Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Thẩm phán, hội thẩm vẫn chịu nhiều lệ thuộc

 Theo Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội, hiện vẫn còn có rất nhiều hạn chế, bất cập trong việc đảm bảo tính độc lập của thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động xét xử của tòa án thiếu khách quan.

Tại hội nghị triển khai công tác ngành tòa án năm 2015, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội đã có một tham luận rất đáng chú ý về sự độc lập của thẩm phán và hội thẩm nhân dân trong xét xử. Tòa này đánh giá các bất cập làm hạn chế tính độc lập của thẩm phán và hội thẩm tồn tại từ các quy định về tổ chức thực hiện hoạt động xét xử đến nhận thức của những người tham gia tố tụng.

Nhiều bất cập

Chẳng hạn, theo quy định hiện hành, kinh phí hoạt động của hệ thống tòa án phụ thuộc vào các cơ quan nhà nước khác, đồng thời phụ thuộc vào tòa án cấp trên. Tình trạng này khiến cho các tòa khó tránh khỏi sự tác động của các cơ quan nhà nước khác cũng như khó duy trì sự độc lập xét xử với tòa cấp trên.

Cạnh đó, dù Hiến pháp không quy định mối quan hệ hành chính giữa tòa án các cấp là mối quan hệ tố tụng nhưng trên thực tế vẫn tồn tại tình trạng tòa cấp trên quản lý tòa cấp dưới cả về tổ chức, tài chính lẫn chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ…

Cần nâng cao tính độc lập của thẩm phán và hội thẩm trong xét xử. Ảnh minh họa: HTD

 

Cũng theo Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội, nhiều thẩm phán và hội thẩm còn lệ thuộc vào quá trình điều tra, những thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Trong nhiều trường hợp, HĐXX phụ thuộc vào kết quả điều tra có trong hồ sơ vụ án, không quan tâm tới những ý kiến trình bày tại phiên tòa. Do đó quyết định của HĐXX còn mang tính áp đặt dẫn đến tình trạng xét xử oan sai, trái pháp luật…

Tham luận của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội cũng phân tích: Bên cạnh những thẩm phán được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, vẫn còn không ít thẩm phán còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thiếu tự tin, sợ trách nhiệm, không tự quyết định được các tình huống khi xét xử. Vẫn còn trường hợp thẩm phán, hội thẩm vi phạm phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, có những hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới việc xét xử khách quan, đúng đắn của vụ án.

Dù vậy, việc pháp luật nước ta chưa có quy định cụ thể về việc giữ bí mật nghề nghiệp và quyền miễn trừ của thẩm phán vẫn là một thiếu sót. Điều này có thể gây rủi ro cho các thẩm phán trong hoạt động nghề nghiệp và ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập trong xét xử của tòa án.

Xây dựng quy chế giám sát thẩm phán, hội thẩm

Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội đã đề xuất hàng loạt giải pháp nhằm nâng cao tính độc lập của thẩm phán và hội thẩm trong xét xử. Theo đó, yêu cầu tiên quyết là phải đảm bảo cho tòa án độc lập, chỉ tuân theo pháp luật trong việc thực hiện chức năng xét xử. Tòa án có độc lập thì thẩm phán, hội thẩm mới có thể độc lập.

Để đáp ứng yêu cầu này cần phải giải quyết nhiều mối quan hệ: Giữa tòa án và các cơ quan quyền lực nhà nước khác; giữa tòa án với các cơ quan tiến hành tố tụng; mối quan hệ giữa các cấp tòa án, giữa lãnh đạo tòa án với các thẩm phán, hội thẩm - người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xét xử…

Vấn đề đáng chú ý là cần xây dựng quy chế quản lý, giám sát đối với thẩm phán và hội thẩm trong việc thực thi nhiệm vụ. Cụ thể, xây dựng chế tài hành chính để áp dụng đối với trường hợp thẩm phán và hội thẩm áp dụng pháp luật tùy tiện, theo ý chí chủ quan của mình, không đúng các quy định của pháp luật. Xây dựng nguyên tắc miễn trừ trách nhiệm hình sự đối với thẩm phán nếu họ không phạm vào các tội thuộc Chương các tội xâm phạm đến hoạt động tư pháp của BLHS và tạo các điều kiện thuận lợi để các thẩm phán yên tâm thực hiện nhiệm vụ xét xử; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cơ quan tòa án, thẩm phán, hội thẩm và gia đình họ khi thi hành công vụ…

Bên cạnh đó, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội cũng kiến nghị tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán cần công khai, minh bạch, nghiêm ngặt, khắt khe và cạnh tranh, đồng thời có cơ chế đảm bảo sự ổn định trong nhiệm kỳ của thẩm phán.

Lương của thẩm phán như công chức

Theo Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội, chế độ lương đối với thẩm phán các cấp không có gì khác biệt với chế độ lương của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính sự nghiệp khác. Quy định này không phù hợp với đặc thù của nghề xét xử.

Đối với hội thẩm nhân dân, ngoài chế độ về trang phục, hội thẩm chỉ có chế độ bồi dưỡng phiên tòa 90.000 đồng/ngày nghiên cứu hồ sơ hoặc xét xử khi tham gia xét xử. Hội thẩm ngang quyền với thẩm phán nhưng một số chế độ của thẩm phán như phụ cấp công vụ, phụ cấp trách nhiệm nghề thì hội thẩm không được hưởng là bất hợp lý…

Theo: netluat.plo.vn
Xem thêm:
Phạt VTV 40 triệu đồng có đúng luật?
Trong quyết định xử phạt VTV, Thanh tra Bộ TT&TT đã căn cứ vào điểm a khoản 5 Điều 8 Nghị định số 159 năm 2013 để xử phạt đài này 40 triệu đồng. Trong khi đó, mức xử phạt quy định tại điều khoản này chỉ từ 20 – 30 triệu đồng. Tại sao? 
 
Trái tuyến, vượt tuyến: Không trả bảo hiểm y tế
 Dù có chậm và sai sót, BHXH Việt Nam hứa thực hiện đầy đủ quyền lợi cho bệnh nhân BHYT.  
 
VTV bị phạt 40 triệu đồng vì sai sót của Điều ước thứ 7
Do đưa thông tin sai sự thật trong chương trình “Điều ước thứ 7” phát sóng ngày 10.1, VTV đã bị phạt tiền.  
 
Chồng trộm bò rồi giết, vợ mang thịt ra chợ bán
Khiêm ăn trộm bò của 1 gia đình cùng thôn, rồi đem bò vào rẫy tự xẻ thịt. Sau đó, Khiêm lấy thịt đưa cho vợ ra chợ bán. Vụ việc bị phát hiện, 2 vợ chồng rơi vào vòng lao lý.
 
Bị cơ quan điều tra tịch thu dấu, vẫn “mượn” lại được để kinh doanh?
 Khi tòa hỏi con dấu cũ công ty đã bị cơ quan điều tra thu giữ và niêm phong thì lấy con dấu đâu để giao dịch làm ăn, bị cáo Quân khai khi đó nhờ cơ quan điều tra đóng dấu (!?).
 
Tăng cho vay, giảm cho không với người nghèo
 Sự chồng chéo của hệ thống chính sách giảm nghèo là một thực tế và đang trở thành một nhân tố cản trở hiệu quả thực hiện chính sách và mục tiêu giảm nghèo.
 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tay đã nhúng chàm thì không thể chống tham nhũng
 Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác ngành kiểm sát năm 2015 vào sáng 16.1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương đã lưu ý đặc biệt một số vấn đề đối với ngành trong hoạt động phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm tham nhũng nói riêng.
 
Cần kháng nghị giám đốc thẩm vụ Huyền Như
 Theo luật sư Đinh Văn Quế, cần kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy toàn bộ hai bản án sơ, phúc thẩm để điều tra, xét xử lại…
 
Bộ trưởng Thăng: 'Không thể giữ lao động bằng tình cảm hay thương hiệu'
Câu chuyện phi công muốn rời bỏ Vietnam Airlines được Bộ trưởng Đinh La Thăng lấy làm bài học về đãi ngộ lao động đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
 
Thị trường sim 11 số: Găm hàng và thổi giá
Dù Thông tư mới của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) về quy hoạch kho số viễn thông không nêu thời điểm chuyển thuê bao 11 số thành 10 số, nhưng sim 11 số đã bị thổi giá và có hiện tượng găm hàng.