Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Thêm một tử tù kêu oan

 

Ðó là tử tù Nguyễn Văn Chưởng (31 tuổi, quê Hải Dương) đang chờ thi hành án tử hình tại trại tạm giam Trần Phú, TP Hải Phòng.

 

8 năm kể từ khi xảy ra vụ án mạng, tử tù Nguyễn Văn Chưởng và gia đình vẫn đang có nhiều đơn kêu oan đề nghị các cấp xem xét lại bản án.

Một số tình tiết chưa được làm rõ

Theo bản án sơ thẩm ngày 12/6/2008 của TAND TP Hải Phòng, ngày 14/7/2007 Vũ Toàn Trung và Ðỗ Văn Hoàng đi xe máy đến quán cà phê của Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Phòng để vay tiền mua heroin.

Chưởng hẹn với Trung và Hoàng buổi tối quay lại để cùng nhau đi cướp. 8h cùng ngày, cả 3 chuẩn bị dao, kiếm đi theo hướng cảng nước sâu Ðình Vũ (Hải An, Hải Phòng).

Trên đường đi, cả nhóm gặp anh Nguyễn Văn Sinh là cán bộ Công an phường Ðông Hải. Khi anh Sinh dừng xe nghe điện thoại, Chưởng và đồng bọn dùng dao chém nhiều nhát làm anh Sinh tử vong.

Xét xử sơ thẩm, TAND TP Hải Phòng tuyên phạt Chưởng án tử hình tội Giết người, 4 năm tù về tội Cướp tài sản.

Ðỗ Văn Hoàng tù chung thân về tội Giết người, 3 năm tù về tội Cướp tài sản. Vũ Toàn Trung 20 năm tù về tội Giết người, 3 năm tù về tội Cướp tài sản.

Thêm một tử tù kêu oan
Vợ chồng ông Nguyễn Trường Chinh và con gái của tử tù Nguyễn Văn Chưởng.

Nguyễn Thị Lan Phương 12 tháng tù treo về tội Không tố giác tội phạm. Em trai của Chưởng là Nguyễn Trọng Ðoàn (27 tuổi) cũng phải lãnh 2 năm tù về tội Che giấu tội phạm.

Sau phiên tòa cả Chưởng, Hoàng và Ðoàn đều kháng cáo. Tại hai phiên tòa, cả 3 bị cáo đều kêu oan, không nhận tội. Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội bác kháng cáo, y án sơ thẩm.

Năm 2011, viện trưởng VKSND tối cao có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị TAND tối cao hủy bản án hình sự phúc thẩm.

Quyết định kháng nghị nêu rõ vụ án có một số vấn đề cần phải làm rõ, đề nghị xem xét về phần hình phạt theo hướng giảm nhẹ cho Nguyễn Văn Chưởng từ tử hình xuống chung thân.

Tuy nhiên tháng 12/2011, TAND tối cao có quyết định giám đốc thẩm, không chấp nhận kháng nghị của viện trưởng Viện KSND tối cao, giữ nguyên án phúc thẩm.

Lời kêu oan trải dài 8 năm

8 năm qua, tử tù Nguyễn Văn Chưởng, bố mẹ Chưởng là ông Nguyễn Trường Chinh, bà Nguyễn Thị Bích và một số luật sư có rất nhiều đơn kêu oan gửi các cấp đề nghị xem xét lại bản án.

Thời gian gần đây, biết con sắp bị thi hành án, vợ chồng ông Chinh càng thêm lo lắng. Ông Chinh phải cầm cố nhà cửa và lang thang ở Hà Nội nhiều tháng nay kêu oan cho con.

Luật sư Hoàng Văn Quánh (Ðoàn luật sư Hà Nội), người bảo vệ cho Nguyễn Văn Chưởng ở phiên phúc thẩm, cho biết tại tòa cả hai anh em Chưởng khai bị đánh đập nên phải nhận tội. Các bản cung phía dưới chữ ký Chưởng đều viết chữ “EC” (tức bị ép cung).

Hồ sơ vụ án có một số tài liệu bị mất, biên bản xác định thương tích trên người bị cáo Chưởng khi anh ta về trại tạm giam Trần Phú do giám thị trại giam lập, có y sĩ trại giam chứng kiến nhưng không có trong hồ sơ.

Khi bị bắt, Chưởng bị tịch thu điện thoại. Bị cáo và luật sư đề nghị cơ quan điều tra khôi phục cuộc gọi và xác định xem Chưởng có mặt tại Hải Phòng vào tối 14/7 hay không nhưng yêu cầu này cũng không được thực hiện.

Ðôi dép, khẩu trang màu xanh và thanh đoản kiếm thu giữ tại hiện trường thì cơ quan điều tra không làm rõ của ai. Quần dài và áo lót của nạn nhân là tang vật thu giữ, sau đó bị hủy mà không hiểu vì lý do gì.

Quá trình tham gia vụ án từ giai đoạn điều tra, các luật sư bị Công an TP Hải Phòng gây khó dễ, kéo dài thời gian cấp giấy chứng nhận bào chữa, không cho tiếp xúc với bị can. Họ phải gửi đơn kiến nghị đến Bộ Công an, VKSND tối cao và Phó thủ tướng Chính phủ.

"Bài bào chữa của tôi dành cho Chưởng dài 23 trang với gần 20 vấn đề đặt ra đề nghị tòa và viện xem xét không được chấp nhận. Tôi cho rằng việc kết tội Chưởng giết người là chưa có cơ sở", luật sư Quánh nhấn mạnh.

Bị án có chứng cứ ngoại phạm?

Theo cáo trạng và các bản án thì sau khi gây án, sáng 15/7, Chưởng từ Hải Phòng về Hải Dương, tuy nhiên nhiều nhân chứng lại nói Chưởng có mặt tại Hải Dương vào đêm 14/7.

Chúng tôi gặp anh Nguyễn Trọng Ðoàn (em trai Chưởng, chấp hành xong hình phạt tù) tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.

Ðoàn cho biết năm 2007, hai anh em đi làm tại Hải Phòng, cứ cuối tuần lại đi xe máy về quê thăm bố mẹ. Theo anh Ðoàn, chiều 14/7, anh từ Hải Phòng về quê trước. Chưởng và bạn là Trịnh Xuân Trường về sau.

Khoảng 7h ngày 14/7, Ðoàn ra quán Internet và đợi Chưởng về để lấy xe máy đi chơi. Sau khi Chưởng về thì ghé quán đưa xe cho em trai, về nhà ăn cơm với bố mẹ, ra nhà văn hóa xem văn nghệ, rồi đến một số nhà bạn bè chơi.

Khi anh trai bị bắt, Ðoàn đi xin xác nhận của những người làm chứng để nộp cho công an thì bị bắt luôn. Sau khi Ðoàn bị bắt, tất cả các nhân chứng này đều thay đổi lời khai, nói rằng có gặp Chưởng tại Hải Dương nhưng không nhớ rõ có phải đêm 14/7 hay không.

Trong số các nhân chứng có anh Trần Quang Tuất (32 tuổi). Lời khai của anh Tuất ở cơ quan điều tra thể hiện không nhớ rõ đêm Chưởng về quê.

Sau đó anh Tuất có đơn xác nhận lại và tại tòa sơ thẩm, anh đều khai rõ: đêm 14/7, Chưởng ghé nhà anh chơi.

Khi bị triệu tập đến cơ quan điều tra, anh bị đánh đập nên mới phải khai không nhớ rõ ngày. Sau đó về suy nghĩ lại thấy áy náy, anh và vợ làm đơn khẳng định tối 14/7 có gặp Chưởng tại Hải Dương.

Anh Trịnh Xuân Trường (28 tuổi) cũng có đơn xác nhận nêu rõ tối 14/7, anh cùng Chưởng về Hải Dương chơi và đến nhà một số bạn bè. Nhưng khi được triệu tập lên Công an TP Hải Phòng, bị nhục hình anh phải xác nhận theo công an là sáng 15/7 mới cùng Chưởng về quê.
 

Cần xem xét lại

Ông Lê Đình Khanh, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, cho biết: “Tôi đọc qua hồ sơ vụ án và thấy còn có nhiều vấn đề. Vụ án có năm bị cáo thì ba bị cáo kêu oan.

Tôi cũng phân vân, đây là vụ giết thiếu tá công an phường, liệu Công an TP Hải Phòng có vì điều đó mà làm không khách quan hay không?

Mọi việc phải được xem xét cẩn trọng. Tôi xem lại vụ việc và sẽ báo cáo lên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Có thể đưa vụ án này vào những vụ án cần thiết phải xem xét, rà soát lại”.

Được biết, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được hồ sơ do gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng và các luật sư gửi đến. 

Theo ông Lê Đình Khanh, trong cuộc họp sáng 23/12 tại Hà Nội, ông sẽ báo cáo vụ việc cho Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

















 
Theo:news.zing.vn
Xem thêm:
 
2 trộm chó bị đánh chết: Khởi tố vụ án
 
 
Luật sư phân tích dấu hiệu
 Phiên xử vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” này được TAND quận Hoàn Kiếm ấn định vào ngày 10/12 đã bị hoãn. Theo luật sư, phiên tòa không được tiến hành vì có rất nhiều “uẩn khúc” có dấu hiệu “oan sai” mà trong quá trình điều tra bổ sung vẫn không cung cấp thêm được tài liệu, chứng cứ mới...  
 
“Ngáo đá”, thanh niên tra tấn người yêu bằng dao
Lên cơn ngáo đá, Ngọc cho rằng người yêu phản bội mình nên nhốt người yêu trong nhà rồi tra tấn bằng dao.
 
Bị cáo, luật sư được thu thập chứng cứ?
 Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo đang bị hạn chế là một trong các vấn đề chính được nêu trong hội thảo định hướng sửa đổi toàn diện BLTTHS do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức ngày 22-12 tại TP Đà Nẵng.
 
Chủ tọa vụ Huyền Như: ‘Khi đi thì bắc cầu, khi về thì đi thẳng’
Cũng trong buổi sáng 18-12, sau phần xét hỏi liên quan đến nguyên đơn dân sự Navibank, HĐXX chuyển sang phần kháng cáo của Ngân hàng ACB.
 
Gay cấn Navibank yêu cầu VietinBank trả cả gốc và lãi
Ngày 18-12, phiên xử phúc thẩm “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như bước vào phần gay cấn khi ngân hàng Navibank, nguyên đơn dân sự đòi VietinBank trả tiền.
 
Người phụ nữ bắt cóc bé 4 tuổi đối mặt 12 năm tù
“Vũ Thị Thúy Liễu bị khởi tố tội “bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 134 Bộ luật hình sự với hình phạt từ 5 đến 12 năm tù”, luật sư Cường chia sẻ.    
 
Thiếu nữ bị tống tiền bởi chiêu “cắt tiền duyên” bằng… sex
Với màn kịch đóng giả thầy bói “cắt tiền duyên’ trên mạng, Bùi Đăng Linh đã lợi dụng sự nhẹ dạ, mê tín của một nữ sinh viên để chiếm đoạt thân xác, sau đó tống tiền nữ sinh. Chiêu “xem bói trên mạng” đang khiến nhiều người tiền mất, tật mang…
 
Không phải KSV, không được tiến hành tố tụng
Theo các chuyên gia, hiện nay không có quy định nào cho phép người chưa được bổ nhiệm làm kiểm sát viên tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự như một kiểm sát viên…
 
Vì chén rượu,   tiệc cưới thành hiện trường án mạng
Chỉ vì lời qua tiếng lại trên bàn tiệc cưới, ông Cao Văn Cối (57 tuổi, trú tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã dùng dao đoạt mạng một thanh niên trẻ. Cái chết của nạn nhân một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về những vụ án mạng xảy ra do rượu.