Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Vụ án bầu Kiên và các triết lý của luật pháp

 

Khi còn những bất cập về luật và giải thích luật thì vẫn còn đó những rủi ro pháp lý, điều tối kỵ với một môi trường kinh doanh lành mạnh!

Vụ án bầu Kiên  và các triết lý của luật pháp

Dự kiến phiên xử lại bầu Kiên diễn ra vào ngày 20.5. Ảnh: TL

 

Nhiều chính khách lên tiếng yêu cầu xử lý nghiêm vụ bầu Kiên. Tôi không thích lắm cụm từ “xử lý nghiêm” bởi hai lẽ: không chỉ bầu  Kiên mà tất cả các vụ án đều phải xử lý nghiêm, hơn nữa, theo nguyên tắc suy đoán vô tội, cho đến thời điểm này ông Kiên và các nghi can vẫn chưa có tội thì sao biết mà xử lý nghiêm? Ở đây không có nghiêm hoặc không nghiêm mà chỉ có xử lý đúng pháp luật và công lý.

Chàng thanh niên ngờ nghệch?

Tội phạm học - một ngành khoa học nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện phạm tội của con người - đã chỉ ra rằng: trong cơ chế thực hiện tội phạm, người bị hại đóng vai trò tương đối quan trọng. Rất nhiều vụ án xảy ra, người bị hại cũng có lỗi. Điều này không quyết định trách nhiệm hình sự nhưng nó lại có ý nghĩa rất lớn để ngăn ngừa tội phạm.

Khi đi mua hàng, việc đầu tiên ai cũng biết là thứ mình mua đang nằm ở đâu, hình hài thế nào, tình trạng ra sao. Thế nhưng, lại có đại gia như Hoà Phát dễ dàng giao hàng trăm tỷ đồng cho bầu Kiên mà không hề biết số cổ phiếu đó nằm ở đâu!

Có nhiều lý do được đồn đoán, nhưng lý do dễ chấp nhận nhất có lẽ là sự tin tưởng. Bởi lẽ đặt trong bối cảnh 2010 nền kinh tế tăng trưởng hầm hập, bầu Kiên lúc đó không chỉ là một cái tên mà đã trở thành một khái niệm của quyền lực: kinh tế, uy tín và cả những lời đồn đoán về “thứ đứng phía sau” bầu Kiên. Phải chăng những thứ thực quyền và hư quyền đó khiến bầu Kiên, chỉ với cái tên, đã là sự đảm bảo cho một thương vụ mua bán cổ phiếu hàng trăm tỷ đồng?

Không chỉ có Hoà Phát, cứ xem thời điểm đó nhà nhà, người người buôn đất mới thấy sự lên đồng của nền kinh tế và cơn say lợi nhuận của xã hội khi mà chỉ cần một tờ giấy viết tay, một bản photo dự án... là người ta đã có thể xuống tiền mua căn hộ mà chẳng cần biết nó nằm ở đâu, hình hài thế nào.

Không phải không có cảnh báo nhưng có lẽ chưa đủ ép-phê hoặc cơn say lợi nhuận lấn át tất cả...

Bị hại là chính mình?

Bầu Kiên và nhiều yếu nhân của ACB bị truy tố về tội cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là một danh từ thú vị trong luật hình sự Việt Nam. Hậu quả nghiêm trọng, theo giải thích đó, là thiệt hại về tài sản và các hậu quả khác. Ở đây không có ý định phân tích cấu thành của tội này mà chỉ lưu ý về cái gọi là thiệt hại (hậu quả) do hành vi cố ý làm trái gây ra.

ACB là ngân hàng cổ phần, tài sản của ACB là tài sản cá nhân, tổ chức đã góp vốn vào đó. Việc đầu tư chứng khoán, uỷ thác đầu tư... gây thiệt hại (mất tài sản) của ACB là quá rõ. Nhưng trong một công ty cổ phần, việc định đoạt vốn, tài sản, phương án kinh doanh, phân chia lợi nhuận... có cơ chế rõ ràng: cái gì thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông, cái gì thuộc hội đồng quản trị. Khi hội đồng quản trị đã được trao quyền quyết định thì sự rủi ro nếu có xảy ra, các cổ đông phải vui vẻ chấp nhận. Nếu có tranh chấp thì có quyền kiện hội đồng quản trị để yêu cầu bồi thường theo cơ chế tố tụng dân sự.

Hàng loạt những sai phạm diễn ra trong thời gian dài nhưng hệ thống cảnh báo không rung chuông và cuối cùng, chỉ thanh kiếm của sự trừng phạt là được rút khỏi vỏ.

Ông Kiên gây thiệt hại cho chính ông Kiên dưới giác độ luật Hình sự không có gì phải bàn, song, để thuyết phục số đông chắc phải mất thời gian và không loại trừ có sự vênh vẹo giữa luật Hình sự và luật Doanh nghiệp. Công tố và toà án có lẽ không sai và cấu thành tội phạm lạnh lùng không biết nói, nhưng những nhà lập pháp không thể làm ngơ. Bởi lẽ, nó động chạm đến quyền tự định đoạt của doanh nghiệp - ngay cả khi họ mất tài sản.

Cũng có thể lập luận rằng hậu quả nghiêm trọng do hành vi cố ý làm trái gây ra không chỉ là tài sản mà còn những hậu quả vô hình, đó chính là sự bất ổn, xáo trộn của hoạt động kinh tế. Nhưng những bất ổn của kinh tế vĩ mô và hệ thống ngân hàng không dễ định lượng và cũng không đơn giản đổ lỗi cho một ngân hàng.

Rủi ro đến từ luật?

Để đảm bảo các hoạt động kinh tế - trong đó có hoạt động ngân hàng, tiền tệ - được trật tự và ổn định, nhà nước - với chức năng của mình - phải đặt ra hệ thống các quy định. Vi phạm các quy định này dẫn đến thiệt hại phải chịu trách nhiệm pháp lý cao nhất là trách nhiệm hình sự. Đó là logic mà các nhà lập pháp và thực tiễn lý giải.

Nhìn vào thực tế, một trong những điểm yếu nhất của hệ thống pháp luật nước ta chính là sự thiếu ổn định, thiếu nhất quán và rất nhiều khoảng trống. Pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng không nằm ngoài thực trạng đó. Điều 106 luật Các tổ chức tín dụng là quy phạm uỷ quyền khi cho phép ngân hàng uỷ thác đầu tư theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Nhưng hành vi cho nhân viên uỷ thác lại xảy ra trước khi có điều 106 và quy định cấm của ngân hàng Nhà nước.

Sự tranh cãi về pháp luật khi áp dụng là chuyện không hiếm nhưng không phải ở đâu người ta cũng bất lực. Nguyên tắc suy đoán vô tội khẳng định: nếu có nghi ngờ về pháp luật thì (phải) giải thích có lợi cho người bị buộc tội. Việc tranh cãi về điều 106 và hiệu lực của quy định của ngân hàng Nhà nước - do chưa ai giải thích rõ ràng - cho thấy có sự nghi ngờ ở đây.

Không chỉ vậy, sự tranh cãi về việc bầu Kiên đầu tư vốn vào các công ty tài chính là hoạt động kinh doanh hay góp vốn đã cho thấy môi trường pháp lý hoàn toàn đem đến sự rủi ro. Khi luật không quy định, khi luật còn mâu thuẫn thì buộc người ta phải viện dẫn nguyên tắc của luật, trong trường hợp này, là: được làm những gì luật không cấm!

Khi còn những bất cập về luật và giải thích luật thì vẫn còn đó những rủi ro pháp lý, điều tối kỵ với một môi trường kinh doanh lành mạnh!

Cái còi và thanh kiếm

Người ta có thể tranh luận về sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực kinh tế nhưng chỉ là can thiệp đến mức nào chứ không thể phủ nhận vai trò của nhà nước đối với hoạt động kinh tế. Triết lý ở đây là “chính phủ tồi còn hơn không có chính phủ”!

Hàng loạt những sai phạm diễn ra trong thời gian dài, một dòng tiền khổng lồ chảy vòng vèo ngầm trong nền kinh tế từ ACB đến các công ty con của ACB, chảy ra thị trường tài chính nước ngoài qua hoạt động buôn vàng, chảy cả vào tài khoản của Huyền Như - 4.000 tỉ đồng biến mất như bị hút bởi lỗ đen... nhưng hệ thống cảnh báo không rung chuông và cuối cùng, chỉ thanh kiếm của sự trừng phạt là được lạnh lùng rút khỏi vỏ.

Quản lý hình như đang nắm cái cần phải buông và buông cái cần phải nắm!

Theo: nguoidothi.vn

Xem thêm:
 

NÓNG: Hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải
Sáng nay (4.12), lãnh đạo TAND tỉnh Long An đã đồng ý hoãn thi hành án tử hình đối với bị án Hồ Duy Hải (dự kiến diễn ra vào ngày mai- 5.12). Quyết định này đưa ra trên cơ sở ý kiến đề nghị của gia đình bị án Hồ Duy Hải.
 
Ông Lý Xuân Hải: 'Không biết bầu Kiên mua cổ phiếu ACB'
Nguyên tổng giám đốc ACB thừa nhận có cấp hạn mức 700 tỷ đồng để đầu tư cổ phiếu nhưng khẳng định không biết bầu Kiên mua của chính ngân hàng này
 
Ai chủ mưu phi tang xác nạn nhân Cát Tường xuống sông?
Cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội xác định, Đào Quang Khánh là người chủ động “gợi ý” cho Nguyễn Mạnh Tường về việc phi tang xác chị Huyền. Tuy nhiên, trước tòa, hai bị cáo đổ vai trò chủ mưu cho nhau.
 
Trùm lừa mua bán thiên thạch có 23 vợ, 31 con
Qua 16 năm lừa bán thiên thạch trên hơn 10 tỉnh, thành, trùm lừa Lê Văn Huy đã bỏ túi hơn 200 tỉ đồng
 
Cựu Chủ tịch Hà Nội không trả nhà công vụ: Xem thường uy tín
Nếu ông Nghiên không trả nhà mà UBND thành phố Hà Nội vẫn loay hoay với các phương án được đưa ra đều bị ông Nghiên không chấp nhận sẽ thể hiện sự xem thường uy tín của chính bản thân ông Nghiên...
 
Cô giáo “chạy việc”... vào thẳng nhà lao
Đêm 11/10/2014, Phan Thị Liên bị công an Nghệ An bắt giữ tại sân bay Nội Bài khi đang làm thủ tục sang nước Nga. Liên được di lý từ Hà Nội về Nghệ An và đối diện với cáo buộc “Lạm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
 
“Bầu” Kiên vẫn khẳng định không lừa ai
Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội ngày 3/12 tập trung thẩm vấn bị cáo Nguyễn Đức Kiên (“bầu” Kiên), nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), cùng các đồng phạm để làm rõ các hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
 
Hôm nay, xét xử vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường
Sáng nay (4/12), theo kế hoạch, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Nguyễn Mạnh Tường (bác sỹ ném xác) và Đào Quang Khánh (bảo vệ Thẩm mỹ viện Cát Tường).    
 
Nghi án mẹ tiêm thuốc độc vào người 2 con trai
 Nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì suy đa cơ quan, 2 bệnh nhi được chẩn đoán bị nhiễm độc thuốc diệt cỏ Paraquat. Khai thác bệnh sử bước đầu ghi nhận, trước đó do mâu thuẫn với chồng, mẹ 2 cháu đã dùng kim tiêm thuốc độc vào người các con.
 
Giám đốc thẩm hủy án lần 2 đối với bị án Hàn Đức Long
Hàn Đức Long từng được Toà Tối cao xét xử giám đốc thẩm và hủy án nhưng sau đó vẫn bị tuyên án tử hình. Mới đây, ông Long được xét xử giám đốc thẩm lần 2 và tiếp tục hủy án.