Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » GS Ngô Bảo Châu: 'Nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp chứ không phải đại học'

Nhận xét kỳ thi tốt nghiệp của Việt Nam trong những năm qua có nhiều tiêu cực, chưa đảm bảo việc đánh giá chất lượng của học sinh, Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng Việt Nam nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp thay vì bỏ thi đại học.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra một kỳ thi chung của quốc gia thay cho các kỳ thi trước đó, quan điểm của giáo sư về vấn đề này như thế nào?

- Theo tôi, việc tổ chức một kỳ thi chung cần phải cân nhắc kỹ càng. Ngoài tính đến kinh phí tổ chức các kỳ thi, phải đặc biệt cân nhắc đến vấn đề chất lượng.

Ở Việt Nam, mức độ chênh lệch về trình độ của học sinh giữa các vùng miền là rất lớn, nhất là giữa học sinh miền núi và thành phố. Chúng ta có thể thấy học sinh ở các thành phố như Hà Nội, TP HCM và nhiều thành phố lớn có điều kiện học hành tốt hơn. Nếu như thi chung, tất cả học sinh trong cả nước cùng làm một bài thi sau đó lấy kết quả này để tuyển sinh đại học thì rõ ràng học sinh miền núi, nông thôn sẽ thiệt thòi hơn.

- Ông đánh giá thế nào về mô hình thi chung này?

- Về lý thuyết thì mô hình này hoàn toàn đúng và nhiều nước trên thế giới đã sử dụng. Tuy nhiên, theo tôi được biết thì từ trước tới nay các kỳ thi THPT ở Việt Nam còn rất nhiều tiêu cực như xem bài nhau, đưa tài liệu vào phòng thi, giáo viên giải hộ đề thi... Do vậy, tâm lý chung của người dân là họ sẽ không tin tưởng vào chất lượng cũng như tính khách quan của kỳ thi này. Trong khi đó kỳ thi ĐH của Việt Nam hiện vẫn đảm bảo được vấn đề chất lượng và tính nghiêm túc, trung thực trong thi cử. Tôi nghĩ rằng những nhà làm giáo dục nên ngồi lại tính xem có nên tổ chức lại các kỳ thi hay không.

Không những vậy, kỳ thi chung này còn “tước quyền” tự chủ trong vấn đề tuyển sinh của các trường ĐH. Nói như vậy không phải là kỳ thi ba chung sẽ có tiêu cực, song Bộ sẽ khó kiểm soát khi ôm hết việc tuyển sinh của các trường ĐH. Trong khi đó kỳ thi ĐH mặc dù thi đề riêng hay đề chung thì các trường vẫn có quyền tự quyết và họ sẽ có trách nhiệm hơn khi đang tuyển sinh cho chính mình, trường nào cũng muốn tuyển cho mình những sinh viên tốt nhất.

ngo-bao-chau-9360-1407039478.jpg

"Tôi cho rằng Việt Nam nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp vì nó đã có quá nhiều tiêu cực và không đánh giá được chất lượng học sinh", GS Châu nói. Ảnh: Nguyễn Loan

- Ở các kỳ thi tốt nghiệp PTTH tỷ lệ đậu thường rất cao, thậm chí nhiều trường đạt 100%. Ông thấy chuyện này thế nào?

- Ngoài việc kỳ thi này tương đối nhiều tiêu cực thì kinh phí tổ chức rất lớn trong khi hầu hết học sinh đều đậu. Điều này làm cho người ta có cảm giác thi vậy là không có thực chất. Việc tất cả các em đều đậu là một chuyện mừng nhưng khi mà tỷ lệ đó quá lớn và tăng dần theo từng năm thì nó không còn giá trị nữa. Bởi thi là để đánh giá học sinh và chất lượng giảng dạy.

Đã qua nhiều năm mà chúng ta không thực hiện được một kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc theo quy trình cũ thì phải tìm ra được một mô hình kỳ thi mới. Theo tôi, Việt Nam nên giữ lại kỳ thi ĐH. Nếu chúng ta muốn nó tốt hơn nữa thì phải thay đổi nhưng thay đổi phải rất dè dặt chứ không nên bỏ hẳn.

- Về 3 phương án mà Bộ đưa ra, giáo sư thấy thế nào? 

- Nhìn qua thấy đây là ba phương án khác nhau, nhưng theo tôi thực ra nó chỉ khác nhau về mặt kỹ thuật, còn trên nguyên tắc thì giống nhau. Chỉ khác là thi theo môn hay thi theo bài mà thôi. Chọn phương án nào cũng không quá quan trọng, quan trọng là ở cách tổ chức kỳ thi như thế nào và chất lượng ra sao.

- Nước ngoài tổ chức các kỳ thi như thế nào và hiệu quả ra sao thưa ông?

- Tôi sống chủ yếu ở Pháp, họ cũng tổ chức một kỳ thi chung như cách mà Bộ Giáo dục Việt Nam sắp làm. Nhưng để giảm tải áp lực cho học sinh, kỳ thi được tổ chức ở hai lớp 11 và 12. Đây là một kỳ thi rất quan trọng ở Pháp và nó được tổ chức rất chặt chẽ. Sau đó các trường ĐH sẽ tuyển sinh dựa trên kết quả của kỳ thi này.

Kỳ thi này của Pháp nghe thì rất hay và mang tính nhân văn khi bất kỳ học sinh nào vượt qua được kỳ thi chung đều có thể học ĐH. Nhưng chính vấn đề này cũng đang làm cho chất lượng của các trường ĐH ngày càng suy yếu bởi học sinh không được phân loại qua các kỳ thi riêng, còn các trường thì mất đi quyền quan trọng nhất đó là quyền tuyển sinh. Việt Nam cũng có thể sẽ đi vào “vết xe đổ” này.

Còn ở Mỹ, một số bang cũng tổ chức thi nhưng phần lớn các trường thay vì tổ chức thi tú tài hay các kỳ thi khác, họ tiến hành một cuộc kiểm tra học sinh đỡ tốn kém hơn nhiều và mang lại hiệu quả cao. Đó là sát hạch. Cứ 3 tháng một lần các trường lại tổ chức sát hạch học sinh sau đó đưa ra những đánh giá. Đặc biệt ở Mỹ, việc học, dạy và sát hạch đều làm rất nghiêm túc nên người ta hoàn toàn tin tưởng vào kết quả từ những cuộc sát hạch này.

Và các trường ĐH, bằng cách tuyển chọn kiểm tra riêng của mình, được sử dụng tuyệt đối quyền tự chủ tuyển sinh.

IMG-3423-JPG-3584-1406938422.jpg

Là người đứng ra chủ trì cuộc hội thảo bàn về các vấn trong giáo dục ĐH, GS Ngô Bảo Châu cho biết sẽ đưa kiến nghị chung lên Bộ giáo dục để có thể tìm hướng đi cho ĐH Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Loan

- Vậy Việt Nam nên tổ chức các kỳ thi như thế nào để mang lại hiệu quả? 

- Đó là việc của Bộ Giáo dục. Cá nhân tôi cho rằng dù tuyển sinh theo hình thức nào đi nữa thì cũng nên lưu ý đến hai vấn đề mà tôi đã đề cập là trình độ chênh lệch của học sinh ở các vùng miền và quyền tự chủ cũng như trách nhiệm của các trường ĐH trong vấn đề tuyển sinh.

- Hiện chất lượng giáo dục của Việt Nam không được đánh giá cao so với khu vực và thế giới. Vậy vấn đề then chốt nằm ở giáo dục phổ thông hay ĐH thưa ông?

- Công bằng mà nói, trình độ học sinh phổ thông của Việt nam không thua kém nhiều so với thế giới. Nhưng khi tốt nghiệp ĐH thì trình độ cũng như kỹ năng mềm và tính chủ động trong công việc lại thua kém hơn nhiều so với mặt bằng chung của sinh viên thế giới.

Ở kỳ thi ĐH Việt Nam đã tổ chức tốt, song việc đào tạo trong ĐH thì còn cả một đề. Qua tiếp xúc với sinh viên, tôi cho rằng vấn đề của giáo dục Việt Nam nằm ở ĐH nhiều hơn là phổ thông.

Theo: Báo Vnexpress

Xem thêm:
 

Đêm kinh hoàng ở căn nhà kẻ chém chết 4 người thân
Bà nội bị chém gục bên hiên, người cha nằm trên vũng máu nơi góc bếp, mẹ và chị họ bỏ mạng trong nhà tắm, sau khi đứa con trai đột nhiên vô cớ sát hại những người thân trong gia đình.
 
Kỷ luật khai trừ Đảng đối với Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM
   - Chiều 31/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM đã họp báo công bố Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về việc thi hành kỷ luật với hình thức khai trừ Đảng đối với đảng viên Nguyễn Đăng Trừng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM.
 
Nghi án anh rể hiếp dâm em vợ: Nạn nhân không mảnh vải che thân chạy ra đường cầu cứu
    Sau khi bị khống chế rồi giở trò đồi bại trong nhiều giờ đồng hồ, lợi dụng lúc đối phương sơ hở, cô gái trẻ Lê Mỹ (SN 1995, quê Mỹ Đức, Hà Nội) đã tháo chạy ra ngoài đường cầu cứu trong tình trạng trên người không mảnh vải che thân.
 
Chủ tịch nước: Phát huy vai trò luật sư để chống oan sai, lọt tội
 - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh hoạt động của luật sư, tổ chức luật sư phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa. Sáng 1/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương đã có buổi làm việc với Liên đoàn Luật sư Việt Nam về kết quả công tác trong nhiệm kỳ thứ nhất và 6 tháng đầu năm nay. 
 
Bí ẩn vụ rơi máy bay MH17- Kỳ 2
Trong trường hợp của MH17 vì một vài lý do nào đó, ba máy bay phản lực thương mại khác cũng bay vào khu vực chiến sự nguy hiểm này trong cùng khoảng thời gian tương tự cùng ngày.
 
Đề xuất nâng lương tối thiểu lên 3,4 triệu đồng
Sáng 31/7 tại Hà Nội, cuộc họp của Hội đồng tiền lương quốc gia nhằm thống nhất mức lương tối thiểu vùng năm 2015 để trình Chính phủ đã không đi tới kết quả cuối cùng, do 3 mức đề xuất vênh nhau khá lớn.
 
Ngày 4/8, Tòa xử vụ Tiến sỹ bị thu hồi bằng kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
Theo kế hoạch, ngày 4/8, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội sẽ chính thức mở phiên tòa xét xử vụ ông Hoàng Xuân Quế - nguyên Phó Viện trưởng Viện Tài chính - Ngân hàng ĐH Kinh tế Quốc dân kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc thu hồi bằng tiến sỹ ngành Kinh tế của ông
 
Trung Quốc tuyên bố khai thác băng cháy ở Biển Đông vào năm 2017
Giới chức Trung Quốc đang xúc tiến kế hoạch mới, theo đó sẽ khai thác băng cháy, được cho là nguồn năng lượng của tương lai, ở Biển Đông vào năm 2017.
 
Bí mật hành trình xe đúng tải
Trạm cân đã được đặt ngay tại cổng cảng để đảm bảo chỉ có xe đúng tải mới được ra đường. Thế nhưng những xe đúng tải sau đó bỗng chốc "biến thành" quá tải với những thủ đoạn tinh vi.
 
Đứa bé nằm chết bên bờ sông sau cuộc tra tấn của vợ chồng người mất trộm
Đau xót hơn khi đứa trẻ chết nhưng mắt vẫn mở trừng trừng, cát đất dính đầy vào khóe mi. Mãi đến lúc anh Nguyên ôm con vào lòng, vừa vỗ về “con trai của ba đây”, vừa vuốt mặt, Hiếu mới chịu nhắm mắt.