Thông tin cho biết, cùng bị bắt với Trang là Phạm Thị Nguyệt (SN 1979) quê quán ở xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Ngoài ra, có 3 đối tượng khác được triệu tập để lấy lời khai liên quan đến việc mua bán bé Cù Nguyên Công với giá 35 triệu đồng. Sự việc nói trên được cho là gây chấn động dư luận vì bản thân người bị bắt đang sinh sống và làm bảo mẫu kiêm quản lý khu nuôi trẻ mồ côi tại chùa Bồ Đề.
Các đối tượng mua bán trẻ em tại cơ quan công an Trao đổi với báo điện tử Gia đình Việt Nam về tính pháp lý của sự việc, Luật sư Đặng Văn Cường – Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư thánh phố Hà Nội cho biết: “Phải có căn cứ để xác định có việc mua bán trẻ em tại Chùa Bồ Đề và đã xác định được người thực hiện hành vi mua bán trẻ em thì cơ quan điều tra mới khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối tượng gây án. Sự việc mới ở giai đoạn đầu giai đoạn điều tra, trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan công an cũng có thể thay đổi, hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và cũng có thể khởi tố bổ sung với các đồng phạm khác. Sự việc sẽ được thực hiện trên cơ sở các quy định về tố tụng hình sự”. Luật sư Đặng Văn Cường Cũng theo Luật sư Cường, cán bộ cơ quan điều tra cũng sẽ lấy lời khai của tất cả những người có liên quan trong chùa Bồ Đề để xem họ có biết vụ việc mua bán trẻ em này không (đặc biệt là vị sư Trụ trì). Ngoài lần thực hiện hành vi phạm tội này ra, các bị can còn có việc mua bán nào khác không? Ai là người thực hiện vai trò chỉ đạo, cầm đầu trong việc thực hiện hành vi phạm tội ? Ai là người xúi giục, giúp sức... để xác định có đồng phạm hay không và vai trò của các đồng phạm trong vụ án. Nếu xác định có thêm đồng phạm thì sẽ khởi tố bổ sung và tiếp tục mở rộng điều tra vụ án. Nói về các quy định về hình thức xử phạt đối với hành vi mua bán trẻ em nói trên, Luật sư Đặng Văn Cường cho biết: “Hành vi như đã nêu ở trên có thể xử lý về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo quy định tại Điều 120 Bộ luật hình sự. Khoản 1, Điều 120 Bộ luật hình sự quy định: “Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”. Ngoài ra, Luật sư Đặng Văn Cường cũng lưu ý, trong quá trình điều tra, có lẽ các bị can và những người liên quan sẽ chỉ khai nhận vai trò môi giới nhận con nuôi "chưa đúng" pháp luật. Tuy nhiên với hành vi này cũng có thể xử lý hình sự theo quy định tại Điều 120 Bộ luật hình sự. “Theo quy định tại Điều 6, Thông tư số 01/2013/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 23/7/2013 thì hành vi dùng thủ đoạn môi giới nuôi con nuôi trái pháp luật (để chuyển giao trẻ em cho người đó nhằm nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác thì người môi giới và người nhận nuôi con nuôi) cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trẻ em theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật hình sự”, Luật sư Cường nói.
|
Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Vụ mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề xử lý thế nào ?
Tối 2/8, các trinh sát của phòng Cảnh sát hình sự Công an TP. Hà Nội đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Thị Thanh Trang, bảo mẫu kiêm quản lý khu nuôi trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề vì liên quan đến việc mua bán trẻ em.
- Re: Luật sư Đặng Văn Cường
- Đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác qua tin nhắn điện thoại bị xử lý như thế nào?
- Khởi kiện tội hiếp dâm - Mong luật sư và mọi người giúp đỡ
- tách đất trong quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất.
- Hỏi luật sư về thuế môn bài
- Về điều kiện được cấp sổ đỏ