Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » "Quyền được chết": Chưa khả thi, dễ nảy sinh các tiêu cực xã hội

Liên quan đến đề xuất đưa "Quyền được chết" vào bộ luật Dân sự (sửa đổi), chuyên gia pháp lý cho rằng điều này dễ nảy sinh các tiêu cực xã hội.

Mới đây, trong bản góp ý dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi đang được trình lãnh đạo Bộ Y tế cho ý kiến, Vụ Pháp chế đề xuất bổ sung quyền được chết, hay quyền an tử, cái chết nhân đạo – tức là với những trường hợp không thể cứu chữa, phải chịu đau đớn về thể xác từng ngày, từng giờ… có thể đề nghị bác sĩ giúp đỡ để bệnh nhân được ra đi 1 cách nhẹ nhàng, êm ái về thế giới bên kia.

Đề xuất đưa "quyền được chết êm ái" vào Bộ luật Dân sự (sửa đổi) của Bộ Y tế gây nhiều tranh cãi - Ảnh minh họa: Ngọc Thắng. Nguồn: Thanhnien.com.vn

 

Trả lời về việc được lựa chọn cách chết, về mức độ khả thi trong đề xuất "Quyền được chết", luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội cho rằng, “Quyền được chết” không phải là ý tưởng đầu tiên của các nhà lập pháp Việt Nam, trên thế giới cũng đã có một số nước áp dụng quyền này như Mỹ, Bỉ, Thụy Sĩ… Đối với bối cảnh xã hội ta hiện nay, không nên thực thi quy định này. Bởi nó không phù hợp với các quy định của Hiến Pháp, không phù hợp với hệ thống pháp luật đồng thời không phù hợp với đạo đức, văn hóa cũng như điều kiện phát triển kinh tế xã hội nói chung ở nước ta hiện nay.

Theo luật sư, quy định này nếu được ban hành sẽ mâu thuẫn với các quy định pháp luật khác và dễ nảy sinh các tiêu cực xã hội.

Xoay quanh đề xuất bổ sung "Quyền được chết" dư luận hiện nay có 2 luồng ý kiến chính, 1 số thì cho rằng, áp dụng quyền được chết khiến bệnh nhân bớt đau đớn hơn, sớm được ra đi nhẹ nhàng, người nhà cũng bớt gánh nặng vì phải lo một chi phí quá lớn… và đó cũng là một trong số quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, số còn lại cho rằng, để thực hiện “Quyền được chết” là điều không hề đơn giản, bởi người thực hiện sẽ vướng phải rào cản về mặt tâm lý, đạo đức? 

Nhận định về vấn đề này, luật sư Cường cho rằng, về mặt lập pháp: Hệ thống pháp luật của nước ta bao gồm: Hiến pháp; luật (bộ luật, pháp lệnh) và các văn bản dưới luật như: Nghị định, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị... Trong đó luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, việc ban hành văn bản pháp luật phải căn cứ vào các quy định của Hiến pháp và không được trái hiến pháp. Hiện nay, Hiến pháp năm 2013 quy định "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai được tước đoạt tính mạng trái luật" (Điều 19 Hiến Pháp); "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm" (Điều 20); "Công dân có quyền được đảm bảo an sinh xã hội" (Điều 30); "Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế... " (Điều 38).

Mặc dù tại Điều 3 có quy định: "Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân". Tuy nhiên, quy định này cũng không thể hiện rõ trong quyền con người, quyền công dân có quyền được chết hay không. Ngoài quy định này không có quy định nào khác trong hiến pháp quy định về quyền được tự do định đoạt tính mạng của mình. Quyền công dân, quyền con người là những khái niệm còn có nhiều cách hiểu khác nhau, không phải ai cũng hiểu là trong đó có quyền được chết. Vì vậy, nếu nay bộ luật dân sự quy định quyền được chết thì e rằng chưa phù hợp với nội dung và tinh thần của bản hiến pháp mới 2013.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Theo phân tích của luật sư Cường, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của nước ta so với các nước đã có quy định này không tương đồng - về khoa học kỹ thuật nói chung, về y học nói riêng.

Thực tế có nhiều trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh viện hết phương cứu chữa đã “ trả về” gia đình để lo hậu sự nhưng sau đó họ vẫn qua khỏi, thời gian sau họ quay lại bệnh viện đó để thăm khám thì chính bác sĩ trước đó còn “giật mình” không hiểu tại sao họ "chưa chết".

Như vậy, trong điều kiện y học chưa thực sự tiến bộ, phương tiện vật chất, kỹ thuật chưa tốt, trình độ của y bác sĩ chưa đạt tới độ xuất chúng thì việc quy định quyền được chết, cho phép bác sĩ đầu hàng với việc cứu chữa, nạn nhân đầu hàng bệnh tật thì chưa phải là lựa chọn mang tính nhân văn. Quy định này sẽ đi ngược lại với mục tiêu của ngành y tế là chữa bệnh, cứu người, đấu tranh với bệnh tật để bảo vệ sức khỏe, giành giật mạng sống cho con người.

Luật sư lo ngại quy định này sẽ bị lạm dụng để nảy sinh tiêu cực trong trường hợp các y bác sĩ vi phạm pháp luật, cấu kết với người nhà nạn nhân để sát hại nạn nhân hoặc vô ý tạo ra cái chết sớm cho nạn nhân... Việc đó hoàn toàn có khả năng xảy ra trong bối cảnh kinh tế, xã hội của nước ta hiện nay.

Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp - Đoàn Luật sư TP Hà Nội

 

"Quy định này không những làm chùn bước của ngành y tế trong việc đấu tranh với bệnh tật để giành giật mạng sống cho con người, làm nản chí các y bác sĩ nỗ lực tìm kiếm giải pháp cứu người... mà còn gieo rắc tâm lý bi quan cho những bệnh nhân, giết chết hi vọng của bệnh nhân, ảnh hưởng tới kết quả điều trị, đặc biệt là bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo - Luật sư Cường nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, về mặt tâm lý, bản năng sinh tồn thì không ai muốn chết, nhất là khi già yếu, mắc bệnh hiểm nghèo thì người ta càng mong qua khỏi để còn thực hiện các nghĩa vụ với đời, với người thân, gia đình, được sống hạnh phúc với những người mình yêu thương. Số người muốn chết khi bệnh tật là không nhiều, nếu có muốn chết thì thường là người không còn minh mẫn, không sáng suốt.

Về mặt văn hóa, tâm linh thì không ai muốn tước đoạt tính mạng của người khác, nhất là quan hệ của họ là giữa bác sĩ với bệnh nhân, giữa những người thân thích, ruột thịt với nhau. Sinh có hẹn, tử bất kỳ. Có gì chắc chắn là "y học bó tay" với ca bệnh này, ca bệnh kia...

Vì vậy, nếu quy định quyền được chết ở một nước đang phát triển như nước ta hiện nay là chưa phù hợp, không mang lại nhiều ý nghĩa, giá trị cho xã hội mà ngược lại sẽ kéo theo nhiều hệ lụy không ngờ.

Bên cạnh đó, một số người cho rằng, "Quyền được chết" còn có thể bị lợi dụng nghề nghiệp, lợi dụng kẽ hở hành lang pháp lý để... giết người trong một số trường hợp. Nhận định về vấn đề này, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng: "Thực tế đã nhiều trường hợp án mạng xảy ra trong gia đình, giữa những người ruột thịt. Đến khi một người trong gia đình có mâu thuẫn gặp ốm đau, bệnh tật hiểm nghèo mà có quy định này thì sẽ nảy sinh ý định mượn tay bác sĩ để thực hiện hành vi hạ sát cho "hợp pháp". Lúc đó người bệnh ốm yếu, hôn mê, bất tỉnh không còn sức khỏe, trí tuệ, điều kiện để tự bảo vệ mình nữa và hậu quả đau lòng sẽ xảy ra..."

Chính vì vậy, nếu đưa "Quyền được chết" vào Bộ luật dân sự mà không quy định chặt chẽ thì rất dễ bị lợi dụng để giết người. Hiện nay, nền kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta còn chậm(đang phát triển); đời sống của nhân dân còn thấp, đặc biệt là trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của đại bộ phận người dân còn chưa cao. Việc nhận thức về ý nghĩa của quyền được sống còn nhiều hạn chế, vì vậy rất khó khăn trong việc để họ có thể hiểu và áp dụng đúng đắn quyền được chết này nếu đưa vào thực tiễn.

Điều đó sẽ làm nảy sinh các tiêu cực xã hội, những hệ lụy kéo theo quy định này. Đến khi đó quy định mới này không làm cho xã hội văn minh hơn, tiến bộ hơn, phát triển hơn mà lại làm cho xã hội trở nên phức tạp, lại phải thêm các quy định, cơ chế, nhân lực để giải quyết các hệ lụy phát sinh.

Một khi quyền được chết được hợp pháp hóa, bác sĩ có quyền tiêm thuốc cho những bệnh nhân đủ điều kiện để chết - Ảnh: Shutterstoc. Nguồn: Thanhnien.com.vn

 

Để tránh việc lạm dụng “quyền được chết”, theo ý kiến của luật sư Cường:"Trong trường hợp số đông đại biểu quốc hội tán thành việc đưa quy định này vào hệ thống pháp luật nước ta thì cần đưa ra những quy định chặt chẽ để tránh những hệ lụy, tiêu cực, như: Ai có quyền yêu cầu kết thúc sự sống của bệnh nhân? Ai có quyền chấp nhận yêu cầu đó? Thủ thục xét chấp nhận yêu cầu như thế nào? Cái gì làm căn cứ để xác định y học "bó tay" với ca bệnh đó?.

Nếu để bệnh nhân quyết định sự sống của họ thì không hợp lý vì khi họ bị bệnh thì không thể tỉnh táo, minh mẫn được, cần có ý kiến đồng thuận của hàng thừa kế thứ nhất của người bệnh (cha, mẹ, vợ/chồng và các con của người bệnh). Thủ tục xem xét yêu cầu cũng phải có cả một hội đồng, quyết định theo đa số và phải quy định căn cứ để chấp nhận. Có thể hội đồng này vẫn bác yêu cầu nếu như bệnh tình vẫn có thể cứu chữa được... Bộ luật Hình sự hiện hành có quy định hai tội danh liên quan tới hành vi chấm dứt sự sống người khác mặc dù có sự đồng ý của họ, vẫn bị coi là tội phạm, đó là tội giết người quy định tại Điều 93 BLHS và tội giúp người khác tự sát quy định tại Điều 101 BLHS. Nếu có quy định về quyền được chết thì hành vi của bác sĩ có thể mâu thuẫn, liên quan tới tội danh giúp người khác tự sát theo quy định tại Điều 101 BLHS".

Vì vậy cần phải có các quy định, hướng dẫn cụ thể về “Quyền được chết” để không tạo ra kẽ hở cho các đối tượng lợi dụng, xâm phạm đến quyền sống của con người. Hiện nay, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc là những quyền cơ bản cần phải phát triển mở rộng cho phù hợp với thời kỳ mới.

Cần có thêm các quy định chi tiết để bảo đảm và bảo vệ các quyền cơ bản này. Cần đưa ra các quy định pháp luật mới để giải quyết các quan hệ pháp luật mới phát sinh về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; cần có cơ chế, chế tài để bảo vệ các quyền con người, quyền công dân đã được hiến pháp quy định. Còn đối với các quyền "cao siêu" như quyền được chết thì chưa nên đặt ra trong bối cảnh lịch sử, xã hội chúng ta hiện nay.

Vấn đề này cần cân nhắc kỹ lưỡng, lấy ý kiến của các chuyên gia và trưng cầu ý dân trước khi quyết định, ban hành. 

 Theo: Tintuc.vn


Xem thêm:

Tin tức & Sự kiện

 
Cần cẩu tuột cáp, 3 mẹ con chết thảm
Vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào khoảng 7 giờ 45 phút sáng nay 5/5, tại đường 842 (thuộc phường An Lộc, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp). Vào thời gian nêu trên, xe cần cẩu đang thi công cầu Hồng Ngự 2 (bắc qua kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng) do Nguyễn Thái Huỳnh (SN 1986, ngụ xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) điều khiển. Bất ngờ cần cẩu bị tuột cáp, đổ tự do xuống...
 
Nối tình cảm không thành, cụ ông người Đài Loan đâm chết vợ trẻ
  Từ Đài Loan về Cần Thơ mong nối lại tình cảm với người vợ kém 24 tuổi nhưng xảy ra cự cãi, ông Đức đâm chết bà La.
 
Một thanh niên tử vong sau khi bị hàng chục người đánh hội đồng
Dân trí Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cao Bằng đang phối hợp với Công an huyện Trùng Khánh điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết của anh Triệu Văn Hinh (SN 1991, trú tại xóm Cốc Phay, xã Thông Huề, Trùng Khánh, Cao Bằng) sau khi bị hàng chục thanh niên đánh hội đồng.
 
Trung úy CSGT bị đâm thủng bụng trước cửa quán karaoke
  Một CSGT - trật tự ở Hải Phòng bị bảo vệ quán karaoke đâm lòi ruột ngay trước cửa quán karaoke này ở quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
 
Tài xế đâm xe Camry khiến 6 người chết đối mặt mức án 15 năm tù
  Công an huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Lê Nhật Phương (42 tuổi, quê Quảng Trị).   Nghi can Phương là tài xế xe khách gây ra vụ tai nạn kinh hoàng ở TP Đà Nẵng làm 6 người chết, 1 người bị thương vào ngày 29/4 vừa qua. Tài xế Phương bị cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Hòa Vang khởi tố điều tra hành vi...
 
Đường dây ma túy 8X và cú thoát án tử hình “ngoạn mục” của một sơn nữ
Chỉ trong khoảng một năm, 13 đối tượng trong đường dây ma túy đã mua bán, vận chuyển, tiêu thụ trót lọt hơn 300 bánh heroin từ Điện Biên về Lạng Sơn, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng. Đáng chú ý, cầm đầu đường dây tội ác này đều là các đối tượng 8X, thậm chí cả 9X.
 
Đi nghỉ dưỡng hay đi hành xác ?
  Mướt mồ hôi chen nhau đi tắm biển Sầm Sơn  Tắc đường 5km mới vào đến biển, nhưng đến biển rồi mới thấy, để chạm được chân xuống nước vẫn còn lắm gian nan. Nhà nhà chen nhau đi tắm biển đã khiến Sầm Sơn rơi vào… thảm cảnh!
 
“Người rừng” 14 năm chạy trốn: Độn thổ khỏi trại giam
14 năm sống trong rừng với tội danh truy nã, người ta chỉ thấy thi thoảng Phủ ẩn hiện trên ngọn núi ở thượng nguồn suối Thầu chứ chưa ai biết hắn sống cố định ở nơi   Thời gian làm cán bộ cốt cán ở UBND xã Nậm Chạc, Phủ từng để lại trong lòng nhiều đồng nghiệp của mình sự kính mến. Thế nhưng, cuộc sống của Phủ gần như sang trang khác vì bị “nàng tiên nâu” hút hồn....
 
Người đi cùng bí thư huyện bị đánh không ai can thiệp?
    Việc tấn công bất ngờ bằng gạch khiến người đàn ông này gục ngã tại chỗ trước mặt bí thư huyện. Vụ việc sau đó khiến dư luận bàn tán xôn xao…
 
Điều gì ẩn sau vụ người đàn ông bị hại trong tư thế 'mổ bụng'?
    Trong ngôi nhà đóng kín cửa, người đàn ông chết với con dao cắm ở bụng, nội tạng bị kéo ra trùm lên mặt nạn nhân. Những dấu vết tại hiện trường cho thấy khôn