Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Vì sao vợ cựu Tổng Giám đốc Vinalines kêu oan cho chồng?
Trong đơn kêu oan, bà Ngô Thị Vân (vợ của cựu Tổng Giám đốc Vinalines) đưa ra nhiều dấu hiệu chưa thỏa đáng về khoản tiền 10 tỷ đồng ông Phúc bị cáo buộc nhận hối lộ.
Chỉ là nạn nhân?
Như tin đã đưa, trước phiên phúc thẩm vụ án Vinalines dự kiến được mở ngày 22/4 tới, bà Ngô Thị Vân (SN 1961, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) đã có đơn gửi các cơ quan chức năng kêu oan cho chồng mình, ông Mai Văn Phúc - cựu Tổng Giám đốc Vinalines.
Ông Mai Văn Phúc bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội kết tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Tham ô tài sản” trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Ông Mai Văn Phúc (phải) - cựu Tổng Giám đốc Vinalines trong phiên toàn sơ thẩm.
Theo trình bày của bà Vân, ông Mai Văn Phúc được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc trong bối cảnh Vinalines đã tiến hành dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam được hơn một năm. Cụ thể, ông Phúc được bổ nhiệm giữ chức vụ trên vào ngày 11/4/2007. Trước đó hơn một năm, ngày 24/2/2006, ông Phạm Duy Anh - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, kiêm Chủ tịch HĐQT Vinalines - đã ký Nghị quyết số 161/NQ-HĐQT giao cho Tổng giám đốc triển khai đầu tư xây dựng 1 nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam.
“Như vậy, rõ ràng, chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam phải có từ trước tháng 2/2006 thì ngày 24/2/2006 ông Phạm Duy Anh mới có thể thay mặt HĐQT ký Nghị quyết 161/NQ-HĐQT giao cho Tổng Giám đốc triển khai dự án. Trong giai đoạn này, chính ông Dương Chí Dũng là người chịu trách nhiệm thực hiện Nghị quyết 161/NQ-HĐQT về việc triển khai xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam (ông Dương Chí Dũng làm Tổng giám đốc từ tháng 8/2005 đến tháng 4/2007).” - bà Vân nêu trong đơn.
Từ đó, bà Vân cho rằng, ông Mai Văn Phúc chỉ là nạn nhân trong việc triển khai dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam nói chung và việc mua sắm ụ nổi 83M nói riêng.
Không nhận hối lộ 10 tỷ đồng?
Về nội dung 10 tỷ đồng ông Phúc bị cáo buộc nhận hối lộ, bà Vân cho rằng có những dấu hiệu chưa thỏa đáng. Theo bà Vân, thời điểm xảy ra vụ việc nhận hối lộ như cáo buộc của tòa án, ông Mai Văn Phúc vừa mới được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Vinalines được 2 tháng.
“Mối quan hệ giữa chồng tôi và ông Dương Chí Dũng có mâu thuẫn sâu sắc từ trước. Việc mâu thuẫn với chồng tôi cũng đã được ông Dũng khai báo tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa. Trần Hải Sơn là người thân tín của ông Dũng cũng đã nhiều lần xác nhận điều này.” - bà Vân trình bày.
Luật sư Hoàng Huy Được - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
Theo kết luận điều tra và những lời khai trước tòa của các bị cáo, bà Vân khẳng định, ông Mai Văn Phúc gặp ông Goh (Giám đốc Công ty AP - Singapore) duy nhất 1 lần trong thời gian khoảng 5 phút, gặp xã giao và trao danh thiếp. Việc gặp gỡ này có sự chứng kiến của ông Chiều, ông Sơn và một số người khác.
“Việc chồng tôi không có bất kỳ một sự trao đổi nào đối với ông Goh về số tiền “lại quả” 1,666 triệu USD cũng đã được ông Goh Hoon Seow khai tuyên thệ ngày 16/4/2014 tại Singapore có thị thực của Cơ quan công chứng Singapore và đã được hợp pháp hóa lãnh sự.” - bà Vân nêu trong đơn.
Về số tiền 10 tỷ đồng ông Mai Văn Phúc bị cáo buộc nhận hối lộ, bà Vân cho rằng, chồng bà đã bị “đổ vấy” trách nhiệm. “Theo lời khai của ông Trần Hải Sơn, việc ông Sơn đưa tiền cho chồng tôi không có ai chứng kiến. Ông Sơn cũng không đưa ra được bằng chứng nào chứng minh về việc đưa tiền cho chồng tôi.” - bà Vân cho hay.
Về địa điểm giao tiền, lời khai của Trần Hải Sơn cũng thể hiện sự mâu thuẫn. Ban đầu, Sơn khai cả 3 lần đều đưa tiền cho Mai Văn Phúc ở làng quốc tế Thăng Long (Hà Nội). Sau đó, Sơn lại khai đưa 2,5 tỷ đồng cho Mai Văn Phúc tại làng An Hồng, An Dương, Hải Phòng.
Số tiền 2 tỷ đồng Sơn khai đã rút ra từ Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng hải Hải Phòng để gộp với số tiền 3 tỷ đồng mà em gái Sơn đã chuẩn bị để đưa cho Mai Văn Phúc, bà Vân cho rằng, việc Sơn rút tiền tại ngân hàng mà lại không có chứng từ lưu lại là hoàn toàn vô lý.
“Tôi đã có đơn gửi Ngân hàng TMCP Hàng hải để Ngân hàng cho biết về trình tự, thủ tục giao dịch rút tiền, rút tiền bằng chứng minh nhân dân, lưu trữ hồ sơ giao dịch thanh toán. Từ đó, tôi có thể khẳng định, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng hải Hải Phòng không có chứng từ giao dịch rút số tiền 2 tỷ đồng mà Trần Hải Sơn đã khai (chứng từ lưu trữ 30 năm).” - bà Vân dẫn chứng.
luật sư Hoàng Huy Được - Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội (Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Minh) - cho hay, những nội dung bà Ngô Thị Vân gửi các cơ quan chức năng là rất có cơ sởđể xem xét. Theo luật sư Được, ông Trần Hải Sơn không đưa ra được bất kỳ một bằng chứng gì để chứng minh là mình đã đưa tiền cho ông Phúc.
“Trong trường hợp này, ông Sơn phải có nghĩa vụ đưa ra bằng chứng để chứng minh cho lời khai của mình là có căn cứ và hợp pháp. Theo quy định của pháp luật, việc ông Sơn không đưa ra được bằng chứng chứng minh cho lời khai của mình là có căn cứ thì không thể chấp nhận.” - luật sư Được nêu quan điểm.
Về việc ông Trần Hải Sơn khai đã dùng chứng minh nhân dân để rút số tiền 2 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hải Phòng, luật sư Được cho hay, với những chứng cứ bà Vân nêu trong đơn, việc ông Trần Hải Sơn khai phải được hiểu là không có thật.
“Một khi không có số tiền 2 tỷ đồng thì càng không thể có số tiền ông Sơn đưa cho ông Phúc như ông Sơn đã khai.” - luật sư Được cho biết.
Những căn nguyên bà Ngô Thị Vân dẫn chứng và những điều luật sư Hoàng Huy Được luận chứng sẽ được tòa án xem xét để xử lý trong phiên xử phúc thẩm tới đây.
Như tin đã đưa, trước phiên phúc thẩm vụ án Vinalines dự kiến được mở ngày 22/4 tới, bà Ngô Thị Vân (SN 1961, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) đã có đơn gửi các cơ quan chức năng kêu oan cho chồng mình, ông Mai Văn Phúc - cựu Tổng Giám đốc Vinalines.
Ông Mai Văn Phúc bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội kết tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Tham ô tài sản” trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Ông Mai Văn Phúc (phải) - cựu Tổng Giám đốc Vinalines trong phiên toàn sơ thẩm.
Theo trình bày của bà Vân, ông Mai Văn Phúc được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc trong bối cảnh Vinalines đã tiến hành dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam được hơn một năm. Cụ thể, ông Phúc được bổ nhiệm giữ chức vụ trên vào ngày 11/4/2007. Trước đó hơn một năm, ngày 24/2/2006, ông Phạm Duy Anh - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, kiêm Chủ tịch HĐQT Vinalines - đã ký Nghị quyết số 161/NQ-HĐQT giao cho Tổng giám đốc triển khai đầu tư xây dựng 1 nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam.
“Như vậy, rõ ràng, chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam phải có từ trước tháng 2/2006 thì ngày 24/2/2006 ông Phạm Duy Anh mới có thể thay mặt HĐQT ký Nghị quyết 161/NQ-HĐQT giao cho Tổng Giám đốc triển khai dự án. Trong giai đoạn này, chính ông Dương Chí Dũng là người chịu trách nhiệm thực hiện Nghị quyết 161/NQ-HĐQT về việc triển khai xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam (ông Dương Chí Dũng làm Tổng giám đốc từ tháng 8/2005 đến tháng 4/2007).” - bà Vân nêu trong đơn.
Từ đó, bà Vân cho rằng, ông Mai Văn Phúc chỉ là nạn nhân trong việc triển khai dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam nói chung và việc mua sắm ụ nổi 83M nói riêng.
Không nhận hối lộ 10 tỷ đồng?
Về nội dung 10 tỷ đồng ông Phúc bị cáo buộc nhận hối lộ, bà Vân cho rằng có những dấu hiệu chưa thỏa đáng. Theo bà Vân, thời điểm xảy ra vụ việc nhận hối lộ như cáo buộc của tòa án, ông Mai Văn Phúc vừa mới được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Vinalines được 2 tháng.
“Mối quan hệ giữa chồng tôi và ông Dương Chí Dũng có mâu thuẫn sâu sắc từ trước. Việc mâu thuẫn với chồng tôi cũng đã được ông Dũng khai báo tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa. Trần Hải Sơn là người thân tín của ông Dũng cũng đã nhiều lần xác nhận điều này.” - bà Vân trình bày.
Luật sư Hoàng Huy Được - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
Theo kết luận điều tra và những lời khai trước tòa của các bị cáo, bà Vân khẳng định, ông Mai Văn Phúc gặp ông Goh (Giám đốc Công ty AP - Singapore) duy nhất 1 lần trong thời gian khoảng 5 phút, gặp xã giao và trao danh thiếp. Việc gặp gỡ này có sự chứng kiến của ông Chiều, ông Sơn và một số người khác.
“Việc chồng tôi không có bất kỳ một sự trao đổi nào đối với ông Goh về số tiền “lại quả” 1,666 triệu USD cũng đã được ông Goh Hoon Seow khai tuyên thệ ngày 16/4/2014 tại Singapore có thị thực của Cơ quan công chứng Singapore và đã được hợp pháp hóa lãnh sự.” - bà Vân nêu trong đơn.
Về số tiền 10 tỷ đồng ông Mai Văn Phúc bị cáo buộc nhận hối lộ, bà Vân cho rằng, chồng bà đã bị “đổ vấy” trách nhiệm. “Theo lời khai của ông Trần Hải Sơn, việc ông Sơn đưa tiền cho chồng tôi không có ai chứng kiến. Ông Sơn cũng không đưa ra được bằng chứng nào chứng minh về việc đưa tiền cho chồng tôi.” - bà Vân cho hay.
Về địa điểm giao tiền, lời khai của Trần Hải Sơn cũng thể hiện sự mâu thuẫn. Ban đầu, Sơn khai cả 3 lần đều đưa tiền cho Mai Văn Phúc ở làng quốc tế Thăng Long (Hà Nội). Sau đó, Sơn lại khai đưa 2,5 tỷ đồng cho Mai Văn Phúc tại làng An Hồng, An Dương, Hải Phòng.
Số tiền 2 tỷ đồng Sơn khai đã rút ra từ Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng hải Hải Phòng để gộp với số tiền 3 tỷ đồng mà em gái Sơn đã chuẩn bị để đưa cho Mai Văn Phúc, bà Vân cho rằng, việc Sơn rút tiền tại ngân hàng mà lại không có chứng từ lưu lại là hoàn toàn vô lý.
“Tôi đã có đơn gửi Ngân hàng TMCP Hàng hải để Ngân hàng cho biết về trình tự, thủ tục giao dịch rút tiền, rút tiền bằng chứng minh nhân dân, lưu trữ hồ sơ giao dịch thanh toán. Từ đó, tôi có thể khẳng định, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng hải Hải Phòng không có chứng từ giao dịch rút số tiền 2 tỷ đồng mà Trần Hải Sơn đã khai (chứng từ lưu trữ 30 năm).” - bà Vân dẫn chứng.
luật sư Hoàng Huy Được - Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội (Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Minh) - cho hay, những nội dung bà Ngô Thị Vân gửi các cơ quan chức năng là rất có cơ sởđể xem xét. Theo luật sư Được, ông Trần Hải Sơn không đưa ra được bất kỳ một bằng chứng gì để chứng minh là mình đã đưa tiền cho ông Phúc.
“Trong trường hợp này, ông Sơn phải có nghĩa vụ đưa ra bằng chứng để chứng minh cho lời khai của mình là có căn cứ và hợp pháp. Theo quy định của pháp luật, việc ông Sơn không đưa ra được bằng chứng chứng minh cho lời khai của mình là có căn cứ thì không thể chấp nhận.” - luật sư Được nêu quan điểm.
Về việc ông Trần Hải Sơn khai đã dùng chứng minh nhân dân để rút số tiền 2 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hải Phòng, luật sư Được cho hay, với những chứng cứ bà Vân nêu trong đơn, việc ông Trần Hải Sơn khai phải được hiểu là không có thật.
“Một khi không có số tiền 2 tỷ đồng thì càng không thể có số tiền ông Sơn đưa cho ông Phúc như ông Sơn đã khai.” - luật sư Được cho biết.
Những căn nguyên bà Ngô Thị Vân dẫn chứng và những điều luật sư Hoàng Huy Được luận chứng sẽ được tòa án xem xét để xử lý trong phiên xử phúc thẩm tới đây.
Theo:báo dân trí
Xem thêm
“Hôm nay mình đã đỡ hơn nhiều. Hai ngày trước mình còn không ngồi dậy được”, ông Trần Xuân Giá chia sẻ khi ở bên trong phòng bệnh.
|
|
Mới đây, Viện KSND Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiến hành xin lỗi công khai thân nhân ông Vũ Thanh Hải - người đã mất cách đây gần 10 năm do quá uất ức với bản án "trên trời".
|
|
Chỉ vì bênh bạn học, Hân rút dao để sẵn trong cặp đâm mạnh một nhát vào ngực trái của Vương khiến nạn nhân ngã gục tại chỗ và tử vong ngay sau khi đi cấp cứu.
|
|
Là ông chủ cơ sở tập luyện thể hình lớn nhất trong vùng, của nả không thiếu, nhưng chính “đại gia” cũng không thể lý giải được căn bệnh “nghiện trộm cướp” của mình. Đối tượng Nghiêm cho rằng mình gây án vì mắc bệnh rối loạn máu não
|
|
Theo điều tra viên Phạm Văn Hoàn – Công an huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), Công an xã Xuân Thọ có xịt hơi cay vào nhóm của em Thành.
|
|
Vụ án này chỉ có thể ngủ yên, bi kịch của hai người mẹ chỉ có thể khép lại nếu họ biết học cách chấp nhận và thứ tha. Bằng không cuộc chiến này sẽ khó có hồi kết!".
|
|
Đang nuôi con nhỏ, quyết “đổi đời” bằng con đường lầm lạc, nữ quái 9X Hồng Nhung đã sa lưới pháp luật khi đang trên đường vận chuyển số lượng ma túy “khủng”.
|
|
Thầy thuốc ưu tú Phan Việt Trung, Bí thư chi bộ, Phó chủ nhiệm Khoa ngoại, Bệnh viện Bạch Mai tiếc nuối: “Không may để xảy ra chuyện, giá như Tường gọi cho tôi thì mọi chuyện đã khác. Cậu ta không có người tư vấn..."
|
|
Bầu Kiên kể với các luật sư, có hai việc để làm hàng ngày: tập thể dục và tập trung suy nghĩ về những việc làm đã qua của bản thân.
|
|
Thấy người say rượu chạy xe vượt mặt mình, hai thanh niên phóng xe đuổi theo đạp ngã cho bỏ ghét, rồi chặn đầu xe đánh đập không thương tiếc dẫn đến chết người.
|
|
- Re: Luật sư Đặng Văn Cường
- Đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác qua tin nhắn điện thoại bị xử lý như thế nào?
- Khởi kiện tội hiếp dâm - Mong luật sư và mọi người giúp đỡ
- tách đất trong quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất.
- Hỏi luật sư về thuế môn bài
- Về điều kiện được cấp sổ đỏ