Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Đôi vợ chồng cứu tinh của đứa trẻ suýt bị chôn sống
Ông Ayun Hới 86 tuổi, thương binh hạng 3/4, vừa ở bệnh viện về. Cả tháng nay mưa liên miên, những vết thương chiến tranh tái phát, chân tay co rút khiến ông chẳng thể đi đứng được. Hồi trẻ đôi chân người đàn ông dân tộc Ê Đê này từng băng không biết bao nhiêu núi, vượt bao nhiêu đèo, đạp dãy Trường Sơn đi đánh giặc cứu nước. Ngày nay ông về quê an hưởng tuổi già và làm vị cứu tinh cho nhiều cuộc đời trẻ nhỏ.
Người làng vẫn thường nhắc lại câu chuyện ông Ayun Hới cứu và bao bọc một đứa trẻ khỏi bị chôn sống theo mẹ do hủ tục cộng đồng. Hàng trăm năm nay, cộng đồng người J’rai vẫn duy trì luật tục “Nar tui mih”, có nghĩa là chim con sống phải có chim mẹ, con chim non yếu thì về với Atâu (tổ tiên, ông bà). Nếu không, Yàng (trời) sẽ trừng phạt.
Đây là luật tục hà khắc, tàn nhẫn, bởi nếu người mẹ chẳng may qua đời khi sinh thì đứa trẻ sơ sinh dù khỏe mạnh cũng phải bị chôn theo mẹ. Trong một lần dự đám tang người quen ở làng Đăk Pớt, xã Ia H’lốp, huyện Chư Sê, ông Hới vô tình phát hiện một bé trai đỏ hỏn đang nằm thoi thóp bên cạnh xác người mẹ đã tím tái. Đứa trẻ sắp phải đi theo mẹ...
Nhân lúc mọi người không để ý, ông Hới đến bên đứa trẻ, cởi vội chiếc áo trên người quấn nó lại định bỏ chạy. Bị phát hiện, những người tham dự đám tang và nhất là cha đứa trẻ nhất mực yêu cầu ông Hới phải để em bé đi theo mẹ về với Atâu. Trước hàng trăm ánh mắt giận dữ đang hướng về mình, ông bỗng bình tĩnh lạ thường, cất tiếng: "Không được chôn đứa bé, nó còn khỏe mạnh, nó có tội gì đâu. Nếu chôn sống nó thì dân làng sẽ vi phạm pháp luật…".
Trước lời lẽ cương quyết của ông Hới, nhiều người bắt đầu tỏ vẻ ngần ngừ, một số lo lắng ai sẽ nuôi đứa bé. Ông Hới quả quyết: "Không ai dám nuôi nó thì để tôi nuôi". Mọi người không còn phản ứng nữa, ông vội bế đứa bé chạy một mạch về nhà. Lúc này môi nó đã tím tái, chỉ nghe được hơi thở thì thào rất khó nhọc. Ông giục vợ vo gạo nấu để lấy nước cơm cho bé ăn. Hai vợ chồng hồi hộp cho đến khi da đứa trẻ hồng hào trở lại, miệng bật ra tiếng khóc vang thì mới thở phào nhẹ nhõm. Như cây K’nia của núi rừng Tây nguyên, đứa trẻ đã sống khỏe mạnh dưới sự bao bọc chở che của ông bà cùng tình yêu thương của cả buôn làng.
Không chỉ đứa trẻ ấy, nhiều em bé cơ nhỡ khác cũng được ông già thương binh cưu mang, giúp đỡ. Cuộc đời ông như thước phim quay chậm ngược về quá khứ. Tháng 3/1946, sau khi thoát ly, ông được lệnh tập kết ra Bắc và nhập ngũ vào tháng 8/1950. 10 năm sau, ông được phiên chế vào Trung đoàn 120, rồi Sư đoàn 304, trực tiếp tham gia các chiến trường ác liệt như Cánh đồng Chum (Lào), trận địa Khe Sanh (Quảng Trị), mặt trận Đăk Tô - Tân Cảnh (Kon Tum). Ngoài ra là những trận đánh ác liệt khác tại khu vực ngã ba Đông Dương…
Vợ chồng ông Ayun Hới và bà Siu My. Ảnh: Tùy Phong. |
Trong những trận đánh, bom đạn đã không biết bao nhiêu lần giày xéo thân thể ông, nặng nhất là con mắt bên phải vĩnh viễn bị mù. Năm 1969, thương tích đầy mình, ông được cấp trên chuyển về Quân khu 5 đảm nhiệm chức vụ trợ lý dân vận. Tại đây, ông đã gặp bạn đời người J’rai. Theo ông Hới, bà Siu My năm 71 tuổi, cũng được xếp vào hàng “nữ trung hào kiệt”, từng tham gia các trận chiến ác liệt ở ngã ba Cheo Reo (huyện Chư Sê), Phú Nhơn (huyện Chư Pưh)…
Năm 1973, tổ chức đã đứng ra làm lễ cưới cho ông bà. Đất nước được giải phóng, bà Siu My trở về làng Vêl quê hương mình, còn ông Hới được điều động về Trung đoàn 95B (tỉnh đội Gia Lai), đóng quân ở căn cứ Dân Chủ, huyện Kbang. Nghỉ hưu năm 1989, ông Hới về ở rể nhà vợ theo phong tục của người J’Rai. Bà My đã 3 lần sinh con nhưng hai đứa con đầu đều lần lượt mất khi chào đời chưa được bao lâu, chỉ người con trai út là may mắn hơn anh chị mình.
Làng Vêl lúc này cuộc sống rất khó khăn, bà con trong vùng luôn thường trực đối diện với đói khát, bủa vây là những hủ tục lạc hậu, hà khắc. Người lớn suốt ngày quần quật trên nương rẫy nhưng vẫn không đủ ăn. Tiếng trẻ em khóc vì đói vang khắp buôn làng. Những âm thanh não nề này khiến cái chân, cái tay của vợ chồng cựu quân nhân như bủn rủn. Hơn ai hết, chính họ từng cảm nhận sâu sắc nỗi đau mất đi những đứa con thân yêu. Ông bà chạy khắp làng ẵm mấy đứa trẻ về nuôi dù lúa gạo trong nhà cũng chẳng dư dả gì.
Trong nhiều năm liền, hàng chục đứa trẻ đã thoát khỏi chết đói nhờ được ông bà chăm sóc. Đứa con gái nuôi được vợ chồng ông thương nhất là Siu Soec. Mẹ Siu Soec không may chết sớm, cha đi bước nữa, người vợ mới không chịu nuôi con riêng của chồng. Trong lúc đi rẫy, vợ chồng ông Hới phát hiện Siu Soec đang khóc vì bị bỏ rơi bên một con suối nên đã mang về nuôi. Cách đây vài năm ông bà đã tổ chức đám cưới cho Siu Soec với một thanh niên trong làng. Đôi vợ chồng trẻ này đang hạnh phúc với 2 đứa con, ngày ngày Siu Soec vẫn đều đặn về thăm, chăm sóc cha mẹ nuôi.
“Bọn trẻ về với mình thì có gì ăn nấy, không phân biệt con nuôi hay con đẻ. Khi nào cha mẹ chúng làm ăn được, hết đói lại đến đón về. Có đứa mình nuôi chỉ vài tháng, có đứa nuôi đến lúc dựng vợ gả chồng, ấy vậy mà vợ chồng mình cũng đã chăm sóc được gần 50 đứa trẻ, không chỉ con của người J’Rai mà con người Kinh cũng có”, ông Hới bộc bạch.
Bước qua cái tuổi xưa nay hiếm, ông đã gần 60 năm tuổi Đảng, bà hơn 40 năm tuổi Đảng, nhưng hai vợ chồng vẫn chăm chỉ lao động, phát triển kinh tế. Bà vẫn tham gia hội phụ nữ để giúp những hộ khó khăn trong làng, tuyên truyền xóa bỏ hủ tục lạc hậu.
Đánh giá về đôi vợ chồng này, ông Trần Xuân Cảnh, Chủ tịch UBND xã Ia Ko cho biết: "Vợ chồng ông Hới đều là cán bộ lão thành gương mẫu. Ông bà làm rất nhiều việc thiện giúp bà con trong vùng, từng cứu nhiều trẻ em thoát khỏi cái chết vì hủ tục lạc hậu và đói khát. Ông bà luôn nhận được sự tôn kính của người dân trong vùng".
Theo: Báo Vnexpress
Xem thêm:
Sau nhiều phiên họp không có kết quả, cuộc họp sáng nay (6.8) tại Hà Nội, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã bỏ phiếu chọn ra phương án cuối cùng về đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm 2015. Đây là phương án có tính trung hòa giữa đề xuất các bên.
|
|
Đối tượng đâm chết người đàn ông ngồi trong xe ô tô trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) sáng 5/8 được thuê với giá 30 triệu.
|
|
Vụ mua bán trẻ tại chùa Bồ Đề đang hé lộ thêm sự tham gia của các phòng khám tư. Trao đổi với Giadinhonline.vn, luật sư nhận định có thể các phòng khám tư cũng vi phạm trong vụ mua bán trẻ em này.
|
|
Người đầu tiên phát hiện thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền nói rằng hai bên đùi nạn nhân có 2 mảng bê-tông to bằng viên gạch. Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội chưa xác nhận vụ việc và cho biết cơ quan công an đang điều tra, chưa thể kết luận được.
|
|
Theo LS Cường, dù tìm thấy thi thể chị Huyền thì cũng khó có thể xử lý các bị cáo về tội giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự. Liên quan đến thông tin được báo CAND đăng tải, kết quả giám định ADN cho thấy đã tìm ra xác của chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân trong vụ án tại Thẩm mỹ viện Cát Tường, trao đổi với chúng tôi, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn...
|
|
Tối 2/8, các trinh sát của phòng Cảnh sát hình sự Công an TP. Hà Nội đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Thị Thanh Trang, bảo mẫu kiêm quản lý khu nuôi trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề vì liên quan đến việc mua bán trẻ em. Thông tin cho biết, cùng bị bắt với Trang là Phạm Thị Nguyệt (SN 1979) quê quán ở xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh,...
|
|
Theo Điều 38 Thông tư 28/2014 của Bộ Công an (có hiệu lực từ ngày 25-8), một trong các trường hợp luật sư bị điều tra viên đề xuất rút giấy chứng nhận bào chữa… là “khiếu nại, kiến nghị không có căn cứ”. Nhiều ý kiến lo ngại quy định này sẽ bị lạm dụng để làm khó luật sư.
|
|
Ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục bảo trợ xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, Chùa Bồ Đề chưa thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, do vậy, Chùa Bồ Đề không được phép nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi cũng như cho phép người khác đến nhận các trẻ sống ở chùa làm con nuôi.
|
|
Liên quan đến vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường phi tang xác nạn nhân, Bộ Công an xác nhận đã tìm thấy xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền trên sông Hồng. Theo tin tức tờ VnExpress cho hay, tối ngày 4/8, cơ quan chức năng xác nhận, các giám định viện của Viện Khoa học hình sự- Bộ Công đã giám định và có cơ sở truy nguyên ra xác của chị Huyền. Cơ sở của kết luận này là việc lấy mẫu...
|
|
Sáng 4/8, khi thấy sự xuất hiện của phóng viên, khu nuôi trẻ mồ côi ở chùa Bồ Đề đã bị khóa lại "nội bất xuất, ngoại bất nhập" với lý do “có dịch” và “đến giờ học của các cháu”.
|
- Re: Luật sư Đặng Văn Cường
- Đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác qua tin nhắn điện thoại bị xử lý như thế nào?
- Khởi kiện tội hiếp dâm - Mong luật sư và mọi người giúp đỡ
- tách đất trong quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất.
- Hỏi luật sư về thuế môn bài
- Về điều kiện được cấp sổ đỏ