Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Dân Thủ đô nhịn tắm, ăn cháo vì mất nước
Hai ngày không tắm, phải nấu cháo ăn, xin nước giếng khoan để dùng... là tình cảnh của hàng nghìn hộ dân quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông (Hà Nội) do mất nước đã gần 10 ngày nay.
Theo phản ánh của người dân, hơn một tuần nay, cuộc sống của họ bị xáo trộn do thiếu nước sinh hoạt. Nhiều gia đình phải nấu cháo ăn vì nấu cơm tốn rất nhiều nước, tắm giặt cũng hết sức hạn chế, trong thời tiết oi nóng mà có người hai ngày không được tắm.
Không có nước sinh hoạt, nước giếng khoan là nguồn nước sinh hoạt duy nhất. Những nhà không có giếng khoan phải dùng mọi thứ như chậu, xoong, nồi… mang sang nhà hàng xóm đứng xếp hàng xin nước. Nếu mua nước ở ngoài, người dân phải mua với giá rất đắt, 120 nghìn đồng nửa khối nước sạch mà nhiều lúc không có nước để mua.
Quá bức xúc nhiều hộ dân đã liên tục gọi điện đến số điện thoại ghi trong hóa đơn tiền nước nhưng không ai nhấc máy.
Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, số nhà 48, ngõ 229, Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội cho biết: Mất nước đã 7 ngày nay, cả gia đình 7 người sống khổ sở vì thời tiết nóng bức lại thiếu nước.Nhiều hôm phải nấu cháo ăn vì nấu cơm rất tốn nước, ông nhà tôi đã 2 ngày nay chưa tắm, bức xúc lắm… Cứ sáng ra là mọi người trong nhà mang xô, chậu, xoong, nồi… đi xin nước giếng khoan, một ngày phải đi xin 2,3 lần".
Vừa lấy nước giếng khoan cho hàng xóm, bác Phạm Văn Khanh, số nhà 38, tổ 3 ngõ 229, Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội bức xúc nói: "Nhà tôi ngày nào cũng có 10 hộ gia đình, 2 khu sinh viên đến đây lấy nước, tuy là nước giếng khoan nhưng có nước sinh hoạt là quý lắm rồi, nhà tôi phải ăn nước giếng khoan vì đi mua nước rất đắt có khi họ còn không có nước bán cho mình".
Anh Quách Minh Phượng, quê ở Thanh Hóa thuê trọ ở khu vực đường Kim Giang cho biết, 4 ngày nay phòng anh bị mất nước sinh hoạt. “Mất nước nhiều ngày liền, cuộc sống của tôi bị đảo lộn. Hằng ngày, tôi phải sang nhà bạn ở khu vực Cầu Giấy tắm nhờ”, anh Phượng kể.
Trao đổi với phóng viên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex cho biết, từ 16h đến 21h ngày 17/5, nhà máy cấp nước ở Hòa Bình mất điện. Do vậy, nhà nước phải giảm áp suất trong ống nên một số khu vực đầu nguồn có nước, khu vực ở xa không có nước.
“Đến sáng ngày 18/5, nước sạch đã được cung cấp trở lại cho người dân”, ông Tốn nói.
Theo ông Tốn, đường ống cung cấp nước cho người dân thủ đô vẫn hoạt động bình thường, không xảy ra sự cố. Công suất của nhà máy cấp nước cho người dân thủ đô khoảng 220.000m3/ngày đêm, nhưng vào những ngày cao điểm nắng nóng nhu cầu sử dụng của người dân nội đô lên 260.000 m3/ngày đêm. Do vậy, những hộ dân ở quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông đã bị thiếu nước.
“Hiện tại nhà máy đã chạy hết công suất, do vậy khi nhu cầu của người dân tăng cao, áp lực trong ống nước sẽ giảm và có thể một số hộ dân sẽ bị thiếu nước. Chúng tôi mong muốn người dân hãy sử dụng tiết kiệm nước”, ông Tốn chia sẻ.
Một số hình ảnh người dân xin nước giếng khoan về sinh hoạt:
Đã gần 10 ngày nay, gia đình nhà bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội bị mất nước nên hàng ngày bà cùng mọi người trong gia đinh phải đin xin nước giếng khoan về ăn.
Từ khi bị mất nước, cuộc sống, sinh hoạt gia đình bà bị đảo lộn. Ngày phải đi xin nước 2,3 lần mới đủ dùng cho 7 người sinh hoạt.
Tại nhà ông Phạm Văn Khanh cách đó không xa nhà bà, mọi người phải xếp hàng lấy nước
Bất kể lúc nào, dù trời nóng gắt nhưng cô con dâu của bà Huyền phải đi lấy nước dự trữ cho cả gia đình sinh hoạt
Mọi vật dụng trong gia đình được huy động tối đa để đựng nước
Do nhà tắm, sinh hoạt của cả nhà trên tầng 2 lên phải xách từng xô nước nhỏ lên, đổ vào một chậu lớn hơn
Chồng bà, ông Nguyễn Văn Tân đã 2 ngày nay không tắm, ông chia sẻ: "Quần áo tôi hôi hám, người đầy mồ hôi, tôi đang sửa cái máy lọc nước nhưng chưa được, gia đình đông người nên tôi phải nhường nước cho các cháu".
Nếu ai trong gia đình tắm thì chỉ được dùng một chậu nước nhỏ
Hàng ngày, từ sáng đến tối, mười hộ gia đình cùng hai dãy sinh viên đến nhà ông Khanh đến xin nước giếng khoan để dùng.
Máy bơm nước nhà ông lúc nào cũng chạy hết công suất, ông bảo: "Nếu mất điện nữa thì cả khu này không nhà nào có nước dùng."
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn cùng ngõ với nhà ông Khanh đang chỉ cho chúng tôi thấy những bình nước dự trữ đã hết nước từ lâu
Bên trong đã rỉ sắt, không một giọt nước nào
Trong bể ngầm dự trữ nhà ông cũng hết sạch, chỉ còn trơ trụi chiếc máy bơm. Trời nóng gay gắt, ông bức xúc nói: Ngày nào tôi cũng gọi điện đến các cơ quan xem họ trả lời chúng tôi như thế nào nhưng không ai quan tâm, tiền nước hàng tháng họ vẫn đến thu đều.
Một số nhà đành phải dùng nước giếng khoan như thế này để sinh hoạt
Đến trưa nay, 18/5 đã gần 10 ngày mất nước. Hàng ngàn hộ dân vẫn phải khổ sở vì không có nước sinh hoạt, cách duy nhất là dùng nước giếng khoan để sinh hoạt trong những ngày đầu hè oi bức
Xem thêm:
Theo khảo sát của phóng viên một số nhà máy, doanh nghiệp treo bảng: “Trả lại tài sản cho chúng tôi” để vận động những người trót đã “hôi của”.
|
Quan điểm của ta là Trung Quốc phải rút toàn bộ giàn khoan và các tàu ra khỏi vị trí đó vì đã vi phạm quyền chủ quyền Việt Nam”, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh.
|
Không có tòa án quốc tế nào xem cuộc đối đầu ở biển Đông hiện nay là bằng chứng cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
|
|
2 giờ chiều nay (20/5), TANDTP. Hà Nội tiếp tục phiên toà sơ thẩm xét xử bầu Kiên và các đồng phạm. Các bị cáo đều nhất mực kêu oan
|
Vụ án "bầu" kiên đã được xét xử 1/2 ngày. Buổi sáng mới thực hiện xong phần thủ tục và nghe ý kiến trình bày của ông Kiên. Cũng trong buổi sáng hôm nay, TAND thành phố Hà Nôi ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án đối với ông Trần Xuân Giá - Nguyên Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu Tư....
|
- Re: Luật sư Đặng Văn Cường
- Đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác qua tin nhắn điện thoại bị xử lý như thế nào?
- Khởi kiện tội hiếp dâm - Mong luật sư và mọi người giúp đỡ
- tách đất trong quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất.
- Hỏi luật sư về thuế môn bài
- Về điều kiện được cấp sổ đỏ