Bị án Hồ Duy Hải |
Vụ án Hồ Duy Hải đang thu hút dư luận với những tranh luận rất khác nhau. Việc các cơ quan tư pháp tỉnh Long An cho hoãn thi hành án trước giờ thi hành án tử cũng đã tạo cho bị án một cơ hội.
Dưới góc độ của người nghiên cứu và thực hành pháp luật, Luật sư Đặng Văn Cường bày tỏ quan điểm: “Vụ án Hồ Duy Hải “kêu oan” suốt 6 năm và gần đây chỉ trước ngày thi hành án tử hình, TAND tỉnh Long An đã ra quyết định tạm hoãn thi hành án đối với Hồ Duy Hải".
"Vụ án này lần nữa làm dậy lên những “nghi ngờ” của người dân về tính công minh của pháp luật. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để sự thật của vụ án được làm rõ, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”.
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội ) |
Luật sư Đặng Văn Cường phân tích:
"Theo như thông tin phản ánh từ báo chí, người thân và luật sư Nguyễn Hoàng Phong đang theo vụ án này, thì vụ án có những sai phạm trong tố tụng, đặc biệt là trong quá trình điều tra thu thập chứng cứ và xét xử tại Tòa.
Theo đưa tin vụ án của Hồ Duy Hải có các nghi vấn sau:
Thứ nhất, bản án sơ thẩm chỉ căn cứ vào lời khai nhận tội của bị cáo tại giai đoạn điều tra để kết luận chứ không hề có chứng cứ rõ ràng, trực tiếp để kết luận bị cáo là hung thủ. Còn nhiều mâu thuẫn về đánh giá chứng cứ chưa được làm rõ tại các phiên tòa.
Thứ hai, con dao và cái thớt được xem là hung khí thì lại có biên bản xác nhận là được mua ở ngoài chợ? Trong các bút lục ghi biên bản lời khai của người làm chứng xác nhận con dao “còn mới”? Nếu giả sử bị cáo khai mình là hung thủ thì bị cáo phải biết được hung khí ở đâu, vậy tại sao lại không tìm được hung khí vụ án? Tại sao bị cáo chỉ rửa con dao mà không phi tang các chứng cứ khác ? Việc thực nghiệm hiện trường có thực hiện không, kết quả ra sao...?
Thứ ba, kết quả giám định số 158/KL-PC21 ngày 11/4/2008 thì: các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón in trên bản chỉ của Hồ Duy Hải. Vậy những dấu vân tay này là của ai? Bị cáo Hải là nghi phạm thì tại sao không có dấu vân tay tại hiện trường trong khi sự việc được giả định diễn ra lại có nhiều hành động đáng lẽ phải để lại dấu vết.
Luật sư Cường nhận định: “Từ đây, ta thấy vụ án có rất nhiều tình tiết, chứng cứ chưa được làm rõ; những tình tiết mang tính chất quan trọng của vụ án lại không khớp với nhau, chưa thuyết phục được bị cáo cũng như "giới chuyên môn" trong việc buộc tội. Vì vậy, việc xem xét, đánh giá lại toàn bộ hồ sơ vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ là rất cần thiết tránh oan sai xảy ra.
Những nghi vấn, vướng mắc trên là lý do để có thể kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm quy định tại Điều 273 BLTTHS đối với các bản án nêu trên”.
Xét về chứng cứ, luật sư Cường cho biết: “Trong một vụ án, từng chi tiết liên quan đến vụ án đều rất quan trọng, đôi khi chỉ có một tình tiết không trùng khớp hoặc không đúng đã đưa vụ án đi sang một hướng hoàn toàn khác, gây oan sai. Trong vụ án này, theo các thông tin đã được phân tích của báo và quan điểm, ý kiến của các luật sư trực tiếp tham gia vụ việc thì có nhiều chứng cứ “có dấu hiệu ngụy tạo”, mâu thuẫn chưa được làm rõ. Chưa xét đến việc những sai sót này có đủ làm thay đổi bản chất vụ án không mà việc “ngụy tạo chứng cứ, hiện trường” trong quá trình điều tra vụ án (nếu có) là vi phạm pháp luật nghiêm trọng cần phải xử lý và vụ án cần phải điều tra lại”.
Theo luật sư Cường, nếu cơ quan điều tra tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về quy trình thu thập chứng cứ, tôn trọng sự thật khách quan của vụ án, không ép cung, không mớm cung, bức cung; đồng thời toàn án đánh giá chứng cứ một cách toàn diện, khách quan, công tâm thì mới tránh được oan sai.
"Nếu bị cáo liên tục kêu oan, khi thành án rồi mà vẫn kêu oan thì cũng rất cần phải xem xét lại chứng cứ mà cơ quan điều tra đã thu thập. Bởi chẳng lẽ trải qua nhiều quy trình tố tụng, nhiều người tiến hành tố tụng và tham gia vụ án... vậy mà vẫn không chứng minh được tội phạm, vẫn không làm cho bị cáo phải tâm phục khẩu phục với những tội (có thật) mà mình đã làm hay sao?"
"Nếu trong quá trình xem xét vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, điều tra, xét xử lại mà phát hiện người tiến hành tố tụng trước đây đã lập chứng cứ giả, làm sai lệch hồ sơ vụ án để kết tội oan cho bị cáo thì những người đó sẽ bị xử lý về các tội danh xâm phạm hoạt động tư pháp như trong vụ về ông Nguyễn Thanh Chấn".
"Thực tế, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì có những sai sót ở mức độ khác nhau. Với những sai sót nhỏ mang tính thủ tục nhưng vẫn đảm bảo vụ án được giải quyết đúng người, đúng tội thì có thể bỏ qua được. Tuy nhiên, với những sai sót, sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật, vi phạm những nguyên tắc cơ bản của tố tụng, không tôn trọng quy luật khách quan, không xem xét vụ việc một cách toàn diện, bức cung, ép cung... làm cho vụ án hình sự có thể bị oan, sai thì có thể gọi đó là sai lầm nghiêm trọng có thể làm thay đổi bản chất vụ án. Đó cũng là những căn cứ để thực hiện thủ tục giám đốc thẩm đối với những bản án đã có hiệu lực pháp luật; hủy án sơ thẩm để điều tra lại, xét xử lại (nếu ở giai đoạn phúc thẩm); trả hồ sơ để điều tra bổ sung (nếu chưa xét xử sơ thẩm)". Luật sư Đặng Văn Cường khẳng định.
Theo: infonet.vn
Xem thêm:
Phiên xử vụ án Nguyễn Đức Kiên ngày 3.12 thực sự nóng với phần xét hỏi các bị cáo và người có quyền lợi liên quan đến hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Có rất nhiều kiến thức về kinh tế được đưa ra nên đã có những lúc Nguyễn Đức Kiên “bật” lại HĐXX rằng: “Tôi không trả lời câu hỏi của ông thẩm phán bởi hỏi sai kiến thức kinh tế”
|
|
"Bị cáo rời TMV Cát Tường khi chị Huyền còn sống, khi về nạn nhân chết rồi. Bị cáo không biết nguyên nhân, người ta cũng chưa tìm ra, không thể nói do bị cáo được” - bị cáo Tường nói.
|
|
Ngày 4-12, Công an phường Lê Lợi (TP Vinh, Nghệ An) cho biết, đã bắt giữ Nguyễn Văn Đức (30 tuổi, phụ xe khách tuyến Hà Nội-Vinh, trú xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương, Nghệ An) về hành vi trộm cắp tài sản.
|
|
Theo một nguồn tin, Đại úy Trần Hoàng Anh (con trai ông Trần Văn Truyền), Đội trưởng Đội Văn phòng, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (Công an tỉnh Bến Tre) đã chấp hành nộp giải trình cho Phòng Tổ chức cán bộ công an tỉnh.
|
|
Công an, tòa và VKSND TP Tuy Hòa kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề của luật sư Võ An Đôn, người bảo vệ cho gia đình bị hại, vì cho rằng luật sư này xúc phạm nhiều người.
|
|
Hồ Duy Hải đã kêu oan trong suốt quá trình xét xử vụ án. Theo yêu cầu nhờ hỗ trợ kêu oan của gia đình phạm nhân, Luật sư Trần Hồng Phong đã dành hơn hai tháng nghiên cứu hồ sơ vụ án, đi gặp một số nhân chứng và đi thực địa ở địa bàn có liên quan.
|
|
Khi còn những bất cập về luật và giải thích luật thì vẫn còn đó những rủi ro pháp lý, điều tối kỵ với một môi trường kinh doanh lành mạnh!
|
|
Sáng nay (4.12), lãnh đạo TAND tỉnh Long An đã đồng ý hoãn thi hành án tử hình đối với bị án Hồ Duy Hải (dự kiến diễn ra vào ngày mai- 5.12). Quyết định này đưa ra trên cơ sở ý kiến đề nghị của gia đình bị án Hồ Duy Hải.
|
|
Nguyên tổng giám đốc ACB thừa nhận có cấp hạn mức 700 tỷ đồng để đầu tư cổ phiếu nhưng khẳng định không biết bầu Kiên mua của chính ngân hàng này
|
|
Cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội xác định, Đào Quang Khánh là người chủ động “gợi ý” cho Nguyễn Mạnh Tường về việc phi tang xác chị Huyền. Tuy nhiên, trước tòa, hai bị cáo đổ vai trò chủ mưu cho nhau.
|