Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Vì sao đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga bị bắt?

 

Đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga (ảnh) bị bắt tối 7-1. Trước khi bị bắt, bà Nga bị tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đại biểu Quốc hội.

Tối 7-1, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với bà Châu Thị Thu Nga - trú tại phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đại biểu Quốc hội khóa XIII, chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Đầu tư nhà đất (Housing Group) - về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Các quyết định trên được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn.

Liên quan đến vụ án này, trước đó cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Tuẫn, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội, về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Liên quan tới 2 dự án bất động sản

Đại diện tổ dân phố nơi bà Nga cư trú cho biết cơ quan công an đến làm việc với gia đình bà Nga từ buổi tối và ông này được mời sang để chứng kiến sự việc. Việc khám xét được kéo dài nhiều giờ với hầu hết các phòng trong gia đình.

Cơ quan điều tra thu được khá nhiều tài liệu, giấy tờ, đóng vào trong một thùng cactông và một bao tải lớn để mang ra ôtô.

Phía bên ngoài căn nhà nơi bà Nga cư trú, cả trăm người dân hiếu kỳ vây quanh chứng kiến việc khám xét. Trong số này có rất nhiều chủ nợ của bà Nga.

Đến gần 23g, việc khám xét mới kết thúc, bà Nga bị dẫn giải ra khỏi nhà, đưa lên một chiếc xe để đưa về nơi tạm giam.

Theo quy định của pháp luật, trong thời gian Quốc hội không họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội để phục vụ công tác điều tra, truy tố.

Trước bà Nga, từng có những trường hợp đại biểu Quốc hội bị khởi tố, bắt giam như các ông Mạc Kim Tôn (đại biểu Quốc hội khóa XI), Lê Minh Hoàng (đại biểu Quốc hội khóa XI).

Bà Nga bị khởi tố về những sai phạm liên quan đến hai dự án bất động sản tại B5 Cầu Diễn và dự án tại phường Phú Thượng (Hà Nội).

Dự án B5 Cầu Diễn do liên danh hai đơn vị Công ty TNHH thương mại một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư phát triển Hà Nội (HAIC) và Công ty CP Tập đoàn Đầu tư nhà đất đồng thực hiện. 

Năm 2009, liên danh nêu trên tiến hành chào bán sáu tòa nhà chung cư, mỗi tòa từ 28-32 tầng dưới hình thức nhà ở thương mại.

Riêng công ty của ông Nguyễn Văn Tuẫn huy động tiền của khách hàng hơn 100 tỉ đồng.

Trong khi đó, Housing Group do bà Nga làm chủ tịch huy động của hàng trăm khách hàng số tiền gần 500 tỉ đồng.

Trên thực tế, dự án B5 Cầu Diễn là dự án không thuộc diện kinh doanh nhà ở thương mại. Dự án này có tên chính thức là dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội (CT5) được sử dụng vào quỹ nhà ở tái định cư của TP.

Dự án được Sở Quy hoạch - kiến trúc Hà Nội phê duyệt với bốn tòa nhà có số tầng từ 11-21 tầng, không phải sáu tòa nhà như liên danh của bà Nga và ông Tuẫn quảng cáo để huy động vốn của khách hàng..

Tương tự, tại dự án khu nhà ở tái định cư và kinh doanh trên địa bàn phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Housing Group đầu tư đồng bộ một  tòa chung cư 12 tầng, tổng diện tích sàn là 9.232m2 và khu nhà thấp tầng hơn 700m2(gồm 7 lô).

Tuy nhiên từ năm 2007, khu nhà này được bán với giá 7 triệu đồng/m2nhưng cho đến nay dự án vẫn chưa triển khai.

Đơn thư phản ánh của khách hàng cho biết đóng tới 90% giá trị nhà nhưng dự án chỉ mới làm xong phần móng rồi bỏ hoang phế.

Công an thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Châu Thị Thu Nga - Ảnh: Đức Hiệp 

Có nhiều đơn thư khiếu kiện bà Nga

Bà Châu Thị Thu Nga sinh năm 1965, quê Thừa Thiên - Huế, đại biểu Quốc hội khóa XIII, đồng thời là đại biểu HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2011-2016.

Trong hồ sơ đại biểu Quốc hội, bà Nga khai là tiến sĩ quản trị kinh doanh và giữ hàng loạt chức vụ: phó trưởng ban điều hành mạng các sàn giao dịch bất động sản VN khu vực miền Bắc - Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng, chủ tịch CLB vườn ươm doanh nhân - Hội LHTN TP Hà Nội, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Đầu tư xây dựng nhà đất; ủy viên ban thường trực nhóm nữ đại biểu Quốc hội VN; thành viên tổ chuyên gia liên ngành - Ban chỉ đạo T.Ư về chính sách nhà và thị trường bất động sản; ủy viên thường vụ ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản VN; ủy viên Tổ chức nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Cộng hòa LB Đức; phó chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi TP Hà Nội; ủy viên Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội.

Trước đó, khi ứng cử đại biểu Quốc hội, do có dư luận nghi ngờ, cơ quan chức năng từng phải xác minh tính xác thực đối với thông tin bà Nga khai là tiến sĩ, sau đó xác nhận bà Nga hoàn thành chương trình tiến sĩ từ xa của một cơ sở giáo dục nước ngoài.

Lãnh đạo Ban Công tác đại biểu (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) cho biết bà Nga là trường hợp đại biểu Quốc hội có nhiều đơn thư khiếu kiện, tố cáo trong suốt thời gian dài liên quan đến công việc làm ăn.

Báo Tuổi Trẻ cũng từng nhận được nhiều đơn từ, phản ánh của bạn đọc tố cáo bà Nga.

Tuy nhiên, thời điểm này bà Nga hứa với lãnh đạo Ban Công tác đại biểu là sẽ gặp khách hàng để giải quyết vấn đề, sẽ trả nhà đúng hạn cho các khách hàng tham gia dự án, nên Ban Công tác đại biểu chưa kiến nghị xử lý bà Nga.

Bà Châu Thị Thu Nga có đơn xin vắng mặt gần nửa thời gian kỳ họp thứ 8 vừa qua với lý do đi chữa bệnh tại TP.HCM. Sau kỳ họp, bà Nga không tham gia bất cứ cuộc tiếp xúc cử tri nào.

Theo: tuoitre.vn

Xem thêm: 
 

Vụ Huyền Như: Tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm, điều tra lại
Ngày 7-1, HĐXX phúc thẩm đã tuyên chấp nhận kiến nghị của VKS đối với 1.085 tỷ đồng Huyền Như chiếm đoạt của 5 công ty là có dấu hiệu của hành vi tham ô tài sản. 
 
Tòa đồng tình với Viện Kiểm sát: Huyền Như có dấu hiệu tham ô
Hôm nay (7-1), Toà Phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM tuyên án vụ Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền trưởng Phòng giao dịch Điện Biên Phủ VietinBank Chi nhánh TP.HCM) và các đồng phạm đã lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng sau nhiều ngày nghị án.
 
Vụ án Huyền Như: Hiệu lực pháp lý của các giao dịch dân sự
Trong khi khẳng định VietinBank có trách nhiệm bồi thường khoảng 1.080 tỉ đồng cho nhóm năm công ty gồm An Lộc, SBBS, Hưng Yên, Toàn Cầu và Phương Đông, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) lại bác bỏ trách nhiệm đó đối với ACB và Navibank vì hành vi gửi tiền của hai ngân hàng này là trái luật, nên không được pháp luật bảo vệ. Từ khía cạnh dân sự của vụ án, bài viết sau đây phân tích...
 
Rốt cuộc Huyền Như tham ô hay lừa đảo?
VKS nói Huyền Như vừa phạm tội tham ô tài sản, vừa phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Về mặt học thuật, điều đó có ổn không? Tại sao cùng một hành vi giống nhau mà “đoạn” này thì tham ô,”khúc” kia lại lừa đảo?
 
Việt Nam thắng vụ kiện quốc tế
Hội đồng trọng tài của Tòa trọng tài thường trực tại La Hay (Hà Lan) bác bỏ toàn bộ các nội dung khiếu kiện của bệnh viện DialAsie.
 
Vụ năm CA đánh chết người ở Phú Yên: CA, tòa, viện đòi ‘xử’ luật sư
Công an, tòa và VKSND TP Tuy Hòa kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề của luật sư Võ An Đôn, người bảo vệ cho gia đình bị hại, vì cho rằng luật sư này xúc phạm nhiều người.
 
Bồi thường gần 700 triệu đồng vì cho nghỉ việc trái luật
Ngày quay lại làm việc vì nghỉ thai sản, chị gọi điện cho tài xế lái xe và được báo là “Tổng giám đốc không cho dừng xe lại đón chị”. Đến công ty, chị tiếp tục bị bảo vệ ngăn lại.
 
Từ 5/1 lấy ý kiến dân về bộ luật Dân sự sửa đổi
Trong 3 tháng, từ 5/1 đến 5/4, người dân có thể góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản về dự thảo bộ luật Dân sự sửa đổi.
 
Vụ tử tù Hồ Duy Hải: 4 nghi vấn trong vụ án giết người tàn độc
Ngày 4-12, chỉ một ngày trước thời điểm thi hành án tử hình đối với tử tù Hồ Duy Hải, người bị hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm tuyên án tử hình về tội giết người, cướp tài sản xảy ra ở Bưu điện Cầu Voi (Long An), TAND tỉnh Long An đã quyết định hoãn thi hành án đối với tử tù này để chờ cấp có thẩm quyền xem xét.   
 
Nghĩ con đối xử tệ, mẹ đòi lại đất đã cho
Người mẹ cho rằng con gái ngược đãi, vi phạm điều cam kết trước đó khi bà tặng cho đất nên kiện ra tòa đòi lại.