Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Tòa chứng minh tội phạm bằng bản án

 Góp ý sửa đổi BLTTHS, nhiều chuyên gia cho rằng nên minh định lại trách nhiệm chứng minh tội phạm của tòa để tăng cường hơn tính tranh tụng, để tòa trở thành trọng tài cho hai bên buộc tội - gỡ tội...

Điều 10 BLTTHS hiện hành quy định cơ quan điều tra (CQĐT), VKS, tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng...

Gỡ bỏ hẳn gánh nặng cho tòa?

Luật sư Nguyễn Toàn Thiện (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận) đề nghị trong đợt sửa đổi BLTTHS lần này nên sửa quy định trên theo hướng trách nhiệm chứng minh tội phạm chỉ thuộc về hai cơ quan buộc tội là CQĐT và VKS.

Theo luật sư Thiện, chính quy định tòa cũng có trách nhiệm chứng minh tội phạm đã dẫn đến hệ quả là trong rất nhiều phiên tòa, HĐXX đã trở thành một “cơ quan công tố thứ hai”. HĐXX luôn xét hỏi trước và xét hỏi chủ yếu, thường “vặn vẹo” để tìm hoặc chứng minh cho ra tội của bị cáo theo thói quen. “Khi xét xử, tòa chỉ nên xác định sự thật qua việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ và qua kết quả tranh luận. Tòa chỉ cần quan tâm là đại diện VKS có chứng minh được cáo trạng hay không, nếu không thì tòa tuyên vô tội và ngược lại” - luật sư Thiện nhấn mạnh.

Hội đồng xét xử đang tuyên án tại một phiên tòa lưu động ở TP.HCM. Ảnh: HTD

 

Trong khi đó, theo PGS-TS Nguyễn Thái Phúc (Giám đốc Học viện Tư pháp), nói về trách nhiệm chứng minh tội phạm của tòa thì phải phân tích rõ ba vấn đề:

Thứ nhất, Điều 10 BLTTHS quy định như trên là chưa rõ, chưa phân định được trách nhiệm của từng cơ quan tố tụng. Do đó cần phải diễn đạt lại theo hướng nhiệm vụ chứng minh cụ thể của tòa là như thế nào.

Thứ hai, bản chất và nội hàm của nguyên tắc tranh tụng đã xác định rõ trách nhiệm chứng minh tội phạm là của bên buộc tội, trong khi tòa án chỉ là cơ quan xét xử. Do vậy, quan điểm cho rằng quy định rõ trách nhiệm chứng minh tội phạm chỉ thuộc CQĐT và VKS là không có gì sai.

Thứ ba, vậy trách nhiệm chứng minh tội phạm của tòa có không và nó thể hiện như thế nào? Theo TS Phúc, trách nhiệm này là có nhưng nó được thể hiện bằng lập luận, nhận định của HĐXX thông qua bản án. Có nghĩa là nếu HĐXX đồng ý với bên buộc tội thì HĐXX phải lý giải rằng vì sao chấp nhận như thế. Lúc này HĐXX phải chứng minh cho lập luận của mình, cũng đồng nghĩa với việc chứng minh tội phạm. Còn nếu HĐXX theo ý kiến của bên gỡ tội thì HĐXX cũng phải chứng minh vì sao mình lập luận như vậy, khi ấy HĐXX đang chứng minh cho sự vô tội. Tóm lại, bằng nhận định này hay nhận định kia thì HĐXX cũng phải dùng bản án của mình để chứng minh (chứng minh bị cáo phạm tội hay chứng minh bị cáo không phạm tội).

Chỉ cần minh định lại cách hiểu?

Vấn đề thứ ba mà TS Phúc nêu trên cũng trùng quan điểm của luật sư Đinh Văn Quế (nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao). Ông Quế cũng từng phân tích tòa chứng minh tội phạm bằng bản án (trong trường hợp tòa kết luận bị cáo có tội) chứ không phải bằng việc “đấu tranh khuất phục” bị cáo ngay tại phiên xử. Mọi lý lẽ, lập luận của tòa đều phải được thể hiện ở phần “xét thấy” của bản án sau khi đã thẩm tra các tình tiết của vụ án và kết quả xét hỏi, tranh tụng.

Theo TS Võ Thị Kim Oanh (Trưởng khoa Luật hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM), sở dĩ nhà làm luật quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc các cơ quan tố tụng nhằm mục đích để cả ba cơ quan nắm nội dung vụ án rõ hơn, đầy đủ hơn để tìm ra sự thật của vụ án. “Với mô hình tố tụng pha trộn nghiêng về thẩm vấn của chúng ta thì quy định tại Điều 10 BLTTHS hiện hành là không sai nhưng cần minh định lại cho rõ ý tứ, theo hướng giải thích rõ hơn trách nhiệm chứng minh tội phạm của tòa thể hiện như thế nào. Theo tôi, phải hiểu trách nhiệm đó thể hiện thông qua phán quyết của tòa, trên cơ sở đánh giá toàn bộ quá trình tố tụng trước đó”.

Kiểm sát viên Nguyễn Kim Tiếng (Viện trưởng VKSND quận 5, TP.HCM) cũng cho rằng tòa vẫn có trách nhiệm chứng minh tội phạm nhưng không giống với cách của CQĐT, VKS mà thể hiện qua việc quan sát, đánh giá chứng cứ, đánh giá quá trình xét hỏi, tranh luận tại phiên xử và đưa ra nhận định, phân tích, kết luận trong bản án. Đương nhiên nguyên tắc chung là nếu không đủ chứng cứ chứng minh tội phạm thì tòa cứ tuyên vô tội và ngược lại.

Tòa không xét hỏi chính

Cần phải hiểu rằng tòa là người làm chứng công tâm trong quá trình chứng minh bị cáo có tội hay không. Tòa chỉ là trọng tài, là người trung gian và đưa ra phán quyết trên cơ sở tranh tụng tại tòa. Muốn vậy quy định về xét hỏi phải được điều chỉnh theo hướng đại diện VKS và người bào chữa là người hỏi chính, hỏi chủ yếu thay vì như hiện nay là HĐXX. Tòa chỉ nên điều khiển quá trình xét hỏi. Tòa cũng có thể xét hỏi nhưng theo kiểu hỏi lại những tình tiết chưa rõ hoặc gợi mở vấn đề cần làm sáng tỏ cho kiểm sát viên và luật sư tranh luận. Mới đây, Đề án mô hình tố tụng hình sự Việt Nam do VKSND Tối cao chủ trì soạn thảo cũng đã đề cập theo hướng này.

Một kiểm sát viên VKSND Tối cao

Theo: netluat.plo.vn
Xem thêm:
Mua BHYT theo hộ gia đình: Dân ngán ngẩm!
 Do thủ tục rối rắm nên lượng thẻ bảo hiểm y tế bán ra trong ngày rất chậm.  
 
Vụ tai nạn ở Thanh Hóa: Nhân chứng tiết lộ chiếc xe khách gặp nạn bị lỗi kỹ thuật
Từ mờ sáng 25-1, bà con xóm 9 xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã tất bật chuẩn bị tre nứa, cuốc xẻng đến nghĩa trang xã để đào huyệt mộ chuẩn bị lễ tang.  
 
Vụ thảm sát cả nhà ở Gia Lai: Từ trộm chó thành giết người dã man
Nghi phạm trong vụ thảm sát cả nhà ở Gia Lai mới bị cơ quan điều tra bắt vào đêm 23/1 đã khai rằng mục đích vào nhà chỉ để trộm chó.
 
Bắt băng nhóm giang hồ Đức ‘đại bàng’
 Công an đã theo dõi, ngăn chặn kịp thời cuộc huyết chiến giữa hai băng nhóm.  
 
Tăng đậm thuế ô tô: Xe sang khó sống
 Nhiều ý kiến cho rằng xe có dung tích động cơ dưới 2,5 lít, có tỉ lệ nội địa hóa cao thì nên giảm thuế, còn xe có động cơ lớn hơn, tốn nhiên liệu thì nên đánh thuế cao.
 
Không khởi tố vụ tai nạn làm 9 người chết ở Nghệ An
Ngày 25.1, trả lời Thanh Niên, trung tá Trần Văn Long, Đội trưởng Đội CSGT đường Hồ Chí Minh (Phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa), cho biết: “Sau khi 2 chiếc xe gặp nạn được kéo ra, cả 4 lốp của chiếc xe ô tô 16 chỗ chở người đi ăn cưới, mang BKS 37B-010.52, không bị nổ như thông tin ban đầu. Tại hiện trường cũng không có vết lốp miết xuống đường. Theo nhận định ban đầu, nhiều...
 
Khởi tố 36 bị can đánh bạc trên mạng M88.com trong vụ án mới
Ngày 23/1, cơ quan tố tụng Trung ương cho biết đến nay Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố 36 bị can về hành vi “đánh bạc” và “tổ chức đánh bạc”. Các bị can đều thừa nhận biết rõ đấy là tiền các cược bóng đá do các bị can tổ chức đánh bạc trên trang web 88.com (M88).
 
Kiện một đằng, tòa xử một nẻo
Người dân kiện hành vi hành chính của UBND, tòa tự ý điều chỉnh yêu cầu khởi kiện thành kiện quyết định hành chính rồi phán xử, người dân chỉ biết kêu trời.
 
Thử xài tiền giả, ai ngờ đi tù thật
 Ngày 23-1, TAND tỉnh Khánh Hòa đã bác kháng cáo, phạt bị cáo Nguyễn Thị Mỹ Nĩ (sinh năm 1987, ngụ tỉnh Đồng Tháp, đang trọ tại Nha Trang) ba năm sáu tháng tù về tội lưu hành tiền giả.    
 
Trên bảo cung cấp thông tin, dưới lơ
Dù đã được phó tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu cung cấp thông tin cho báo chí nhưng cán bộ tổng hợp từ chối… vì sợ các đơn vị “bị lộ” phản đối.