Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Trưng cầu giám định tùm lum vì… quên luật

 

 Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 19-1 có bài "Giám định khi thế này, lúc thế khác"phản ánh một vụ án cố ý gây thương tích ở TP Huế, nạn nhân có tới bốn bản giám định.

 

 

Trong đó, giám định lần đầu nạn nhân bị thương tật (tạm thời) 32%. Ba lần giám định sau đó kết quả lần lượt là 37%, 3% và 4%. Cơ quan điều tra TP Huế đã căn cứ vào kết quả giám định sau cùng (và đơn xin rút yêu cầu khởi tố của nạn nhân) để đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bị can. Tuy nhiên, VKSND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã hủy quyết định đình chỉ, sau đó cơ quan tố tụng căn cứ vào kết quả giám định ban đầu để truy tố, xét xử bị cáo.

Có ý kiến cho rằng trường hợp này sử dụng kết quả giám định lần đầu để truy cứu hình sự bị cáo là đúng, có người lại cho rằng phải dùng kết quả giám định lần sau cùng để xem xét.

Theo quy định tại Điều 33 Pháp lệnh giám định tư pháp thì việc giám định lại (lần hai) chỉ được thực hiện trong trường hợp có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn giữa các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại lần hai do Hội đồng giám định thực hiện. Hội đồng giám định do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quản lý về lĩnh vực cần giám định quyết định thành lập. Hội đồng giám định gồm có ít nhất ba thành viên là những người có trình độ chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định. Trong trường hợp đã thực hiện giám định lại lần thứ hai thì không thực hiện giám định lại nữa, trừ trường hợp đặc biệt do viện trưởng VKSND Tối cao quyết định.

Về lý luận cũng như thực tiễn xét xử từ trước đến nay, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích là lấy kết quả giám định tỉ lệ thương tật tạm thời. Nếu kết quả giám định vừa có tỉ lệ thương tật tạm thời, vừa có tỉ lệ thương tật vĩnh viễn thì cộng hai tỉ lệ thương tật đó với nhau làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Tuy nhiên, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì tòa án chỉ căn cứ vào tỉ lệ thương tật vĩnh viễn; nếu giữa bị cáo và người bị hại không thỏa thuận được mức bồi thường một lần thì trong bản án tòa án phải dành quyền khởi kiện cho người bị hại khi vết thương đã lành và có kết luận chính thức của hội đồng giám định y khoa.

Nếu kết quả giám định lần đầu, cơ quan tố tụng hoặc người tham gia tố tụng còn nghi ngờ thì phải yêu cầu giám định lại theo quy định của Pháp lệnh giám định tư pháp chứ không được tùy tiện trưng cầu giám định.

Trở lại vụ án báo nêu, lần thứ nhất Trung tâm Pháp y tỉnh Thừa Thiên-Huế có kết luận giám định nạn nhân bị thương tật 32% tạm thời. Nhưng sau đó cũng chính trung tâm pháp y này giám định lại và cho ra kết quả thương tích 37%. Rồi bốn tháng sau, cũng chính trung tâm pháp y này lại có kết luận giám định mới với thương tật chỉ có 3%. Rõ ràng việc Trung tâm Pháp y tỉnh Thừa Thiên-Huế ba lần giám định cho ra ba kết quả khác nhau là vi phạm pháp luật. Về nguyên tắc, chỉ có kết quả giám định lần một là đúng pháp luật, còn hai lần sau vì vi phạm pháp luật nên không thể căn cứ vào kết quả giám định đó mà giải quyết vụ án được.

Việc Cơ quan CSĐT Công an TP Huế ra quyết định trưng cầu giám định của Viện Pháp y Quốc gia cũng không đúng với quy định của Pháp lệnh giám định vì Viện Pháp y Quốc gia không phải là cơ quan giám định lại.Nếu CSĐT Công an TP Huế nghi ngờ về kết quả giám định lần đầu của Trung tâm Pháp y tỉnh Thừa Thiên-Huế thì có thể trưng cầu giám định nhưng hội đồng giám định phải do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quản lý về lĩnh vực cần giám định quyết định thành lập thì mới hợp pháp.

Như vậy, trong một vụ án mà có tới bốn bản giám định thương tật là vi phạm nghiêm trọng tố tụng.

Vấn đề giám định tư pháp là vấn đề rất phức tạp, kéo dài nhiều năm gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án của cơ quan tố tụng, nhất là đối với tòa án. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng các quy định của Pháp lệnh giám định tư pháp thì việc giải quyết vụ án sẽ bớt khó khăn hơn. Rất tiếc, hiện nay nhiều người tiến hành tố tụng không nắm chắc các quy định về giám định, cứ làm theo lối cũ, trưng cầu giám định tùm lum, không theo một nguyên tắc nào nên mới dẫn đến tranh cãi vô bổ.

Thiết nghĩ nhân sự việc này, các cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương cũng nên có một văn bản hướng dẫn để cấp dưới “ôn lại” kiến thức, tránh việc giải quyết vụ án kéo dài hoặc phải hủy đi hủy lại.

Theo: netluat.plo.vn

Xem thêm:
 

Đề nghị rút lại kiến nghị ‘xử’ LS Đôn
Liên đoàn Luật sư Việt Nam giao cho Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên biểu dương luật sư Võ An Đôn vì những đóng góp của anh.
 
Có nên lập “Bộ Phụ nữ”?
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Việt Nam hiện nay không có bộ nào quản lý phụ nữ, trong khi các nước đều có bộ phụ nữ nên cần tính toán, xem xét tới việc này.
 
Đi mua xe đạp, “đại gia” mất gần 1,5 tỷ đồng
Đậu chiếc ôtô ven đường vào cửa hàng mua xe đạp, khi trở ra, vị “đại gia” bàng hoàng phát hiện giỏ xách cùng tài sản gần 1,5 tỷ đồng để trong xe đã bị mất.
 
Hoãn xử vụ truy sát ở bệnh viện vì bị cáo bỗng dưng... câm
Ngày 21-1, TAND tỉnh Bình Thuận đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Võ Tuấn Anh (38 tuổi), kỹ sư xây dựng về tội giết người với tình tiết tăng nặng cố tình thực hiện tội phạm đến cùng.
 
Bé gái có thai, nhiều trai làng hồi hộp
Nhiều trai làng thừa nhận có “quan hệ” với Hương, nhưng không ai nhận là chủ nhân của bào thai. Cách duy nhất phải chờ cháu bé chào đời để xét nghiệm ADN.
 
Thủ tướng giao Bộ Công an quy định cấp số định danh cho trẻ em
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch. Thủ tướng giao Bộ Tư pháp quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch, giao Bộ Công an xây dựng quy định về thủ tục cấp số định danh cá nhân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh.    
 
Thẩm phán bị tố ‘giúp’ bị đơn tẩu tán tài sản
Thẩm phán này đã ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, từ đó bị đơn đã bán căn nhà bị ngăn chặn trước đó.
 
Thẩm phán, hội thẩm vẫn chịu nhiều lệ thuộc
 Theo Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội, hiện vẫn còn có rất nhiều hạn chế, bất cập trong việc đảm bảo tính độc lập của thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động xét xử của tòa án thiếu khách quan.    
 
Phạt VTV 40 triệu đồng có đúng luật?
Trong quyết định xử phạt VTV, Thanh tra Bộ TT&TT đã căn cứ vào điểm a khoản 5 Điều 8 Nghị định số 159 năm 2013 để xử phạt đài này 40 triệu đồng. Trong khi đó, mức xử phạt quy định tại điều khoản này chỉ từ 20 – 30 triệu đồng. Tại sao? 
 
Trái tuyến, vượt tuyến: Không trả bảo hiểm y tế
 Dù có chậm và sai sót, BHXH Việt Nam hứa thực hiện đầy đủ quyền lợi cho bệnh nhân BHYT.