nhóm lấy 65 lượng vàng nhà Giám đốc Sở Tài chính
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai vừa gửi hồ sơ sang TAND cùng cấp đề nghị đưa vụ án “trộm 65 lượng vàng” nhà Giám đốc Sở tài chính Kon Tum từng gây rúng động phố núi Pleiku ra xét xử công khai.
 
Dã man đâm chết con gái chưa tròn 1 tháng tuổi vì giận vợ
Do mâu thuẫn với vợ Đinh Văn Trường nhẫn tâm cầm kéo đâm 7 nhát vào ngực con gái ruột mới sinh chưa tròn 1 tháng tuổi.
 
Kiện đòi bồi thường thiệt hại: Chuyện con voi, cái kiến
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước công nhận quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại. Tuy nhiên, để đòi được quyền lợi cho mình thì người bị thiệt hại phải mất rất nhiều thời gian.
 
Kiên quyết xử lý đối tượng kích biến tuần hành thành gây rối
“Sẽ sớm xác định rõ hành vi phạm tội của các đối tượng quá khích, vi phạm pháp luật”. Đó là khẳng định của Trung tướng Tô Lâm - Thứ trưởng Bộ Công an, trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Việt Nam ngày hôm qua (14/5), xung quanh vụ hàng trăm người gây rối tại Bình Dương.
 
Cha đâm chết con trai ngay trong đám cưới con gái
Đỉnh điểm của mâu thuẫn là Tài đã đoạt mạng con trai bằng những nhát dao chí mạng ngay trong lễ cưới con gái.
 
Tù chung thân cho kẻ đâm chết bí thư xã vì chén rượu mời
TAND tỉnh Hải Dương vừa mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Đình Thống (SN 1988, trú xã Phượng Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) dùng dao đâm chết bí thư xã Phượng Kỳ.
 
Ông Chấn vẫn hoảng sợ khi nhắc đến điều tra viên ép cung
Gặp người tù oan Nguyễn Thanh Chấn ngay sau khi hai cán bộ cố ý làm sai lệch hồ sơ bị bắt, ông Chấn bảo: "Tôi tin công lý sẽ khiến những người đẩy cả gia đình tôi vào cơn bĩ cực phải trả giá!".
 
Vụ Dương Tự Trọng: Sẽ bất ngờ trong phiên tòa phúc thẩm
Theo kế hoạch, ngày 22/5, TAND Tối cao sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Dương Tự Trọng và đồng phạm về tội "tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài".
 
Nhìn nhận vấn đề giàn khoan HD - 981 trên góc độ pháp lý
Tính đến ngày hôm nay (13.5), Trung Quốc đã sử dụng 9 loại tàu để bảo vệ giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương - 981) gồm các loại tàu: tàu quân sự, tàu hải cảnh, tàu hải g

Thống kê ngày

Có 27 người online (0 thành viên và 27 khách).
Thành viên:
Chúc mừng sinh nhật:
Tìm luật sư giỏi | Tin tức pháp luật | Tư vấn pháp luật | Dịch vụ luật sư | Luật sư tranh tụng | Luật sư riêng | Tư vấn luật sở hữu trí tuệ | Tư vấn luật đầu tư | Tư vấn luật đất đai, nhà ở | Tư vấn pháp luật thuế | Tư vấn, đàm phán, soạn thảo hợp đồng | Tư vấn luật hình sự | Luật sư bào chữa | Tư vấn luật hôn nhân, thừa kế | Tư vấn thường xuyên doanh nghiệp | Soạn thảo, làm chứng di chúc| Thủ tục mua bán, chuyển nhượng bất động sản...
LUẬT SƯ VIỆT NAM - TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT
             VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP

Trụ sở chính: Số 65B phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoai:  0437 327 407 - 0977 999 896
Fax: 043 732 7407
Email    : luatsuchinhphap@gmail.com  
Website: luatsuchinhphap.hanoi.vn - Trungtamtuvanphapluat.vn
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 01010794/ĐKHĐ do Sở tư pháp thành phố Hà Nội cấp ngày 31/5/2012, cấp đổi ngày 06/11/2015;
Mã số thuế: 0105916551
Chịu trách nhiệm pháp lý:   Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường
Điện thoại: 0977999896

 

khung anh

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Luật sư bào chữa, tham gia tố tụng trong các vụ án: Hình sự - Dân sự (đất đai, nhà ở, xây dựng, hợp đồng..) - Lao động - Hành chính - Hôn nhân, thừa kế - Kinh doanh & thương mại...Tham gia giải quyết các tranh chấp kinh tế thông qua thương lượng, đàm phán, trọng tài thương mại.
- Luật sư tư vấn pháp luật: Chỉ ra tình trạng pháp lý và cung cấp các giải pháp pháp lý trong tất cả các lĩnh vực pháp luật. 
- Dịch vụ pháp lý khác: Thu hồi nợ; Luật sư riêng; Soạn thảo hợp đồng, văn bản; Soạn thảo và làm chứng di chúc...Thực hiện các thủ tục hành chính, pháp lý như: Mua bán, chuyển nhượng bất động sản, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký kinh doanh...

Chịu trách nhiệm về nội dung -  Trưởng Văn phòng: Tiến sĩ - Luật sư Đặng Văn Cường
Copyright© 2012 chinhphaplawyer
Khung anh
Bản đồ