“Muốn ngăn chặn tiêu cực, nhũng nhiễu trong hoạt động tư pháp ở các ngành công an, viện kiểm sát, tòa án trước hết phải hạn chế tối đa tính quyền năng tùy nghi kể cả trong hình sự, dân sự. Cùng một hành vi tương tự nhưng mức hình phạt tù lại khác nhau. Quyền tùy nghi của thẩm phán rất lớn, cần quy định thu hẹp khung hình phạt để hạn chế tối đa tiêu cực…” - nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao Trần Văn Tú phát biểu ở cuộc họp Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương sáng 28-1 tại Hà Nội.
Để công lý không “đội nón” ra đi
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, ông Nguyễn Doãn Khánh, nhận định: Tiêu cực, tham nhũng xảy ra trong hoạt động tư pháp chẳng khác nào công lý “đội nón” ra đi. Chống tiêu cực không chỉ ở nội bộ của các cơ quan mà cả ở mối quan hệ bên ngoài. Chúng ta phải hạn chế tối đa những kẽ hở trong hoạt động tư pháp để giảm thiểu đối tượng lách luật, len lỏi vào để hoạt động trục lợi. Không thể để tình trạng một vụ án mà khung hình phạt thấp nhất cũng đúng, mà cao nhất cũng đúng.
“Một trong những nguyên nhân không thể né tránh xuất phát từ hoàn cảnh khó khăn. Vì thế, chúng ta phải cải cách tiền lương, dưỡng liêm với phụ cấp trách nhiệm phải được thỏa đáng. Riêng về công tác cán bộ phải xây dựng chuẩn hóa phẩm chất, đạo đức và kinh nghiệm trong hoạt động tư pháp...” - ông Khánh đề nghị.
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh: Tiêu cực, tham nhũng xảy ra trong hoạt động tư pháp chẳng khác nào công lý “đội nón” ra đi. Ảnh: đ.trung
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó Trưởng ban Nội chính tỉnh Ninh Bình, cho rằng các vụ án xét xử công khai, minh bạch trước nhân dân, cơ quan giám sát thì xử đúng người, đúng tội hơn. Việc xử lý những tiêu cực trong hoạt động tư pháp kéo dài thời gian nhưng không xử lý rốt ráo hoặc có hình thức thỏa hiệp đùn đẩy sang cho cơ quan hành pháp. “Thời gian gần đây có một số sự việc cụ thể các cơ quan tư pháp đã cố ý làm sai lệch hồ sơ, kéo dài sự việc. Phải chăng ở đây xuất hiện lợi ích nhóm, thỏa thuận, thống nhất ngầm giữa các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử. Theo tôi, không có chuyện một sự việc sai lệch mà các cơ quan tư pháp không phát hiện ra” - ông Sơn nhận định.
Ông Phạm Quý Tỵ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp, cho rằng cần xây dựng các đề án riêng với từng ngành công an, viện kiểm sát, tòa án trong việc chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tư pháp. Đặt mục tiêu trong việc cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan tư pháp là làm trong sạch đội ngũ.
Tiêu cực làm xói mòn niềm tin
Bà Lê Thị Thu Ba, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, cho rằng: Đến năm 2020, Việt Nam phải xây dựng nền tư pháp công bằng, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật.
“Tham nhũng, tiêu cực là nguy cơ của mỗi quốc gia, có thể diễn ra trong mọi lĩnh vực của Nhà nước. Theo thông lệ ở đâu có quyền lực thì ở đó có nguy cơ quyền lực bị tha hóa và xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Trong hoạt động tư pháp nếu tiêu cực, tham nhũng xảy ra thì làm ảnh hưởng xấu đến tính nghiêm minh của pháp luật và kỷ cương của Nhà nước.
Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực tham nhũng trong hoạt động tư pháp làm ảnh hưởng, xói mòn niềm tin của nhân dân. Các cơ quan tư pháp phải đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động tiêu cực đang len lỏi vào trong hoạt động tư pháp” - bà Thu Ba nhận định.
Tham nhũng ở “tầng cao” tinh vi hơn Nếu một con người được rèn luyện có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh thì kể cả pháp luật không chặt chẽ thì người ta cũng không bao giờ tham nhũng. Khi người ta có một đồng thì muốn có hai đồng, chỉ có con người biết đủ thì nó mới đủ. Khi người đứng đầu lãnh đạo các ngành tư pháp mà vi phạm thì phải có cơ chế xử lý chẳng hạn như thanh tra, kiểm tra, xử lý hình sự… Chỉ có điều là khó hơn chống tham nhũng ở cấp dưới. Bởi vì cấp trên thường tinh vi hơn, hiểu luật, lách luật, bao che, bảo vệ và có các mối quan hệ… Bà LÊ THỊ THU BA, Phó Trưởng ban Thường trực |
Chiều ngày 28-1, Trung tướng Võ Văn Tuấn, phó tham mưu trưởng QĐND Việt Nam xác nhận như vậy với Pháp Luật TP.HCM về vụ máy bay trực thăng UH1 của Không quân Việt Nam đã rơi tại ấp 4, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM vào sáng cùng ngày.
|
|
Tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp ngày 27-1 để cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, hai vấn đề gây nhiều tranh luận là có nên mở rộng cơ quan có thẩm quyền điều tra ban đầu hay không, cũng như thẩm quyền điều tra của công an xã...
|
|
Ngày 28.1, TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ “bị đánh chết sau khi cự cãi với cảnh sát giao thông” để điều tra, xét xử lại.
|
|
Liên quan đến thông tin nghi vấn xe cấp cứu bỏ thai phụ lại hiện trường, Trung tâm cấp cứu 115 (Sở Y tế TP Hải Phòng) đã có phản hồi Ủy ban An toàn giao thông quốc gia. Theo đó phía Trung tâm thừa nhận ca cấp cứu không làm đúng quy trình, có sai sót.
|
|
Chiếc trực thăng quân sự đang bay huấn luyện thì bị mất liên lạc hơn 150 phút, sau đó đã được phát hiện rơi tại huyện Bình Chánh, TPHCM. Cả 4 chiến sĩ trên trực thăng đều hy sinh.
|
|
Sáng 26-1, tân Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã trả lời báo chí về hướng xử lý biệt thự xây trên đất rừng của gia đình Thiếu tướng Phan Như Thạch (nguyên Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam) và quần thể biệt thự trái phép của ông Ngô Văn Quang tại khu vực rừng đặc dụng Nam Hải Vân (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu).
|
|
Nhiều người có ý kiến cho rằng, việc bị bắt trói trước đông người và hắt nước vào người là hình phạt đích đáng dành cho nghi phạm trộm gà. Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến cũng bày tỏ sự bức xúc, không đồng tình với cách hành xử trên.
|
|
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, với tình trạng nợ nần như hiện nay của EVN mà giá điện bán lẻ vẫn dưới mức giá thành thì ngành điện sẽ không thể chịu đựng được lâu dài, thậm chí EVN sẽ phá sản.
|
|
Theo đề xuất mới được Bộ Tư pháp đưa ra, người đang có vợ/chồng mà kết hôn với người khác; đang có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác sẽ bị xử phạt tiền từ 1-3 triệu đồng.
|
|
Góp ý sửa đổi BLTTHS, nhiều chuyên gia cho rằng nên minh định lại trách nhiệm chứng minh tội phạm của tòa để tăng cường hơn tính tranh tụng, để tòa trở thành trọng tài cho hai bên buộc tội - gỡ tội...
|
|