Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Tìm thấy tài sản chìm đắm vô chủ được quyền lợi gì?
Tôi có tìm thấy một số đồ vật vật có giá trị bị chìm đắm từ lâu đời ở dưới lòng sông. Vậy chúng tôi có được sở hữu tài sản này không hay phải nộp cho nhà nước?
Chúng tôi làm nghề chài lưới ở sông hồ, tuần trước có tìm thấy một số đồ vật vật, tài sản có giá trị của chiếc thuyền bị chìm đắm từ lâu đời ở dưới lòng sông không biết người chủ sở hữu. Vậy chúng tôi có được sở hữu tài sản này không hay phải nộp cho nhà nước? Nguyễn Hữu Tuyền (Điện Bàn, Quảng Nam).
Luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính Pháp – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) trả lời: Theo quy định tại Điều 240 Bộ luật dân sự hiện hành (năm 2005) quy định về xác lập quyền sở hữu tài sản đối với vật bị chôn giấu, chìm đắm được tìm thấy như sau: Vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó được xác định như sau:
1. Vật được tìm thấy là di tích lịch sử, văn hóa thì thuộc Nhà nước; người tìm thấy vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
2. Vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hóa, mà có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; Nếu vật tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.
Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên thì chiếc thuyền chìm dưới sông lâu đời không phải là di tích lịch sử, văn hóa nên că cứ vào quy định tại khoản 2, Điều 240 Bộ luật dân sự thì người tìm thấy được hưởng giá trị tương đương 10 tháng lương tối thiếu và 50% phần giá trị tài sản vượt quá (nếu có).
Luật sư Đặng Văn Cường.
Thủ tục xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam được quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, ngày 30/10/2009 của Chính Phủ như sau:
Tổ chức, cá nhân khi phát hiện tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm có trách nhiệm bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng và thông báo kịp thời, đầy đủ thông tin có liên quan với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, không được tự khai quật, trục vớt. Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm thì phải thông báo và giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5, Điều 9 Nghị định này.
Trả lại tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy cho chủ sở hữu hợp pháp được quy định tại Điều 12 của Nghị định 69 như sau:
1. Trường hợp xác định được chủ sở hữu hợp pháp của tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thì cơ quan, đơn vị tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định này tổ chức trả lại tài sản cho chủ sở hữu hợp pháp theo quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Việc trả lại tài sản được lập thành biên bản; Chủ sở hữu tài sản phải thanh toán các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến việc tìm kiếm, thăm dò, khai quật, trục vớt, bảo quản, tìm chủ sở hữu tài sản.
3. Trường hợp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản hoặc chủ sở hữu không thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này thì tài sản được tìm thấy được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật và xử lý theo quy định tại Nghị định này.
Nếu sau khi thông báo tìm kiếm trong thời hạn 1 năm mà vẫn không xác định được chủ sở hữu tài sản thì tài sản được bán đấu giá. Sau khi trừ chi phí bán đấu giá và các chi phí các có liên quan, số tiền còn lại sẽ được thanh toán theo quy định tại Điều 240 BLDS như trên.
Nếu tài sản được tìm thấy là di sản văn hoá thì người tìm thấy vẫn được hưởng một khoản tiền thưởng, việc chi thưởng cho người tìm thấy như sau:
Điều 16. Chi thưởng
1. Tổ chức, cá nhân được thưởng trong các trường hợp sau đây:
a) Ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia;
b) Phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy.
2. Mức tiền thưởng đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng được tính theo phương pháp lũy thoái từng phần, cụ thể như sau:
- Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%;
- Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%;
- Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%;
- Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%;
- Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%;
Giá trị của tài sản để trích thưởng được xác định sau khi trừ các khoản chi phí theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng bằng 50% của các mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a khoản này.
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy không phải là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng bằng 30% của các mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a khoản này.
3. Mức tiền thưởng cụ thể do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với tài sản được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đối với tài sản được tìm thấy thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản được tìm thấy khác) quyết định, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng đối với mỗi gói thưởng.
4. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được chi thưởng và giá trị tài sản tìm thấy có giá trị đặc biệt thì các cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thưởng.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy để làm căn cứ chi thưởng theo quy định tại Điều này.
Trường hợp không xác định được giá trị của tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này quyết định mức tiền thưởng cụ thể, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Xem thêm:
Tin tức & Sự kiện
“Nếu có căn cứ xác định nhóm của Hưng xông vào Quang đánh trước thì Quang có thể được hưởng tính tiết giảm nhẹ là người bị hại có lỗi một phần để giảm mức hình phạt khi tòa án lượng hình” – Luật sư Đặng Văn Cường cho biết.
|
|
Liên quan đến đề xuất đưa "Quyền được chết" vào bộ luật Dân sự (sửa đổi), chuyên gia pháp lý cho rằng điều này dễ nảy sinh các tiêu cực xã hội.
|
|
Vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào khoảng 7 giờ 45 phút sáng nay 5/5, tại đường 842 (thuộc phường An Lộc, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp). Vào thời gian nêu trên, xe cần cẩu đang thi công cầu Hồng Ngự 2 (bắc qua kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng) do Nguyễn Thái Huỳnh (SN 1986, ngụ xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) điều khiển. Bất ngờ cần cẩu bị tuột cáp, đổ tự do xuống...
|
|
Từ Đài Loan về Cần Thơ mong nối lại tình cảm với người vợ kém 24 tuổi nhưng xảy ra cự cãi, ông Đức đâm chết bà La.
|
|
Dân trí Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cao Bằng đang phối hợp với Công an huyện Trùng Khánh điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết của anh Triệu Văn Hinh (SN 1991, trú tại xóm Cốc Phay, xã Thông Huề, Trùng Khánh, Cao Bằng) sau khi bị hàng chục thanh niên đánh hội đồng.
|
|
Một CSGT - trật tự ở Hải Phòng bị bảo vệ quán karaoke đâm lòi ruột ngay trước cửa quán karaoke này ở quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
|
|
Công an huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Lê Nhật Phương (42 tuổi, quê Quảng Trị). Nghi can Phương là tài xế xe khách gây ra vụ tai nạn kinh hoàng ở TP Đà Nẵng làm 6 người chết, 1 người bị thương vào ngày 29/4 vừa qua. Tài xế Phương bị cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Hòa Vang khởi tố điều tra hành vi...
|
|
Chỉ trong khoảng một năm, 13 đối tượng trong đường dây ma túy đã mua bán, vận chuyển, tiêu thụ trót lọt hơn 300 bánh heroin từ Điện Biên về Lạng Sơn, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng. Đáng chú ý, cầm đầu đường dây tội ác này đều là các đối tượng 8X, thậm chí cả 9X.
|
|
Mướt mồ hôi chen nhau đi tắm biển Sầm Sơn Tắc đường 5km mới vào đến biển, nhưng đến biển rồi mới thấy, để chạm được chân xuống nước vẫn còn lắm gian nan. Nhà nhà chen nhau đi tắm biển đã khiến Sầm Sơn rơi vào… thảm cảnh!
|
|
14 năm sống trong rừng với tội danh truy nã, người ta chỉ thấy thi thoảng Phủ ẩn hiện trên ngọn núi ở thượng nguồn suối Thầu chứ chưa ai biết hắn sống cố định ở nơi Thời gian làm cán bộ cốt cán ở UBND xã Nậm Chạc, Phủ từng để lại trong lòng nhiều đồng nghiệp của mình sự kính mến. Thế nhưng, cuộc sống của Phủ gần như sang trang khác vì bị “nàng tiên nâu” hút hồn....
|
- Re: Luật sư Đặng Văn Cường
- Đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác qua tin nhắn điện thoại bị xử lý như thế nào?
- Khởi kiện tội hiếp dâm - Mong luật sư và mọi người giúp đỡ
- tách đất trong quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất.
- Hỏi luật sư về thuế môn bài
- Về điều kiện được cấp sổ đỏ