Ngày 16-12, phiên xử phúc thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như đã vào phần xét hỏi. HĐXX tập trung hỏi bị cáo Huyền Như và các ngân hàng để làm rõ trách nhiệm của ngân hàng đối với tài khoản của khách hàng.
Hàng loạt câu hỏi được đặt ra, bị cáo Huyền Như có nghiệp vụ và kinh nghiệm trong nghề ngân hàng lại không trả lời rành mạch khiến HĐXX luôn phải nhắc nhở. Đại diện các ngân hàng cũng trả lời khác nhau về nghiệp vụ ngân hàng, trong khi đó Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với vai trò trọng tài lại từ chối đánh giá ai đúng, ai sai...
“Trọng tài” NHNN chỉ dẫn luật lòng vòng
Tòa hỏi: “Chủ thể mở tài khoản với các yếu tố trên giấy đăng ký hoàn toàn thật và được bộ phận có thẩm quyền của VietinBank chấp nhận thì tài khoản đó có được coi là hợp pháp, hợp lệ không?”. Đại diện NHNN trả lời: “Không có đầy đủ các hồ sơ liên quan để đánh giá đúng, sai”. Đồng thời, đại diện NHNN dẫn luật mà không nhận định cụ thể các vấn đề đặt ra. Chủ tọa phiên xử nhắc đây là sự việc cụ thể, đã được thể hiện rõ. Đại diện NHNN vẫn không trả lời.
Tòa hỏi ngân hàng có được gửi tiền trực tiếp hay thông qua tổ chức, cá nhân khác gửi qua ngân hàng khác để hưởng lợi (ủy thác gửi tiền) không. Bị cáo Huyền Như, VietinBank đồng lòng trả lời “không”. Còn các ngân hàng ACB, Navibank (hai nguyên đơn dân sự của vụ án) trả lời “có thể”. Đại diện Navibank khẳng định: “Ngân hàng được phép gửi tiền ngân hàng khác cũng như việc thông qua cá nhân luật không cấm”.
Huỳnh Thị Huyền Như sau buổi xử ngày 16-12. Ảnh: HOÀNG YẾN
Chủ tọa cân nhắc: “Một quy định pháp luật hai cách hiểu và hai cách áp dụng khác nhau do có quyền lợi khác nhau. Một bên trả lời có vẻ ấp a ấp úng, một bên trình bày có sự chuẩn bị chi tiết hơn”. Từ đó tòa mời đại diện NHNN làm “trọng tài”. Nhưng người này không trả lời, không đánh giá phần trả lời của các ngân hàng mà chỉ dẫn luật vòng vo khiến HĐXX bảo phải trả lời trọng tâm.
HĐXX dẫn khoản 8 Điều 12 Quyết định 1284/2002 của NHNN “Chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng trên tài khoản của khách hàng do lỗi của mình” và yêu cầu đại diện VietinBank cho ví dụ thế nào là lỗi ngân hàng theo quy định này. Ban đầu người đại diện trả lời chưa xác định yếu tố lỗi như thế nào theo câu hỏi của chủ tọa. Tuy nhiên, sau đó người này đưa ra ví dụ lỗi ngân hàng khi thực hiện lệnh chuyển nhầm tiền. Ngoài ví dụ này, VietinBank không đưa được ví dụ nào khác khiến chủ tọa thắc mắc “cả một điều khoản quy định vậy mà chỉ có một ý sao?”. Chủ tọa cho thời gian ngân hàng này về suy nghĩ và sẽ trả lời sau với càng nhiều ví dụ càng tốt.
Khi làm trọng tài minh định cho việc xác định lỗi của khách hàng hay lỗi ngân hàng thì đại diện NHNN cũng không đưa ra ví dụ cụ thể khi nào là lỗi của ngân hàng. Bởi theo vị này, ví dụ thì muôn màu muôn vẻ. Trách nhiệm ngân hàng về việc vẫn thực hiện lệnh chi dù chưa đối chiếu các thông tin theo quy định, khách hàng bị giả chữ ký dẫn đến thất thoát tiền trong tài khoản lỗi thuộc về ai cũng chưa có câu trả lời. Vì HĐXX chưa thông qua cách trả lời này nên cho đại diện này thêm thời gian nghiên cứu trả lời sau.
Khách hàng phải đến ngân hàng giữ tiền?
Đi sâu vào chi tiết từng phi vụ lừa đảo, HĐXX bắt đầu với việc xét hỏi kháng cáo của nguyên đơn dân sự, đầu tiên là Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Hưng Yên. Đại diện Công ty Hưng Yên yêu cầu hủy án sơ thẩm xét xử lại vì vi phạm tố tụng. Cụ thể, án sơ thẩm đánh giá chứng cứ sai, xác định tư cách của VietinBank chỉ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là sai, trong khi đúng ra phải là bị đơn trong vụ án và có nghĩa vụ trả lại số tiền Hưng Yên bị chiếm đoạt.
Chủ tọa nhận xét bị cáo Huyền Như trả lời rất tốt mọi việc nhưng đến khi hỏi vậy tài khoản của công ty này tại VietinBank có hợp lệ không thì Huyền Như lại khựng. Với câu hỏi này, đại diện VietinBank xác định tài khoản của Hưng Yên là thật nhưng trách nhiệm ngân hàng thế nào thì còn... tranh cãi.
Xung quanh vấn đề quản lý tài khoản khách hàng, đại diện VietinBank cho rằng phí mà ngân hàng thu chỉ là phí duy trì tài khoản chứ không phải là phí quản lý tài khoản. Theo đó, tài khoản của khách hàng thì do khách hàng quản lý và sử dụng. Tiền trong tài khoản này không phải tài sản của ngân hàng và ngân hàng không sở hữu tài sản của khách hàng mà chỉ tạm thời sử dụng tài sản này của khách hàng gửi phục vụ cho việc cho vay và dùng vào các mục đích tài chính. Đại diện này giải thích thêm với loại tài khoản thanh toán không phát sinh quan hệ gửi giữ, tài khoản tiền gửi tiết kiệm mới phát sinh quan hệ gửi giữ.
VKS hỏi lại: Nếu ngân hàng không sở hữu, không phải là tài sản của ngân hàng thì ngân hàng huy động vốn để làm gì rồi phải trả lãi? Tương tự như viện, chủ tọa nói: “Nếu VietinBank cho rằng tài khoản khách hàng sử dụng mục đích thanh toán, trách nhiệm giữ tiền của khách hàng trong tài khoản, vậy khách hàng phải đến canh cửa ngân hàng để giữ à? Khái niệm thu phí duy trì tài khoản mà VietinBank nêu khác với trang web đề phí quản lý tài khoản, đừng đánh lận câu chữ”.
Tòa nói: “Vậy ai rút tiền từ tài khoản cũng được sao? Tiền giữa trời ai muốn rút cũng được, vì ngân hàng vừa bảo không có trách nhiệm gì?”.
Trong khi đó, đại diện Ngân hàng Navibank và ACB cho rằng đây chính là tiền huy động vốn và tiền huy động vốn là tài sản của ngân hàng, các ngân hàng thương mại sử dụng tiền này để cho vay và dùng vào các mục đích kinh doanh khác của ngân hàng.
Còn với câu hỏi ai là người quản lý tài khoản của khách hàng thì đại diện NHNN cho rằng các văn bản quy định của Nhà nước thì không có quy định nào nói về trách nhiệm quản lý tài khoản mà chỉ quy định về nội dung quy định tiền gửi đó.
Hôm nay (17-12) tòa tiếp tục phần xét hỏi.
Phó trưởng phòng không phải là... chức vụ? Tại tòa, đại diện VietinBank cho rằng Huyền Như là phó trưởng phòng giao dịch thì không phải là người có chức vụ, quyền hạn của VietinBank. Tòa truy: “Vậy chức vụ được bổ nhiệm kia của Huyền Như để nhằm mục đích gì?”. Đại diện VietinBank cho rằng Huyền Như chỉ có nhiệm vụ quản lý nhân sự và quản lý tài sản ở chi nhánh, còn lại không phải là người có chức vụ, quyền hạn. Cũng như VietinBank, Huyền Như cho rằng chỉ làm việc theo phân công, còn có quyền và chức vụ không thì không biết. HĐXX hỏi việc Như được phép ký chuyển đến 50 tỉ đồng là tài sản của ngân hàng thì gọi là gì. Như im lặng. Một lúc sau Như trả lời: “Trong vụ việc này thì Như chịu trách nhiệm, Như làm sai”. |
Hiệp đã lấy facebook của bạn gái sử dụng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khi định lừa đảo chiếm đoạt tiền của Khang, nhưng không ngờ bị Khang chĩa "súng giả" vào đầu..
|
|
Đại diện VKS cho rằng, Huyền Như là trưởng phòng giao dịch thì là người có chức vụ. Tuy nhiên, Vietinbank lại nói, Huyền Như không nằm trong cơ cấu quản lý nên không có chức vụ gì. Còn Huyền Như khai chỉ làm theo phân công nhiệm vụ chứ không ý thức chức vụ.
|
|
Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, trưng cầu giám định chất lượng công trình để làm rõ trách nhiệm của các bên có liên quan trong vụ bồn nước inox ở trường học đổ khiến hai học sinh thiệt mạng.
|
|
Ngày 16-12, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tuyên bị cáo Lê Thị Hường (39 tuổi, ngụ xã Xà Bang, huyện Châu Đức) 5 năm tù về tội xâm phạm thi thể mồ mả.
|
|
Ngày 16-12, phiên xử phúc thẩm vụ Huyền Như và đồng phạm lừa đảo 4.000 tỷ bắt đầu với phần xét hỏi.
|
|
Cho rằng Huyền Như và bầu Kiên là hai vụ án tách biệt, tòa không chấp nhận yêu cầu triệu tập các thành viên nguyên HĐQT và ban điều hành của ACB...
|
|
Hội đồng Xét xử (HĐXX) phiên tòa phúc thẩm đã tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Đức Kiên (“bầu” Kiên) và đồng phạm.
|
|
Công an Hà Nội vừa giải cứu thành công cháu Nguyễn Thanh Hằng (4 tuổi), bị bắt cóc vào trưa ngày 13.12.2014.
|
|
Tối 14-12, chỉ huy Phòng CSHS-CATP Hà Nội cho biết: “Nguyễn Anh Tuấn, SN 1978, trú tại tổ 3, khu 6, phố Bùi Xương Trạch, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thủ phạm vụ nổ súng bắn trọng thương vợ, mẹ vợ và em trai vợ, cùng một tài xế xe taxi trong đêm 10-12 đã bị bắt.
|
|
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có công văn hỏa tốc đề nghị VKSND Tối cao xem xét giải quyết vụ việc tử tù Hồ Duy Hải theo quy định của pháp luật và báo cáo kết quả đến Phó Thủ tướng.
|