Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » “Tôi dặn vợ, ai mang phong bì tới nhà phải trả lại ngay”

 

“Tôi dặn vợ, anh em bạn bè thân bên ngoài tới tặng lẵng hoa, gói quà Tết thì không có vấn đề gì, nhưng ai mang phong bì tới nhà thì phải trả lại ngay. Người khác tôi không biết, nhưng mọi người đều soi tôi, xem tôi nói thế thì có làm thế không”.

Đó là chia sẻ của ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) - trong cuộc trao đổi với nhiều cơ quan báo chí liên quan tới việc kiểm soát việc tặng quà, nhận quà Tết Nguyên đán 2015 trái quy định, mà trong đó cơ quan này là đầu mối tiếp nhận tin báo tố giác qua số điện thoại đường dây nóng 080.48228.

 
Ông Phạm Trọng Đạt trực tiếp xử lý tin tố giác qua điện thoại tại trụ sở Thanh tra Chính phủ.
Ông Phạm Trọng Đạt trực tiếp xử lý tin tố giác qua điện thoại tại trụ sở Thanh tra Chính phủ.

Cũng tại cuộc trao đổi này, ông Đạt đã trả lời một vài câu hỏi của phóng viên Báo Dân trí:
Từ nay tới cuối tuần sẽ là “cao điểm” tặng quà Tết cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Các ông có khuyến khích người dân - ở đây trực tiếp là nhân viên đang làm việc tại các cơ quan nhà nước - phát giác, thậm chí chụp ảnh, quay clip về hành vi tặng quà/ nhận quà trái quy định hoặc có dấu hiệu bất minh?
Người dân, trong đó có cả cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ, phản ánh về cơ quan này, cơ quan kia “có hiện tượng”. Người ta không biết tiền ở đâu để mua quà Tết đó cả nhưng người ta chỉ nói, phản ánh có hiện tượng tặng quà. Điều này rất quan trọng, có thể làm cơ sở xem xét, thậm chí những phản ánh đó có thể chuyển hóa thành đợt kiểm tra. Tin báo đó có thể chính xác hoặc không chính xác nhưng tin báo đó có tác dụng xác định là ở cơ quan này, cơ quan kia có hiện tượng tặng quà như thế...
Quy chế về quà tặng của Chính phủ cũng như quy định của riêng Thanh tra Chính phủ có cấm cán bộ, công chức, viên chức nhà nước nhận quà ngay ở cơ quan vào dịp Tết hay không?
Tất cả đã có trong nghị định của Chính phủ rồi. Quy định cấm các cơ quan không được dùng ngân sách của nhà nước để chi trái phép vào quà biếu. Dùng tiền ngân sách sai 1.000 đồng cũng có thể bị xử lý. Các cơ quan, đơn vị có thể làm việc, hợp tác với nhau cả năm trời nên dịp Tết này cũng muốn gặp gỡ để nói lời cảm ơn, nhưng chỉ có thể gặp nhau lì xì một chút theo truyền thống của dân tộc thôi, chứ mang tiền cả chục triệu, mấy chục triệu để tặng, biếu nhau thì không được.
Nhưng làm sao phát hiện ra được cái phong bì kẹp trong bó hoa, gói quà có bao nhiêu tiền?
Thực ra đây là phong tục ngàn đời rồi, văn hóa rất hay. Nếu làm đúng thì một năm trời làm việc với nhau, anh em quý mến nhau có chút quà, tay bắt mặt mừng. Nhưng cho dù tiền cá nhân đi nữa thì cũng không thể tặng quà có giá trị quá lớn so với thu nhập của mình. Ví dụ như lương một tháng có hơn 5 triệu thôi, không thể đi tặng hàng chục triệu được. Điều đó là vô lý. Lúc đó sẽ phải xem xét tới động cơ, nếu phát hiện việc tặng quà đó nhằm tác động để thời gian sắp tới được thăng quan tiến chức thì món quà đó có dấu hiệu của hối lộ rồi.
Có rất nhiều cán bộ nhà nước chân chính nói với tôi là họ chỉ nhận bó hoa thôi, còn xin trả lại phong bì. Nhưng cũng có thực tế là không ít trường hợp lợi dụng cái này, để lẵng hoa cho mọi người biết nhưng ỉm đi cái phong bì kẹp trong đó.
Các ông có thấy “quà Tết” bây giờ rất đa dạng không? Người ta đâu cần phải mang hoa, quà tới tận cơ quan để tặng nhau mà có rất nhiều hình thức để tặng ngoài cơ quan khác...
Đúng là gặp nhau trong quán cà phê, bữa ăn sáng thì làm sao kiểm soát được. Quan trọng nhất là trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải chấp hành quy định, giáo dục tuyên truyền và phải xử lý nghiêm thì mới giảm được. Làm sao mà mỗi cơ quan có hàng vạn cảnh sát, hàng vạn an ninh, cán bộ phòng chống tham nhũng…để đi dò xét việc này được. Tôi nói đơn giản như cây cảnh chẳng hạn, ngày Tết cho nhau cây cảnh có ai biết giá trị thực là đâu đâu, nhưng đi sâu vào mới biết có khi cây cảnh đó giá trị trên thị trường lên tới cả mấy trăm triệu đồng. Họ tặng nhau cây cảnh, rồi sau Tết lại chuyển thành hình thức mua lại chính cây cảnh đó với số tiền tới mấy trăm triệu.
Không ít nhân viên ở các cơ quan khi nhìn thấy có người xách gói quà vào phòng sếp mình là có thể đã nghĩ ngay đến chuyện tiêu cực. Cá nhân ông có thấy việc tặng quà dịp Tết ngay ở cơ quan nhà nước dễ gây phản cảm không?
Có cơ quan gửi tấm thiếp qua đường bưu điện cho tôi rồi ghi trong đó những lời chúc mừng năm mới. Trong miền Nam nhiều khi họ còn nhờ người ở ngoài này, ở các quầy hoa ấy, mang hoa tới đây tặng. Tôi thấy khá nhiều trường hợp như thế này. Cái đó rất đẹp. Nhưng bây giờ có chuyện cứ rồng rồng rắn rắn đi tặng quà, cán bộ nhân viên cứ tự hỏi: “Trong đó có phong bì không?”. Cả một năm trời làm việc với nhau, ngày Tết rỗi rãi gặp nhau làm ly rượu tăng thêm tình cảm gắn bó hơn, hiểu nhau hơn, đó là nét đẹp nhưng cần phải chấn chỉnh thế nào để tránh tình trạng cơ quan này tới, cơ quan kia tới, có khi chỉ có chai rượu vang thôi nhưng người ngoài nhìn thấy thì lại nghĩ ra đủ chuyện.
Ở Thanh tra Chính phủ chỉ đạo thế nào về việc này?
Theo quy định của Chính phủ và ngay cả Thanh tra Chính phủ, không được lấy tiền ngân sách để tặng quà. Cá nhân tình cảm với nhau thì tại cuộc họp mặt cơ quan sau Tết lì xì cho nhau. Các cục, các phòng tuyệt đội cấm lấy ngân sách để tặng quà cho anh em. Lấy cái đó để đi tặng thủ trưởng nữa thì càng không được.
Nếu quà tặng là tấm thiệp chúc mừng, bó hoa thì để ngay ở phòng khánh tiết. Các bộ ngành tới tặng hoa thì đón tiếp ngay ở phòng khánh tiết đó, bó hoa thì cứ để công khai ở đó.
Cá nhân ông dịp Tết này đã yêu cầu người nào mang phong bì về chưa?
Cái này không có thông báo nhưng tự các đồng chí phải nghĩ là các đồng chí đang làm việc này. Tình cảm thật nhưng không thể lợi dụng được. Kiểm tra mà thấy tặng hoa có kèm theo phong bì, thủ trưởng nào tiếp thì phải trả lại ngay.
Thế còn vợ con ông ở nhà thì sao, bởi nhiều người không mang quà cáp tới cơ quan mà tìm tới nhà riêng?
Tôi dặn vợ: anh em bạn bè thân bên ngoài tới tặng lẵng hoa, gói quà Tết thì không có vấn đề gì, nhưng ai mang phong bì tới nhà thì phải trả lại ngay. Nếu tôi không có nhà thì vợ con phải gọi điện cho tôi để hỏi. Người khác tôi không biết, nhưng mọi người đều soi tôi, xem tôi nói thế thì có làm thế không. Cành đào, cây quất chơi Tết đều tôi trực tiếp đi mua rồi nhờ xe chở về, công khai minh bạch. Ông Bí thư chi bộ khu phố và ông tổ trưởng đều ngay gần nhà mình, nên nhiều khi hỏi cũng phải công khai hết. Tôi không bao giờ nhờ ai đi mua hoặc để ai mang cây cảnh tới nhà cả, không để người ta nói là ông này nói thế nhưng có làm thế đâu!.
Theo: dantri.com.vn
Xem thêm:
Từ vụ con ruồi: Kiểm tra Công ty Tân Hiệp Phát
 Các cơ quan phải xác minh thông tin về an toàn thực phẩm, dây chuyền sản xuất của Tân Hiệp Phát trước tết Nguyên đán.  
 
Hủy án vì mua bán người giá… quá thấp
 Gần đây, TAND Tối cao đã họp giám đốc thẩm, hủy bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Cà Mau trong vụ Nguyễn Kim Thiệt (ngụ huyện U Minh) mua bán người để điều tra, xét xử lại.    
 
Vụ
 Việc Tân Hiệp Phát hành xử với khách hàng như các đối thủ triệt hạ thì về lâu dài sẽ không thể phát triển và tồn tại.  
 
Chai nước ngọt chứa “con ruồi 500 triệu” có dấu hiệu bị can thiệp
Ngày 8/2, thông tin từ Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) đã có kết luận giám định vụ chai nước Number one của Công ty Tân Hiệp Phát do cơ quan CSĐT công an tỉnh Tiền Giang trưng cầu giám định.
 
Tỉnh ủy Lào Cai chỉ đạo giải quyết vụ công dân không biết chữ bị giả chữ ký
 Trong khi Apatit Việt Nam và các đơn vị chức năng huyện Bảo Thắng chậm giải quyết chế độ đền bù còn thiếu đối với ông Lương Văn Môn, Tỉnh ủy Lào Cai đã có văn bản chỉ đạo UBND tỉnh giải quyết dứt điểm vụ công dân không biết chữ bị làm giả chữ ký.
 
Hà Nội ban hành mức phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội.    
 
Lương 1,4 triệu đồng/tháng, “quan xã” vẫn xây được nhà to nhất làng
Chỉ với mức lương 1,4 triệu đồng / tháng, nhưng "quan xã" Mai Hiển Dũng vẫn xây được căn nhà 2 tầng bề thế, khang trang, to nhất ở làng An Thư. Trong khi những người tàn tật bị ông Dũng chiếm đoạt tiền trợ cấp đang sống trong căn nhà tồi tàn, rách nát.  
 
Lúc tố bảo hiếp, ra tòa nói ‘cho’
Nếu bị hại “cho” thì bị cáo phạm tội giao cấu với trẻ em, nếu bị cáo dùng vũ lực để giao cấu thì là hiếp dâm trẻ em.    
 
Phạt báo chí: Phải công bằng
 Để đảm bảo tính công bằng, những cơ quan, bộ ngành có phát ngôn sai, chậm hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ cho báo chí cũng phải bị xử lý nghiêm khắc.  
 
Thoát nghèo: Nên bỏ việc ‘cho không’
 Tăng chính sách hỗ trợ sinh kế để hạn chế tâm lý trông chờ, ỷ lại không muốn thoát nghèo.