Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Việt Nam đang là "thỏi nam châm" đối với các Tập đoàn đa quốc gia?

 
Từ các đại gia công nghệ, đến các tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng như Adidas, Nike… đã dần chuyển những bộ phận sản xuất lớn, quan trọng của họ đến Việt Nam. Vậy điều gì đang xảy ra đối với các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) trên thế giới và Việt Nam có thực sự trở thành đại công xưởng của thế giới hay không?

Từ đại gia công nghệ đến ông lớn tiêu dùng
Không lâu sau quyết định chuyển phần lớn hoạt động của Samsung, Nokia thông báo tiếp tục chuyển toàn bộ sản xuất của hãng này khỏi Trung Quốc về Việt Nam. Theo các chuyên gia kinh tế, đây là hiện tượng chuyển vốn mạnh mẽ của các tập đoàn xuyên quốc gia nhưng cũng cho thấy sức hút của Việt Nam ngày càng lớn, đặc biệt trước ngưỡng cửa của các hiệp định thương mại lớn mà Việt Nam là thành viên.
 
Không chỉ xuất hiện tại Việt Nam, các Tập đoàn đa quốc gia ngày càng đổ vốn lớn vào Việt Nam (ảnh minh họa)
 
 
Microsoft - chủ đầu tư mới của Nokia tuyên bố đóng cửa 1 phần hoạt động của Nokia tại Trung Quốc, toàn bộ Nhà máy tại Hungary và chuyển nhà máy tại Mehico thành trung tâm sửa chữa để tập trung phát triển nhà máy sản xuất tại Bắc Ninh (Việt Nam).
 
Cũng trong kế hoạch chuyển hoạt động, Nokia đã cho thôi việc hơn 18.000 lao động trên toàn cầu, trong đó chủ yếu là các lao động trong nhà máy ở Trung Quốc.  Không chỉ chuyển khỏi Trung Quốc, Nokia cũng thu hẹp hoạt động tại Mỹ và một số nước khác trong đó có Mỹ.
 
Bắc Ninh hiện đang có sự hiện diện của hai hãng điện thoại, công nghệ lớn nhất nhì thế giới là Nokia và Samsung. Trong kế hoạch phát triển của mình, Nokia Việt Nam dự kiến tăng mạnh dây truyền sản xuất ở Nhà máy Bắc Ninh từ 6 dây chuyền lên 39 dây chuyền trong năm 2014.
 
Tháng 5/2014 Samsung cũng tuyên bố chuyển hoạt động sản xuất hầu hết các cơ sở tại Trung Quốc sang Việt Nam, đồng thời đầu tư nhiều tỷ đô vào hai dự án lớn tại Bắc Ninh và TP HCM liên tiếp trong hai tháng 6 và tháng 7. Bên cạnh đó, Samsung Thái Nguyên sẽ sản xuất hơn 80% điện thoại di động của Samsung trên toàn cầu.
 
Ba ngày trước LG - đại gia công nghệ của Hàn Quốc tuyên bố dự án 1,5 tỷ USD sản xuất thiết bị điện tử, điện lạnh của họ tại Hải Phòng sẽ đi vào sản xuất vào tháng 10/2014. Không chỉ các tập đoàn công nghệ lớn về Việt Nam, đại diện của nhiều hãng sản xuất hàng tiêu dùng lớn trên thế giới đang chuyển hoạt động kinh doanh về Việt Nam, trong đó phải kể đến là Nike, Adidas và Puma.
 
Theo ước tính của Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (LEFASO), tỷ lệ chuyển dịch hiện là 25%, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Nửa đầu năm 2014, các hãng thời trang như Nike, Adidas, Puma đã chuyển lượng lớn đơn đặt hàng từ Trung Quốc và Bangladesh sang nhà máy của Việt Nam
 
Sức bật từ chính sách và sự hội nhập
 
Việc đẩy mạnh xuất khẩu vốn, công nghệ và lựa cứ điểm tại Việt Nam của các hãng công nghệ và các TNCs là ý đồ lớn của các ông chủ tư bản vừa chứng minh yếu tố cạnh tranh rõ rệt của nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn.
 
Nếu như sự kiện Intel đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam từ năm 2006 được giới công nghệ toàn thế giới đặt nghi vấn về ý đồ “lấy đá rò đường” thì những năm gần đây, làng công nghệ thế giới đã được “mở mắt” bởi không chỉ có Intel lựa chọn Việt Nam mà tất ¾ các hãng công nghệ của thế giới đã có mặt tại Việt nam: Intel, Samsung, Nokia và LG…
 
Nguyên nhân chuyển cứ điểm sản xuất là do các hãng đang quyết liệt tái cơ cấu kinh doanh, chuyển sản xuất sang các nước có lợi thế hơn để cạnh tranh về giá cả và chi phí lao động.
 
Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những nguyên nhân chủ quan là chi phí lao động Việt Nam thấp, chỉ bằng nửa so với Trung Quốc  - nước vốn có chi phí khá thấp trước đây nhưng hiện đã tăng mạnh, đây được xem là yếu tố cạnh tranh trong ngắn hạn. Theo khảo sát của Jetro (Nhật Bản) tiền lương công nhân tại Bắc Kinh năm 2013 là 466 USD/tháng (~9,8 triệu đồng), trong khi tại Hà Nội chỉ là 145 USD/tháng (~3 triệu đồng).
 
Một yếu tố đánh giá môi tích cực môi trường đầu tư của Việt Nam chính là điều kiện chính trị ổn định, các chính sách ưu đãi đầu tư (ưu tiên dự án lớn, công nghệ cao) của Chính phủ, địa phương và bộ ngành đang được đẩy mạnh. Cơ sở hạ tầng cũng được xem là điểm nhấn khi Việt Nam đã hình thành được hai khu vực: Công nghiệp công nghệ cao TP HCM, các địa phương đặc thù như Bắc Ninh, TP HCM, Thái Nguyên và Hải Dương.
 
Theo GS Nguyễn Mại, chủ tịch Hội các Nhà đầu tư nước ngoài: “Việt Nam đang ngày càng được đánh giá cao về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Đặc biệt là việc dự thảo luật Đầu tư (sửa đổi), luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã và đang được soạn thảo có sự đóng góp rất lớn từ cộng đồng doanh nghiệp cùng với rất nhiều cải cách như: thủ tục kinh doanh, đầu tư được rút ngắn, các lĩnh vực cấm, hạn chế kinh doanh đang được “cắt tỉa” mạnh mẽ.
 
Một yếu tố địa chính trị khác cũng khiến Việt Nam cạnh tranh hơn đó là năm 2015 Việt Nam hội nhập đầy đủ vào Cộng đồng Kinh tế Asean rồi thương thảo Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình dương (TPP) dự kiến hoàn thành cuối năm… từ đây, hàng xuất xứ Việt Nam sẽ tỏa đi khắp thế giới, và không dại gì các nhà đầu tư không tận dụng điều này”.
 
Cũng theo GS Nguyễn Mại, một trong những điều khiến các TNCs rời bỏ Trung Quốc cũng do Trung Quốc có nhiều biểu hiện ưu đãi bất đối xứng cho các tập đoàn điện tử trong nước, đặc biệt là hai đại gia công nghệ của nước này.
 
Tuy nhiên dòng chu chuyển vốn, dây truyền sản xuất của các TNCs được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, trong đó các chuyên gia lo ngại họ chỉ chuyển 1 bộ phận sản xuất thủ công, dây truyền gia công lắp ráp.
 
Theo chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan: “Hãy bình tĩnh xem các tập đoàn họ chuyển sản xuất về Việt Nam những gì. Nếu chỉ là gia công, lắp ráp và sản xuất kỹ thuật thấp thì không phải xem lại. Nếu mức độ chuyển giao công nghệ chỉ ở cấp thấp, thì phải xem họ tận dụng thị trường và lợi thế của Việt Nam trong ngắn hạn. Phải có chính sách ưu tiên các TNCs chuyển công nghệ cao, công nghệ nguồn về Việt Nam như Intel đầu tư vào công nghệ nguồn tại TP HCM mới là điềm đáng mừng.”
 
Theo: Báo Dân trí 
Xem thêm:
Bà già 80 tuổi điều hành đường dây ma túy siêu lớn ở Sài thành
Ở cái tuổi gần đất xa trời, bà Nguyễn Thị Miết, 80 tuổi, trú tại số 382 Cao Thắng, phường 12, quận 10, TP Hồ Chí Minh vẫn còn rắn rỏi và rất linh hoạt. Tuy nhiên, tận dụng sức khỏe trời cho, bà Miết lại lao thân vào vòng xoáy của ma túy. Vốn là một tay buôn ma túy lâu năm, bị bắt một vài lần nhưng bà Miết vẫn không chịu từ bỏ con đường tội lỗi. Đến nay, bà này bị bắt quả tang...
 
Đề xuất học THPT trong 2 năm
Số năm học của mỗi cấp được đề xuất thay đổi theo hướng 10 năm giáo dục cơ bản (5 năm tiểu học, 5 năm THCS) và 2 năm định hướng nghề nghiệp (THPT).
 
Hành khách bị đánh bê bết máu vì “ý kiến” với nhà xe
Đang bức xúc vì bị chuyển sang một xe khác không đúng tuyến, chạy chậm gây mất thời gian, ông Nguyễn Xuân Quảng (ở Kinh Môn, Hải Dương) đã “trút” nỗi bực tức và “trót” buông lời khó chịu với nhà xe. Lập tức ông bị lôi xuống đường hành hung dã man.
 
Con bị hiếp dâm, Tòa chỉ lỗi của cha mẹ
Mới 13 tuổi nhưng Thùy bỏ nhà ra Hà Nội lang thang kiếm sống. Một lần Thùy đi lạc đường ở bờ hồ Gươm và bị nhóm thanh niên bắt về khu trọ thay nhau hãm hiếp. Sau đó, Thùy được một phụ nữ bán hoa giải cứu.
 
Vụ bắt trùm xã hội đen Minh “sâm”: Phát lộ 2 cây gỗ sưa
Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm ( Bộ CA) cho biết, quá trình khám xét kho gỗ của trùm xã hội đen Minh “sâm”, ngoài số tang vật là vũ khí “nóng”, ô tô... cơ quan chức năng còn thu giữ được 2 cây gỗ sưa trị giá hàng chục tỉ đồng.
 
Tạm dừng công tác Phó Giáo sư vụ “200 triệu lấy được bằng Tiến sĩ Y khoa”
- Trường Đại học Y dược Thái Nguyên vừa tiến hành tạm dừng công tác giảng dạy, quản lí đối với PGS.TS Đàm Khải Hoàn về phát ngôn “có thể lấy được bằng Tiến sĩ Y khoa, giá 200 triệu đồng”.
 
Những dấu hỏi vụ đôi nam nữ chết trên ôtô có nhiều vết đạn
Một người có thể tự sát bằng 3 phát đạn, có hay không khả năng về người thứ 3 gây án... là những câu hỏi đặt ra sau kết quả khám nghiệm hiện trường đôi nam nữ gục chết trong chiếc Fortuner.
 
Bộ GTVT “tước” quyền chủ đầu tư hàng loạt dự án của ngành đường sắt
Bộ GTVT vừa "tước" quyền chủ đầu tư các dự án vốn ngân sách, vốn ODA đã giao cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Cục Đường sắt Việt Nam. Trong đó có dự án đường sắt tai tiếng vì nhận hối lộ của JTC và dự án "đội" vốn 300 triệu USD.
 
Gặp Tướng Thành trước thông tin ông sẽ bị kiện từ vụ án Năm Cam
Vụ án Năm Cam đã trôi qua hơn 10 năm, nhưng gần đây đã có nhiều thông tin liên quan đến Trung tướng Nguyễn Việt Thành - Trưởng ban chuyên án Năm Cam.
 
Ám ảnh “Bến không đầu” ngay Hà Nội và giải mã hiện tượng xác trôi
Đó là cái tên mới mà người dân xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội gọi bến đò Văn Mẫu, nơi đã phát hiện thi thể không đầu trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường. Nhiều năm qua, tại đây đã vớt được hàng chục xác trôi sông trong đó có những thi thể không đầu.