Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ !
CÁC VẤN ĐỀ VỀ HÌNH SỰ
Câu hỏi 1. Những trường hợp được đương nhiên xóa án tích theo Nghị Quyết 33 năm 2009 (và Nghị quyết 32 năm 1999) của Quốc Hội có giống những trường hợp đương nhiên xóa án tích quy định tại Điều 64 Bộ luật hình sự không?
Trả lời:
Là một chế định của pháp luật hình sự nên “đương nhiên xóa án tích” theo Điều 64 Bộ luật hình sự (BLHS) và “đương nhiên xóa án tích” theo Nghị quyết số 33 năm 2009 của Quốc hội (và Nghị quyết 32 năm 1999) cũng đều chung một hệ quả pháp lý: đương nhiên xóa án tích là trường hợp được coi là chưa can án mà không cần có sự xem xét, quyết định của Tòa án.
Tuy nhiên, do có tính chất pháp lý khác nhau (đối tượng, điều kiện, ý nghĩa pháp lý…) nên đây là hai trường hợp hoàn toàn khác nhau:
Đương nhiên xóa án tích theo quy định Điều 64 BLHS là trường hợp đương nhiên xóa án tích theo các điều kiện quy định của BLHS.
Điều 64 BLHS quy định những trường hợp sau thì được đương nhiên xóa án tích:
Một là: Là người được miễn hình phạt;
Hai là: Người bị kết án không phải về các tội quy định tại chương XI và chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án và không phạm tội mới trong khoảng thời gian nhất định nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
“a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm”.
Đương nhiên xóa án tích theo Nghị quyết số 33 năm 2009 của Quốc Hội là trường hợp xóa án tích theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS (Nội dung của Nghị quyết này cũng tương tự như Nghị quyết số 32/1999/NQ-QH10 ngày 21/12/1999 về việc thi hành BLHS năm 1999). Theo quy định tại điểm d, đ, e Nghị quyết số 33 năm 2009 của Quốc Hội thì đối với các trường hợp đã bị kết án về tội phạm theo BLHS năm 1999 nhưng Luật sửa đổi, bổ sung không quy định đó là tội phạm nữa thì những người này đương nhiên được xóa án tích.
Nói cách khác, đương nhiên xóa án tích tại Điều 64 BLHS là trường hợp xóa án tích có điều kiện theo quy định của BLHS (ví dụ người bị kết án mà không thuộc trường hợp được miễn hình phạt thì phải chấp hành xong hình phạt và không phạm tội mới trong thời gian…), còn đương nhiên xóa án tích theo Nghị quyết 33 năm 2009 của Quốc Hội (và Nghị quyết số 32 năm 1999) là hệ quả tất yếu khi Luật sửa đổi, bổ sung quy định hành vi đó không phải là tội phạm nữa nên không cần thỏa mãn điều kiện về xóa án tích của BLHS.
Câu hỏi 2. BLHS có một số tội danh được quy định ghép các hành vi phạm tội khác nhau vào cùng một điều luật (Tội danh ghép), ví dụ Điều 230 về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khi quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Nếu một người phạm tội đủ cấu thành tất cả các tội ghép như trong điều luật thì Tòa án xét xử tất cả các tội như điều luật quy định hay chỉ xét xử về một tội chung?
Trả lời:
BLHS có quy định nhiều tội danh ghép, đây là các tội phạm độc lập khác nhau, có cấu thành tội phạm khác nhau nhưng được quy định cùng trong một điều luật.
Về nguyên tắc xử lý hình sự, người thực hiện nhiều hành vi phạm tội mà mỗi hành vi đều đủ dấu hiệu cấu thành các tội độc lập thì phải chịu trách nhiệm hình sự về từng tội độc lập. Khi xét xử, Tòa án áp dụng Điều 50 của BLHS để quyết định hình phạt chung về trường hợp phạm nhiều tội.
Ví dụ: A mua bán một loại tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy và bị bắt, khi khám nhà phát hiện người đó còn tàng trữ một loại tiền chất khác nhưng không nhằm mục đích để mua bán. Trong trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” và “Tội tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” theo quy định tại Điều 195 của BLHS. Nếu mỗi tội A bị phạt 5 năm tù thì tổng hợp hình phạt A phải chịu là 10 năm tù.
Tuy nhiên cần lưu ý: Trong các tội danh ghép, nếu người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội nhưng các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội.
Ví dụ: B mua ma túy tại Quảng Ninh rồi vận chuyển về Hà Nội và tàng trữ ma túy đó tại quận Đống Đa để bán và bị bắt thì B chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội với tên tội danh là “Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy” theo Điều 194 của BLHS và chỉ phải chịu một chung một hình phạt.
Tham khảo Thông tư số liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn một số quy định tại chương XVIII “các tội phạm về ma túy”
Câu hỏi 3. Điều 115 BLHS quy định: “Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”. Quy định như vậy có trái với Điều 12 BLHS “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm” hay không ?
Trả lời:
Điều 115 BLHS quy định chỉ người đã thành niên (đủ 18 tuổi) mới phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội giao cấu với trẻ em” mà không trái với Điều 12 BLHS, bởi vì:
Điều 2 BLHS đã khẳng định rõ: “chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Mỗi một tội phạm cụ thể có cấu thành tội phạm khác nhau, các tội phạm khác nhau có thể có sự giống nhau nhất định nhưng không bao giờ hoàn toàn giống nhau.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một dấu hiệu pháp lý về mặt chủ thể của tội phạm được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm và được quy định là một quy định chung tại Điều 12 BLHS “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm”.
Tuy nhiên, đối với một số tội phạm cụ thể, tùy thuộc vào chính sách hình sự, đường lối xử lý, mục đích và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm mà BLHS có quy định riêng về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Nói cách khác, cấu thành tội phạm của loại tội này “Tội giao cấu với trẻ em” (Điều 115) và “Tội dâm ô với trẻ em” (Điều 116) được BLHS quy định là cấu thành tội phạm đặc biệt, chủ thể thực hiện tội phạm phải là người đủ 18 tuổi trở lên (người đã thành niên) mới cấu thành tội phạm.
Câu hỏi 4. Một người dùng gậy đập phá tài sản của người khác trong đó có những tài sản bị phá hỏng hoàn toàn (trị giá trên 2 triệu đồng) có những tài sản chỉ hư hỏng một phần (trị giá cũng trên 2 triệu đồng). Vậy, định tội danh là “Tội hủy hoại tài sản” hay “Tội hủy hoại và cố ý làm hư hỏng tài sản”?
Trả lời:
“Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” là một tội ghép, vì vậy việc truy cứu trách nhiệm hình sự phải tuân theo nguyên tắc xử lý về tội ghép, tức là nếu người thực hiện có cả hành vi hủy hoại và hành vi cố ý làm hư hỏng mà mỗi hành vi đều đủ dấu hiệu cấu thành hai tội độc lập thì phải chịu trách nhiệm hình sự về từng tội độc lập. Khi xét xử, Tòa án áp dụng Điều 50 của Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt chung về trường hợp phạm nhiều tội.
Về ý chí chủ quan của Tội hủy hoại và Tội cố ý làm hư hỏng tài sản, mặc dù khác nhau về mục đích của tội phạm, nhưng không phải trường hợp nào cũng xác định được ý chí chủ quan của người phạm tội. Thực tiễn trong hầu hết các trường hợp chỉ có thể xác định được sự khác nhau về tính chất mức độ thiệt hại gây ra của hành vi trái pháp luật. Do đó, để phân biệt là Tội hủy hoại hay cố ý làm hư hỏng tài sản thì hậu quả thiệt hại thường được xem là cơ sở chủ yếu để xác định tội danh.
Cùng một hành vi phạm tội như nhau, nếu tài sản chỉ bị hư hại một phần thì cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản, nhưng nếu tài sản bị hủy hoại hoàn toàn thì cấu thành tội hủy hoại tài sản.
Thực tiễn phạm tội cho thấy, hành vi phạm tội có thể làm cho nhiều tài sản bị thiệt hại, trong đó có tài sản chỉ bị hư hỏng một phần, có tài sản bị hủy hoại hoàn toàn (tài sản bị hư hỏng và tài sản bị hủy hoại đều có giá trị trên hai triệu đồng); có trường hợp nhiều tài sản mà giá trị tài sản bị hiệt hại lại khác nhau, trong đó có tài sản bị thiệt hại giá trị dưới hai triệu đồng và có tài sản bị thiệt hại trên hai triệu đồng.
Theo nguyên tắc một hành vi phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm nên người phạm tội chỉ phải chịu về một tội và thực tiễn xét xử cho phép thực hiện nguyên tắc cộng tổng giá trị thiệt hại của tài sản bị hủy hoại và tài sản bị hư hỏng để xác định giá trị thiệt hại chung (Thông thường Tội bị truy cứ trách nhiệm hình sự là tội danh mà giá trị tài sản bị thiệt hại nhiều hơn).
Ví dụ 1: A đập phá tài sản của người khác, tổng thiệt hại được xác định là 10 triệu nhưng phần tài sản bị hủy hoại là 7 triệu đồng và phần tài sản bị hư hỏng giá trị là 3 triệu đồng thì A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại tài sản với mức thiệt hại xác định là 10 triệu đồng.
Ví dụ 2: B đập phá tài sản của người khác, tổng thiệt hại được xác định là 10 triệu nhưng phần tài sản bị hủy hoại là 2 triệu đồng và phần tài sản bị hư hỏng giá trị là 8 triệu đồng thì A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý làm hư hỏng tài sản với mức thiệt hại xác định là 10 triệu đồng.
Câu hỏi 5. Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công xét xử vụ án hình sự triệu tập bị can và bị hại để hòa giải phần bồi thường dân sự trong vụ án hình sự có vi phạm về thủ tục tố tụng hình sự không?
Trả lời:
BLTTHS không quy định thủ tục Thẩm phán triệu tập bị can và bị hại để thực hiện việc hòa giải vì hòa giải trong tố tụng hình sự không phải là thủ tục bắt buộc (trừ trường hợp việc giải quyết vấn đề dân sự được tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự theo Điều 28 BLTTHS thì trình tự, thủ tục phải theo tố tụng dân sự). Tuy nhiên, nếu đương sự hoặc bị can (trường hợp bị can được tại ngoại) có đề nghị hoặc Thẩm phán xét thấy cần thiết mà Thẩm phán triệu tập các bên để thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc bồi thường thì cũng không coi là vi phạm thủ tục tố tụng hình sự.
Thực tiễn xét xử cho thấy khi đương sự và bị can có yêu cầu, cơ quan tiến hành tố tụng vẫn tạo điều kiện cho các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự và trường hợp các bên tự nguyện thỏa thuận được với nhau thì Tòa án công nhận việc thỏa thuận của các đương sự và sự thỏa thuận này được ghi vào phần quyết định của bản án (mà không ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự).
Câu hỏi 6. Bị cáo bị xử phạt tù cho hưởng án treo thời gian thử thách là 12 tháng. Trường hợp này có được xem xét đề nghị rút ngắn thời gian thử thách trong giai đoạn thi hành án hay không?
Trả lời:
“Rút ngắn thời gian thử thách” được quy định tại Khoản 4 Điều 60 BLHS trong trường hợp người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể rút ngắn thời gian thử thách. Về nguyên tắc, thời gian thử thách là từ một đến năm năm và không được ít hơn hình phạt tù.
Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 08/TTLT/BCA-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14/8/2012 quy định về điều kiện rút ngắn thời gian thử thách của án treo như sau: Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;
b) Có nhiều tiến bộ, được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của người được hưởng án treo; chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế nơi làm việc; tích cực lao động, học tập và sửa chữa lỗi lầm; thực hiện đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ khác theo quyết định của bản án;
c) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.
Như vậy, pháp luật hình sự không hạn chế trường hợp được rút ngắn thời gian thử thách, chỉ cần thỏa mãn quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/TTLT/BCA-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14/8/2012 là đủ điều kiện rút ngắn thời gian thử thách, mà không phụ thuộc vào thời gian thử thách đã được ấn định ở mức thấp nhất là 12 tháng.
Do vậy, bị cáo bị xử phạt tù cho hưởng án treo thời gian thử thách là 12 tháng nếu đáp ứng điều kiện luật định thì cũng thuộc trường hợp được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách
Tuy nhiên, mức rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo một năm được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và 4 Điều 4 Thông tư này như sau:
“Người được hưởng án treo một năm chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ một tháng đến một năm”.
“Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại”.
Lưu ý: “Người được hưởng án treo một năm” quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 08/TTLT/BCA-BTP-TANDTC-VKSNDTC là một năm thời gian thử thách (12 tháng thời gian thử thách).
Câu hỏi 7. Khoản 1 Điều 61 BLHS quy định “…bị bệnh nặng thì được hoãn thi hành án cho đến khi sức khỏe hồi phục”. Vậy người bị kết án do tiêm chích ma túy bị hoại tử chi dưới, phải tháo khớp háng, giám định mất 76% sức khỏe vĩnh viễn (1 trường hợp mất 83% sức khỏe vĩnh viễn), vận động khó khăn, phải có dụng cụ hỗ trợ có được coi là bị bệnh nặng không?
Trả lời:
Tiết a điểm 7.1 Mục 7 Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 hướng dẫn về trường hợp bị bệnh nặng quy định tại Điều 61 BLHS thì: “người bị bệnh nặng, tức là bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ; do đó, cần thiết phải cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa bệnh; ví dụ: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu... Phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc người bị xử phạt tù bị bệnh nặng và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ”.
Quy định này đã xác định điều kiện được coi là bị bệnh nặng, bao gồm:
- Không thể đi chấp hành hình phạt tù và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng
- Phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc người bị xử phạt tù bị bệnh nặng và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ.
Như vậy, điều kiện quyết định để cho người bị kết án được hoãn chấp hành hình phạt tù là họ phải bị đau ốm tới mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được, việc đi chấp hành hình phạt tù sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của họ. Mục đích của việc hoãn chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp này là nhằm tạo cho họ có điều kiện để chữa bệnh.
Người bị mất phần trăm sức khỏe vĩnh viễn vẫn không thuộc trường hợp không thể đi chấp hành hình phạt tù. Do vậy, người bị hoại tử chi dưới, phải tháo khớp háng (giám định mất 76% sức khỏe vĩnh viễn hoặc 83% sức khỏe vĩnh viễn) không được coi là bị bệnh nặng để làm căn cứ hoãn thi hành án.
Tuy nhiên, Cơ quan thi hành án hình sự sẽ có chế độ hợp lý khi thi hành hình phạt tù đối với các trường hợp như thế này.
Câu hỏi 8. Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH hai thành viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự (được tại ngoại) có được quyền đại diện cho Công ty để khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án và tham gia tố tụng giải quyết vụ án không?
Trả lời:
Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự không đồng nghĩa với việc bị tước bỏ tất cả các quyền công dân, mà họ chỉ bị hạn chế một số quyền nhất định theo quyết định của Tòa án, ngay cả khi bị áp dụng hình phạt tù, người bị kết án cũng vẫn còn các quyền không bị Tòa án tước bỏ.
Ví dụ người đang bị giam giữ vẫn có quyền xin ly hôn (kể cả trường hợp bị kết án giam).
Vì vậy, Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH hai thành viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự (được tại ngoại) vẫn có quyền đại diện cho Công ty để khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án và tham gia tố tụng giải quyết vụ án nếu tại thời điểm đó họ đang là người đại diện theo quy định của pháp luật mà chưa bị cơ quan có thẩm quyền cách chức, đình chỉ, tạm đình chỉ vv… chức vụ.
Tuy nhiên, trường hợp này Tòa cần giải thích cho người đại diện đó biết họ nên ủy quyền cho người khác vì họ có thể bị giam trong trường hợp cần thiết theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng.
Câu hỏi 9.
A và B bị Viện kiểm sát truy tố về tội cố ý gây thương tích khoản 3 Điều 104 BLHS. Các bên lập xong biên bản về việc bồi thường dân sự, trong đó C (cha của A) bồi thường cho gia đình bị hại E 70 triệu, D (cha của B) bồi thường cho gia đình E 70 triệu. Khi hồ sơ chuyển sang Tòa án, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì thấy rằng chưa đủ căn cứ để kết tội A. Sau khi nhận lại hồ sơ, Viện kiểm sát đình chỉ vụ án đối với A, chuyển hồ sơ cho Tòa án chỉ truy tố B. Tại phiên tòa C (và A) yêu cầu gia đình E phải trả lại 70.000.000 đồng tiền đã nộp bồi thường.
Hỏi: Tòa án có chấp nhận yêu cầu của C không? Nếu có chấp nhận thì tính án phí thế nào? Gia đình B có phải chịu án phí? Nếu không chấp nhận thì C có phải chịu án phí không?
Trả lời:
Trong trường hợp này, khi xét xử nếu có căn cứ A có liên quan đến hành vi cố ý gây thương tích và có nghĩa vụ liên đới cùng với B bồi thường thiệt hại (nhưng không bị truy tố) thì yêu cầu của A và C (cha của A) không được chấp nhận.
Trường hợp có căn cứ xác định A không có nghĩa vụ bồi thường mà toàn bộ thiệt hại do B bồi thường thì chập nhận yêu cầu của A và C (cha của A) buộc gia đình E phải hoàn trả lại số tiền A (C) đã bồi thường.
Về án phí có hai trường hợp xảy ra sau:
- Nếu A có nghĩa vụ liên đới bồi thường thì về nguyên tắc phải chịu án phí, nhưng do bồi thường trước khi xét xử nên không phải chịu án phí.
- Nếu A không có nghĩa vụ liên đới bồi thường thì buộc E phải trả lại tiền cho A nhưng cũng không tính án phí. Trong trường hợp này, nếu xác định tổng thiệt hại là 140 triệu thì B phải bồi thường thêm cho E 70 triệu nữa và phải chịu án phí trên 70 triệu này.
Câu hỏi 10.
Bị cáo có 05 lần phạm tội trộm cắp tài sản nhưng 01 lần thuộc trường hợp được đương nhiên xóa án tích theo Nghị quyết số 33 của Quốc hội.
Hỏi bị cáo có bị xem là “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” theo hướng dẫn tại Điểm a, Tiểu mục 5.1 và 5.2 Mục 5 Nghị quyết số 01/2006/HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán không?
Trả lời:
Tại Mục 5. Nghị quyết số 01/2006/HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán quy định:
“Chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a. Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;
b. Người phạm tội đều lấy các phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính”.
Tại điểm e, khoản 2, Điều 1 của Nghị quyết số 33/2009/NQ-QH12 quy định: “Những người đã chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại quy định tại điểm đ khoản này thì đương nhiên được xoá án tích”.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì bị cáo này chỉ tính 4 lần phạm tội (do 1 lần đương nhiên được xóa án tích) nên không áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.
Câu hỏi 11. Người có nghĩa vụ liên quan bị buộc bồi thường cho bị hại hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác trong cùng vụ án có phải chịu án phí dân sự không?
Trả lời:
Theo khoản 3 Điều 22 của Pháp lệnh Án phí, lệ phí Tòa án thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hình sự được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh này.
Theo đó, trong mọi trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan buộc phải thực hiện bồi thường thiệt hại cho người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khác phải chịu án phí theo quy định tại Pháp lệnh Án phí, lệ phí Tòa án.
Câu hỏi 12.
Điều 177 BLTTHS quy định thời hạn tạm giam không quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo Điều 176 “ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”
Hỏi: Thời hạn chuẩn bị xét xử có bao gồm cả thời hạn để mở phiên tòa (15 ngày) hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 176 BLTTHS thì trong trường hợp thông thường sau khi nhận hồ sơ vụ án, trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định: Đưa vụ án ra xét xử hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Đây được coi là thời hạn chuẩn bị xét xử.
Nếu ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà. Đây được coi là thời hạn mở phiên tòa.
Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử không bao gồm thời hạn mở phiên tòa.
Câu hỏi 13.
Trong vụ án vi phạm các quy định về điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, người bị hại là anh A đã bị chết. Cha mẹ anh A không còn, anh A đã ly hôn vợ, chỉ có con trai của anh A là C mới có 9 tuổi. Vậy khi tham gia tố tụng thì con trai của anh A là người duy nhất có thể là người đại diện hợp pháp của anh A, nhưng theo quy định của pháp luật thì người đại diện hợp pháp phải là người đã thành niên.
Hỏi: Trường hợp này phải giải quyết như thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh A cũng như con trai của anh A?
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 141 BLDS về đại diện theo pháp luật quy định: Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên.
Trong tình huống này, con trai A là người đại diện hợp pháp của A tham gia tố tụng. Tuy nhiên, vì C là người chưa thành niên nên mẹ C (đã ly hôn A) là người đại diện theo pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con trong vụ án vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà A là người bị hại.
Câu hỏi 14.
Bị cáo A là sinh viên Trường Đại học L nghỉ tết về thăm quê và phạm tội trộm cắp tài sản tại huyện C, tỉnh N. Tòa án huyện C, tỉnh N tuyên phạt 06 tháng cải tạo không giam giữ. Bị cáo A vẫn theo học tại Trường Đại học L và Tòa án huyện C ra quyết định thi hành án. Công an huyện C không thi hành án được do bị cáo A không có mặt tại địa phương và thông báo bị cáo A đã đi học 04 năm, chỉ khi nghỉ tết mới về quê. Qua xác minh, bị cáo A vẫn đang học tại Đại học L nhưng thuê nhà trọ.
Hỏi: Tòa án huyện C tuyên giao bị cáo cho cơ quan, tổ chức nào giám sát giáo dục, quản lý trong thời gian chấp hành cải tạo không giam giữ? Nếu Tòa án huyện C đã tuyên giao bị cáo cho cơ quan giám sát giáo dục thì có giao quyết định thi hành án cho cơ quan đó hay không? Tòa án nhân dân huyện C ra quyết định thi hành án và ủy thác về đâu để thi hành án đối với bị cáo A?
Trả lời:
Khi xét xử Tòa án có trách nhiệm xác định rõ nơi cư trú của bị cáo ở đâu thì tuyên giao bị cáo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục trong thời gian chấp hành cải tạo không giam giữ.
Việc giao quyết định thi hành án thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật Thi hành án hình sự: “Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
a) Người chấp hành án;
b) Viện kiểm sát cùng cấp;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án làm việc;
d) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.”
Sau khi ra quyết định thi hành án Tòa án gửi quyết định đến Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó cư trú để thi hành theo quy định tại Điều 73 Luật Thi hành án hình sự.
Lưu ý: Theo Luật Thi hành án hình sự không còn thủ tục ủy thác thi hành án hình sự nữa.
Câu hỏi 15.
Bị cáo bị Viện kiểm sát truy tố về tội giết người theo Khoản 2 Điều 93 BLHS, do vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, Cơ quan tố tụng đã không yêu cầu cử người bào chữa cho bị cáo, nhưng qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Tòa án thấy hành vi của bị cáo thuộc Khoản 1 Điều 93 BLHS. Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát đề nghị Truy tố bị cáo theo khoản 1 Điều 93 nhưng Viện kiểm sát không chấp nhận điều tra bổ sung, giữ nguyên Quyết định truy tố và cho rằng việc trả hồ sơ của Tòa án không thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo Thông tư liên tịch hướng dẫn về các trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Hỏi: Tòa án xét xử theo Khoản 1 Điều 93 thì có vi phạm thủ tục tố tụng và giới hạn của việc xét xử không.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 196 BLTTHS và Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số điều trong phần 3 về xét xử sơ thẩm của BLTTHS thì: “Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật, có nghĩa là với những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố, Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản nặng hơn hoặc theo khoản nhẹ hơn so với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật.
Như vậy, nếu Tòa án xét xử theo khoản nặng hơn trong cùng một điều luật mà Viện Kiểm sát truy tố thì không vi phạm về giới hạn của việc xét xử.
Tuy nhiên, nếu Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 93 BLHS (khoản có khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình) trong khi Viện Kiểm sát chỉ truy tố khoản 2 Điều 93 BLHSmà bị cáo không có người bào chữa ngay từ giai đoạn điều tra thì vi phạm về thủ tục tố tụng theo khoản 2 Điều 57 BLTTHS.
Câu hỏi 1. Những trường hợp được đương nhiên xóa án tích theo Nghị Quyết 33 năm 2009 (và Nghị quyết 32 năm 1999) của Quốc Hội có giống những trường hợp đương nhiên xóa án tích quy định tại Điều 64 Bộ luật hình sự không?
Trả lời:
Là một chế định của pháp luật hình sự nên “đương nhiên xóa án tích” theo Điều 64 Bộ luật hình sự (BLHS) và “đương nhiên xóa án tích” theo Nghị quyết số 33 năm 2009 của Quốc hội (và Nghị quyết 32 năm 1999) cũng đều chung một hệ quả pháp lý: đương nhiên xóa án tích là trường hợp được coi là chưa can án mà không cần có sự xem xét, quyết định của Tòa án.
Tuy nhiên, do có tính chất pháp lý khác nhau (đối tượng, điều kiện, ý nghĩa pháp lý…) nên đây là hai trường hợp hoàn toàn khác nhau:
Đương nhiên xóa án tích theo quy định Điều 64 BLHS là trường hợp đương nhiên xóa án tích theo các điều kiện quy định của BLHS.
Điều 64 BLHS quy định những trường hợp sau thì được đương nhiên xóa án tích:
Một là: Là người được miễn hình phạt;
Hai là: Người bị kết án không phải về các tội quy định tại chương XI và chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án và không phạm tội mới trong khoảng thời gian nhất định nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
“a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm”.
Đương nhiên xóa án tích theo Nghị quyết số 33 năm 2009 của Quốc Hội là trường hợp xóa án tích theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS (Nội dung của Nghị quyết này cũng tương tự như Nghị quyết số 32/1999/NQ-QH10 ngày 21/12/1999 về việc thi hành BLHS năm 1999). Theo quy định tại điểm d, đ, e Nghị quyết số 33 năm 2009 của Quốc Hội thì đối với các trường hợp đã bị kết án về tội phạm theo BLHS năm 1999 nhưng Luật sửa đổi, bổ sung không quy định đó là tội phạm nữa thì những người này đương nhiên được xóa án tích.
Nói cách khác, đương nhiên xóa án tích tại Điều 64 BLHS là trường hợp xóa án tích có điều kiện theo quy định của BLHS (ví dụ người bị kết án mà không thuộc trường hợp được miễn hình phạt thì phải chấp hành xong hình phạt và không phạm tội mới trong thời gian…), còn đương nhiên xóa án tích theo Nghị quyết 33 năm 2009 của Quốc Hội (và Nghị quyết số 32 năm 1999) là hệ quả tất yếu khi Luật sửa đổi, bổ sung quy định hành vi đó không phải là tội phạm nữa nên không cần thỏa mãn điều kiện về xóa án tích của BLHS.
Câu hỏi 2. BLHS có một số tội danh được quy định ghép các hành vi phạm tội khác nhau vào cùng một điều luật (Tội danh ghép), ví dụ Điều 230 về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khi quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Nếu một người phạm tội đủ cấu thành tất cả các tội ghép như trong điều luật thì Tòa án xét xử tất cả các tội như điều luật quy định hay chỉ xét xử về một tội chung?
Trả lời:
BLHS có quy định nhiều tội danh ghép, đây là các tội phạm độc lập khác nhau, có cấu thành tội phạm khác nhau nhưng được quy định cùng trong một điều luật.
Về nguyên tắc xử lý hình sự, người thực hiện nhiều hành vi phạm tội mà mỗi hành vi đều đủ dấu hiệu cấu thành các tội độc lập thì phải chịu trách nhiệm hình sự về từng tội độc lập. Khi xét xử, Tòa án áp dụng Điều 50 của BLHS để quyết định hình phạt chung về trường hợp phạm nhiều tội.
Ví dụ: A mua bán một loại tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy và bị bắt, khi khám nhà phát hiện người đó còn tàng trữ một loại tiền chất khác nhưng không nhằm mục đích để mua bán. Trong trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” và “Tội tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” theo quy định tại Điều 195 của BLHS. Nếu mỗi tội A bị phạt 5 năm tù thì tổng hợp hình phạt A phải chịu là 10 năm tù.
Tuy nhiên cần lưu ý: Trong các tội danh ghép, nếu người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội nhưng các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội.
Ví dụ: B mua ma túy tại Quảng Ninh rồi vận chuyển về Hà Nội và tàng trữ ma túy đó tại quận Đống Đa để bán và bị bắt thì B chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội với tên tội danh là “Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy” theo Điều 194 của BLHS và chỉ phải chịu một chung một hình phạt.
Tham khảo Thông tư số liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn một số quy định tại chương XVIII “các tội phạm về ma túy”
Câu hỏi 3. Điều 115 BLHS quy định: “Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”. Quy định như vậy có trái với Điều 12 BLHS “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm” hay không ?
Trả lời:
Điều 115 BLHS quy định chỉ người đã thành niên (đủ 18 tuổi) mới phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội giao cấu với trẻ em” mà không trái với Điều 12 BLHS, bởi vì:
Điều 2 BLHS đã khẳng định rõ: “chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Mỗi một tội phạm cụ thể có cấu thành tội phạm khác nhau, các tội phạm khác nhau có thể có sự giống nhau nhất định nhưng không bao giờ hoàn toàn giống nhau.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một dấu hiệu pháp lý về mặt chủ thể của tội phạm được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm và được quy định là một quy định chung tại Điều 12 BLHS “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm”.
Tuy nhiên, đối với một số tội phạm cụ thể, tùy thuộc vào chính sách hình sự, đường lối xử lý, mục đích và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm mà BLHS có quy định riêng về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Nói cách khác, cấu thành tội phạm của loại tội này “Tội giao cấu với trẻ em” (Điều 115) và “Tội dâm ô với trẻ em” (Điều 116) được BLHS quy định là cấu thành tội phạm đặc biệt, chủ thể thực hiện tội phạm phải là người đủ 18 tuổi trở lên (người đã thành niên) mới cấu thành tội phạm.
Câu hỏi 4. Một người dùng gậy đập phá tài sản của người khác trong đó có những tài sản bị phá hỏng hoàn toàn (trị giá trên 2 triệu đồng) có những tài sản chỉ hư hỏng một phần (trị giá cũng trên 2 triệu đồng). Vậy, định tội danh là “Tội hủy hoại tài sản” hay “Tội hủy hoại và cố ý làm hư hỏng tài sản”?
Trả lời:
“Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” là một tội ghép, vì vậy việc truy cứu trách nhiệm hình sự phải tuân theo nguyên tắc xử lý về tội ghép, tức là nếu người thực hiện có cả hành vi hủy hoại và hành vi cố ý làm hư hỏng mà mỗi hành vi đều đủ dấu hiệu cấu thành hai tội độc lập thì phải chịu trách nhiệm hình sự về từng tội độc lập. Khi xét xử, Tòa án áp dụng Điều 50 của Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt chung về trường hợp phạm nhiều tội.
Về ý chí chủ quan của Tội hủy hoại và Tội cố ý làm hư hỏng tài sản, mặc dù khác nhau về mục đích của tội phạm, nhưng không phải trường hợp nào cũng xác định được ý chí chủ quan của người phạm tội. Thực tiễn trong hầu hết các trường hợp chỉ có thể xác định được sự khác nhau về tính chất mức độ thiệt hại gây ra của hành vi trái pháp luật. Do đó, để phân biệt là Tội hủy hoại hay cố ý làm hư hỏng tài sản thì hậu quả thiệt hại thường được xem là cơ sở chủ yếu để xác định tội danh.
Cùng một hành vi phạm tội như nhau, nếu tài sản chỉ bị hư hại một phần thì cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản, nhưng nếu tài sản bị hủy hoại hoàn toàn thì cấu thành tội hủy hoại tài sản.
Thực tiễn phạm tội cho thấy, hành vi phạm tội có thể làm cho nhiều tài sản bị thiệt hại, trong đó có tài sản chỉ bị hư hỏng một phần, có tài sản bị hủy hoại hoàn toàn (tài sản bị hư hỏng và tài sản bị hủy hoại đều có giá trị trên hai triệu đồng); có trường hợp nhiều tài sản mà giá trị tài sản bị hiệt hại lại khác nhau, trong đó có tài sản bị thiệt hại giá trị dưới hai triệu đồng và có tài sản bị thiệt hại trên hai triệu đồng.
Theo nguyên tắc một hành vi phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm nên người phạm tội chỉ phải chịu về một tội và thực tiễn xét xử cho phép thực hiện nguyên tắc cộng tổng giá trị thiệt hại của tài sản bị hủy hoại và tài sản bị hư hỏng để xác định giá trị thiệt hại chung (Thông thường Tội bị truy cứ trách nhiệm hình sự là tội danh mà giá trị tài sản bị thiệt hại nhiều hơn).
Ví dụ 1: A đập phá tài sản của người khác, tổng thiệt hại được xác định là 10 triệu nhưng phần tài sản bị hủy hoại là 7 triệu đồng và phần tài sản bị hư hỏng giá trị là 3 triệu đồng thì A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại tài sản với mức thiệt hại xác định là 10 triệu đồng.
Ví dụ 2: B đập phá tài sản của người khác, tổng thiệt hại được xác định là 10 triệu nhưng phần tài sản bị hủy hoại là 2 triệu đồng và phần tài sản bị hư hỏng giá trị là 8 triệu đồng thì A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý làm hư hỏng tài sản với mức thiệt hại xác định là 10 triệu đồng.
Câu hỏi 5. Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công xét xử vụ án hình sự triệu tập bị can và bị hại để hòa giải phần bồi thường dân sự trong vụ án hình sự có vi phạm về thủ tục tố tụng hình sự không?
Trả lời:
BLTTHS không quy định thủ tục Thẩm phán triệu tập bị can và bị hại để thực hiện việc hòa giải vì hòa giải trong tố tụng hình sự không phải là thủ tục bắt buộc (trừ trường hợp việc giải quyết vấn đề dân sự được tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự theo Điều 28 BLTTHS thì trình tự, thủ tục phải theo tố tụng dân sự). Tuy nhiên, nếu đương sự hoặc bị can (trường hợp bị can được tại ngoại) có đề nghị hoặc Thẩm phán xét thấy cần thiết mà Thẩm phán triệu tập các bên để thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc bồi thường thì cũng không coi là vi phạm thủ tục tố tụng hình sự.
Thực tiễn xét xử cho thấy khi đương sự và bị can có yêu cầu, cơ quan tiến hành tố tụng vẫn tạo điều kiện cho các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự và trường hợp các bên tự nguyện thỏa thuận được với nhau thì Tòa án công nhận việc thỏa thuận của các đương sự và sự thỏa thuận này được ghi vào phần quyết định của bản án (mà không ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự).
Câu hỏi 6. Bị cáo bị xử phạt tù cho hưởng án treo thời gian thử thách là 12 tháng. Trường hợp này có được xem xét đề nghị rút ngắn thời gian thử thách trong giai đoạn thi hành án hay không?
Trả lời:
“Rút ngắn thời gian thử thách” được quy định tại Khoản 4 Điều 60 BLHS trong trường hợp người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể rút ngắn thời gian thử thách. Về nguyên tắc, thời gian thử thách là từ một đến năm năm và không được ít hơn hình phạt tù.
Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 08/TTLT/BCA-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14/8/2012 quy định về điều kiện rút ngắn thời gian thử thách của án treo như sau: Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;
b) Có nhiều tiến bộ, được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của người được hưởng án treo; chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế nơi làm việc; tích cực lao động, học tập và sửa chữa lỗi lầm; thực hiện đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ khác theo quyết định của bản án;
c) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.
Như vậy, pháp luật hình sự không hạn chế trường hợp được rút ngắn thời gian thử thách, chỉ cần thỏa mãn quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/TTLT/BCA-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14/8/2012 là đủ điều kiện rút ngắn thời gian thử thách, mà không phụ thuộc vào thời gian thử thách đã được ấn định ở mức thấp nhất là 12 tháng.
Do vậy, bị cáo bị xử phạt tù cho hưởng án treo thời gian thử thách là 12 tháng nếu đáp ứng điều kiện luật định thì cũng thuộc trường hợp được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách
Tuy nhiên, mức rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo một năm được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và 4 Điều 4 Thông tư này như sau:
“Người được hưởng án treo một năm chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ một tháng đến một năm”.
“Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại”.
Lưu ý: “Người được hưởng án treo một năm” quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 08/TTLT/BCA-BTP-TANDTC-VKSNDTC là một năm thời gian thử thách (12 tháng thời gian thử thách).
Câu hỏi 7. Khoản 1 Điều 61 BLHS quy định “…bị bệnh nặng thì được hoãn thi hành án cho đến khi sức khỏe hồi phục”. Vậy người bị kết án do tiêm chích ma túy bị hoại tử chi dưới, phải tháo khớp háng, giám định mất 76% sức khỏe vĩnh viễn (1 trường hợp mất 83% sức khỏe vĩnh viễn), vận động khó khăn, phải có dụng cụ hỗ trợ có được coi là bị bệnh nặng không?
Trả lời:
Tiết a điểm 7.1 Mục 7 Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 hướng dẫn về trường hợp bị bệnh nặng quy định tại Điều 61 BLHS thì: “người bị bệnh nặng, tức là bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ; do đó, cần thiết phải cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa bệnh; ví dụ: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu... Phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc người bị xử phạt tù bị bệnh nặng và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ”.
Quy định này đã xác định điều kiện được coi là bị bệnh nặng, bao gồm:
- Không thể đi chấp hành hình phạt tù và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng
- Phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc người bị xử phạt tù bị bệnh nặng và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ.
Như vậy, điều kiện quyết định để cho người bị kết án được hoãn chấp hành hình phạt tù là họ phải bị đau ốm tới mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được, việc đi chấp hành hình phạt tù sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của họ. Mục đích của việc hoãn chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp này là nhằm tạo cho họ có điều kiện để chữa bệnh.
Người bị mất phần trăm sức khỏe vĩnh viễn vẫn không thuộc trường hợp không thể đi chấp hành hình phạt tù. Do vậy, người bị hoại tử chi dưới, phải tháo khớp háng (giám định mất 76% sức khỏe vĩnh viễn hoặc 83% sức khỏe vĩnh viễn) không được coi là bị bệnh nặng để làm căn cứ hoãn thi hành án.
Tuy nhiên, Cơ quan thi hành án hình sự sẽ có chế độ hợp lý khi thi hành hình phạt tù đối với các trường hợp như thế này.
Câu hỏi 8. Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH hai thành viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự (được tại ngoại) có được quyền đại diện cho Công ty để khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án và tham gia tố tụng giải quyết vụ án không?
Trả lời:
Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự không đồng nghĩa với việc bị tước bỏ tất cả các quyền công dân, mà họ chỉ bị hạn chế một số quyền nhất định theo quyết định của Tòa án, ngay cả khi bị áp dụng hình phạt tù, người bị kết án cũng vẫn còn các quyền không bị Tòa án tước bỏ.
Ví dụ người đang bị giam giữ vẫn có quyền xin ly hôn (kể cả trường hợp bị kết án giam).
Vì vậy, Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH hai thành viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự (được tại ngoại) vẫn có quyền đại diện cho Công ty để khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án và tham gia tố tụng giải quyết vụ án nếu tại thời điểm đó họ đang là người đại diện theo quy định của pháp luật mà chưa bị cơ quan có thẩm quyền cách chức, đình chỉ, tạm đình chỉ vv… chức vụ.
Tuy nhiên, trường hợp này Tòa cần giải thích cho người đại diện đó biết họ nên ủy quyền cho người khác vì họ có thể bị giam trong trường hợp cần thiết theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng.
Câu hỏi 9.
A và B bị Viện kiểm sát truy tố về tội cố ý gây thương tích khoản 3 Điều 104 BLHS. Các bên lập xong biên bản về việc bồi thường dân sự, trong đó C (cha của A) bồi thường cho gia đình bị hại E 70 triệu, D (cha của B) bồi thường cho gia đình E 70 triệu. Khi hồ sơ chuyển sang Tòa án, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì thấy rằng chưa đủ căn cứ để kết tội A. Sau khi nhận lại hồ sơ, Viện kiểm sát đình chỉ vụ án đối với A, chuyển hồ sơ cho Tòa án chỉ truy tố B. Tại phiên tòa C (và A) yêu cầu gia đình E phải trả lại 70.000.000 đồng tiền đã nộp bồi thường.
Hỏi: Tòa án có chấp nhận yêu cầu của C không? Nếu có chấp nhận thì tính án phí thế nào? Gia đình B có phải chịu án phí? Nếu không chấp nhận thì C có phải chịu án phí không?
Trả lời:
Trong trường hợp này, khi xét xử nếu có căn cứ A có liên quan đến hành vi cố ý gây thương tích và có nghĩa vụ liên đới cùng với B bồi thường thiệt hại (nhưng không bị truy tố) thì yêu cầu của A và C (cha của A) không được chấp nhận.
Trường hợp có căn cứ xác định A không có nghĩa vụ bồi thường mà toàn bộ thiệt hại do B bồi thường thì chập nhận yêu cầu của A và C (cha của A) buộc gia đình E phải hoàn trả lại số tiền A (C) đã bồi thường.
Về án phí có hai trường hợp xảy ra sau:
- Nếu A có nghĩa vụ liên đới bồi thường thì về nguyên tắc phải chịu án phí, nhưng do bồi thường trước khi xét xử nên không phải chịu án phí.
- Nếu A không có nghĩa vụ liên đới bồi thường thì buộc E phải trả lại tiền cho A nhưng cũng không tính án phí. Trong trường hợp này, nếu xác định tổng thiệt hại là 140 triệu thì B phải bồi thường thêm cho E 70 triệu nữa và phải chịu án phí trên 70 triệu này.
Câu hỏi 10.
Bị cáo có 05 lần phạm tội trộm cắp tài sản nhưng 01 lần thuộc trường hợp được đương nhiên xóa án tích theo Nghị quyết số 33 của Quốc hội.
Hỏi bị cáo có bị xem là “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” theo hướng dẫn tại Điểm a, Tiểu mục 5.1 và 5.2 Mục 5 Nghị quyết số 01/2006/HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán không?
Trả lời:
Tại Mục 5. Nghị quyết số 01/2006/HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán quy định:
“Chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a. Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;
b. Người phạm tội đều lấy các phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính”.
Tại điểm e, khoản 2, Điều 1 của Nghị quyết số 33/2009/NQ-QH12 quy định: “Những người đã chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại quy định tại điểm đ khoản này thì đương nhiên được xoá án tích”.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì bị cáo này chỉ tính 4 lần phạm tội (do 1 lần đương nhiên được xóa án tích) nên không áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.
Câu hỏi 11. Người có nghĩa vụ liên quan bị buộc bồi thường cho bị hại hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác trong cùng vụ án có phải chịu án phí dân sự không?
Trả lời:
Theo khoản 3 Điều 22 của Pháp lệnh Án phí, lệ phí Tòa án thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hình sự được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh này.
Theo đó, trong mọi trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan buộc phải thực hiện bồi thường thiệt hại cho người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khác phải chịu án phí theo quy định tại Pháp lệnh Án phí, lệ phí Tòa án.
Câu hỏi 12.
Điều 177 BLTTHS quy định thời hạn tạm giam không quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo Điều 176 “ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”
Hỏi: Thời hạn chuẩn bị xét xử có bao gồm cả thời hạn để mở phiên tòa (15 ngày) hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 176 BLTTHS thì trong trường hợp thông thường sau khi nhận hồ sơ vụ án, trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định: Đưa vụ án ra xét xử hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Đây được coi là thời hạn chuẩn bị xét xử.
Nếu ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà. Đây được coi là thời hạn mở phiên tòa.
Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử không bao gồm thời hạn mở phiên tòa.
Câu hỏi 13.
Trong vụ án vi phạm các quy định về điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, người bị hại là anh A đã bị chết. Cha mẹ anh A không còn, anh A đã ly hôn vợ, chỉ có con trai của anh A là C mới có 9 tuổi. Vậy khi tham gia tố tụng thì con trai của anh A là người duy nhất có thể là người đại diện hợp pháp của anh A, nhưng theo quy định của pháp luật thì người đại diện hợp pháp phải là người đã thành niên.
Hỏi: Trường hợp này phải giải quyết như thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh A cũng như con trai của anh A?
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 141 BLDS về đại diện theo pháp luật quy định: Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên.
Trong tình huống này, con trai A là người đại diện hợp pháp của A tham gia tố tụng. Tuy nhiên, vì C là người chưa thành niên nên mẹ C (đã ly hôn A) là người đại diện theo pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con trong vụ án vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà A là người bị hại.
Câu hỏi 14.
Bị cáo A là sinh viên Trường Đại học L nghỉ tết về thăm quê và phạm tội trộm cắp tài sản tại huyện C, tỉnh N. Tòa án huyện C, tỉnh N tuyên phạt 06 tháng cải tạo không giam giữ. Bị cáo A vẫn theo học tại Trường Đại học L và Tòa án huyện C ra quyết định thi hành án. Công an huyện C không thi hành án được do bị cáo A không có mặt tại địa phương và thông báo bị cáo A đã đi học 04 năm, chỉ khi nghỉ tết mới về quê. Qua xác minh, bị cáo A vẫn đang học tại Đại học L nhưng thuê nhà trọ.
Hỏi: Tòa án huyện C tuyên giao bị cáo cho cơ quan, tổ chức nào giám sát giáo dục, quản lý trong thời gian chấp hành cải tạo không giam giữ? Nếu Tòa án huyện C đã tuyên giao bị cáo cho cơ quan giám sát giáo dục thì có giao quyết định thi hành án cho cơ quan đó hay không? Tòa án nhân dân huyện C ra quyết định thi hành án và ủy thác về đâu để thi hành án đối với bị cáo A?
Trả lời:
Khi xét xử Tòa án có trách nhiệm xác định rõ nơi cư trú của bị cáo ở đâu thì tuyên giao bị cáo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục trong thời gian chấp hành cải tạo không giam giữ.
Việc giao quyết định thi hành án thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật Thi hành án hình sự: “Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
a) Người chấp hành án;
b) Viện kiểm sát cùng cấp;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án làm việc;
d) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.”
Sau khi ra quyết định thi hành án Tòa án gửi quyết định đến Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó cư trú để thi hành theo quy định tại Điều 73 Luật Thi hành án hình sự.
Lưu ý: Theo Luật Thi hành án hình sự không còn thủ tục ủy thác thi hành án hình sự nữa.
Câu hỏi 15.
Bị cáo bị Viện kiểm sát truy tố về tội giết người theo Khoản 2 Điều 93 BLHS, do vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, Cơ quan tố tụng đã không yêu cầu cử người bào chữa cho bị cáo, nhưng qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Tòa án thấy hành vi của bị cáo thuộc Khoản 1 Điều 93 BLHS. Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát đề nghị Truy tố bị cáo theo khoản 1 Điều 93 nhưng Viện kiểm sát không chấp nhận điều tra bổ sung, giữ nguyên Quyết định truy tố và cho rằng việc trả hồ sơ của Tòa án không thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo Thông tư liên tịch hướng dẫn về các trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Hỏi: Tòa án xét xử theo Khoản 1 Điều 93 thì có vi phạm thủ tục tố tụng và giới hạn của việc xét xử không.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 196 BLTTHS và Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số điều trong phần 3 về xét xử sơ thẩm của BLTTHS thì: “Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật, có nghĩa là với những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố, Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản nặng hơn hoặc theo khoản nhẹ hơn so với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật.
Như vậy, nếu Tòa án xét xử theo khoản nặng hơn trong cùng một điều luật mà Viện Kiểm sát truy tố thì không vi phạm về giới hạn của việc xét xử.
Tuy nhiên, nếu Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 93 BLHS (khoản có khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình) trong khi Viện Kiểm sát chỉ truy tố khoản 2 Điều 93 BLHSmà bị cáo không có người bào chữa ngay từ giai đoạn điều tra thì vi phạm về thủ tục tố tụng theo khoản 2 Điều 57 BLTTHS.
Theo: tcbta.toaan.gov.vn
Xem thêm:
Không hẹn mà gặp, cả hai thành phố lớn nhất nước (Hà Nội và TP.HCM) cùng lo cho hiện tượng được báo động gần đây: quấy rối tình dục trên xe buýt.
|
|
CSGT nên cân nhắc lợi, hại khi thực hiện việc truy đuổi bởi người vi phạm bỏ chạy trong lúc giờ cao điểm, đường đông thì có thể gây nguy hiểm cho người khác.
|
|
Sáng 29-12, phiên phúc thẩm Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm bước vào phần đối đáp giữa công tố và luật sư sau khi hai bên buộc, gỡ tội đã nêu quan điểm.
|
|
Trong vụ án Huyền Như, sau khi nghe đại diện VKS phát biểu là Huyền Như còn phạm tội tham ô tài sản của năm đơn vị (hơn 1.000 tỉ đồng), nhiều người bàn tán về phạm vi xét xử và thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm…
|
|
Sau khi được cấp lại giấy khai sinh, ông Đoàn tiếp tục đề đạt nguyện vọng điều chỉnh ngày tháng năm sinh và khẳng định đủ điều kiện đề điều chỉnh năm sinh từ năm 1955 thành 1958.
|
|
4h ngày 28.12.2014, tại Km7+703,600 - Km7+798,400 - vị trí ga Bến xe Hà Đông (dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông) đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng. Toàn bộ khối sắt thép, bêtông (khoảng 80 tấn) bất ngờ đổ sập xuống mặt đường, đè bẹp chiếc taxi đang chở khách chạy bên dưới. 4 người trên taxi (cả lái xe) may mắn thoát chết. Điều đáng nói là trước đó...
|
|
Sau ba năm bỏ đi và bốn năm ly hôn, một phụ nữ đã có gia đình mới về giành quyền nuôi con với chồng cũ. Tòa bác yêu cầu vì việc thay đổi môi trường sống đang ổn định sẽ không tốt cho các cháu…
|
|
Sợ cơ sở kinh doanh của bà chủ bị cắt điện, một người làm công tự nguyện đem dây chuyền đi cầm để đóng tiền điện, đến khi đòi lại tiền thì bà chủ không trả…
|
|
Việc giải cứu những công nhân vừa kết thúc, chủ đầu tư phát biểu coi tai nạn như bất khả kháng. Tuy nhiên theo dư luận thì đó chỉ là lời nguỵ biện của chủ đầu tư. Vì biết địa chất yếu, chủ đầu tư vẫn cố xây thủy điện mà không cần giấy phép thay đổi thiết kế!
|
|
Thống kê ngàyCó 25 người online (0 thành viên và 25 khách).Thành viên: Chúc mừng sinh nhật: Tìm luật sư giỏi | Tin tức pháp luật | Tư vấn pháp luật | Dịch vụ luật sư | Luật sư tranh tụng | Luật sư riêng | Tư vấn luật sở hữu trí tuệ | Tư vấn luật đầu tư | Tư vấn luật đất đai, nhà ở | Tư vấn pháp luật thuế | Tư vấn, đàm phán, soạn thảo hợp đồng | Tư vấn luật hình sự | Luật sư bào chữa | Tư vấn luật hôn nhân, thừa kế | Tư vấn thường xuyên doanh nghiệp | Soạn thảo, làm chứng di chúc| Thủ tục mua bán, chuyển nhượng bất động sản...
LUẬT SƯ VIỆT NAM - TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP Trụ sở chính: Số 65B phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội Điện thoai: 0437 327 407 - 0977 999 896 Fax: 043 732 7407 Email : luatsuchinhphap@gmail.com Website: luatsuchinhphap.hanoi.vn - Trungtamtuvanphapluat.vn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 01010794/ĐKHĐ do Sở tư pháp thành phố Hà Nội cấp ngày 31/5/2012, cấp đổi ngày 06/11/2015; Mã số thuế: 0105916551 Chịu trách nhiệm pháp lý: Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường Điện thoại: 0977999896 khung anhVĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Luật sư bào chữa, tham gia tố tụng trong các vụ án: Hình sự - Dân sự (đất đai, nhà ở, xây dựng, hợp đồng..) - Lao động - Hành chính - Hôn nhân, thừa kế - Kinh doanh & thương mại...Tham gia giải quyết các tranh chấp kinh tế thông qua thương lượng, đàm phán, trọng tài thương mại.
- Luật sư tư vấn pháp luật: Chỉ ra tình trạng pháp lý và cung cấp các giải pháp pháp lý trong tất cả các lĩnh vực pháp luật. - Dịch vụ pháp lý khác: Thu hồi nợ; Luật sư riêng; Soạn thảo hợp đồng, văn bản; Soạn thảo và làm chứng di chúc...Thực hiện các thủ tục hành chính, pháp lý như: Mua bán, chuyển nhượng bất động sản, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký kinh doanh... Chịu trách nhiệm về nội dung - Trưởng Văn phòng: Tiến sĩ - Luật sư Đặng Văn Cường Copyright© 2012 chinhphaplawyer Khung anh |