Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Thẩm phán bị tố ‘giúp’ bị đơn tẩu tán tài sản

 

Thẩm phán này đã ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, từ đó bị đơn đã bán căn nhà bị ngăn chặn trước đó.

Mới đây, ông Nguyễn Ngọc Tuấn gửi đơn đến cơ quan chức năng tố cáo hành vi của Thẩm phán Trương Văn T. ở TAND quận Bình Thạnh (TP.HCM).

Kê biên để đảm bảo thi hành án

Theo đơn của ông Tuấn, vào tháng 10-2010, ông có cho vợ chồng ông G. (anh rể và chị ruột Tuấn) mượn 800 triệu đồng để mua và sửa chữa căn nhà tại 229/3/9 Lê Quang Định, phường 7, quận Bình Thạnh. Sau đó ông đã nhiều lần hối thúc nhưng vợ chồng ông G. không trả nợ. Do vậy, tháng 5-2014, ông nộp đơn khởi kiện đến TAND quận Bình Thạnh, yêu cầu vợ chồng ông G. trả nợ cho mình.

Ngày 13-6-2014, TAND quận Bình Thạnh thụ lý hồ sơ và phân công một thẩm phán giải quyết vụ án. Đồng thời, phía ông Tuấn cũng có đơn yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với căn nhà để đảm bảo việc thi hành án.

Sau khi xem xét, ngày 1-7-2014 thẩm phán thụ lý vụ kiện đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cấm vợ chồng ông G. chuyển dịch, mua bán, tặng cho, thế chấp, chuyển quyền dưới bất kỳ hình thức nào đối với căn nhà trên. Quyết định này được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền. Song song đó, ông Tuấn nộp 100 triệu đồng tiền ký quỹ vào tài khoản đã bị phong tỏa.

Sau đó, thẩm phán này được điều chuyển công tác về nơi khác và Thẩm phán Trương Văn T. tiếp tục giải quyết.

Ông Tuấn nói nếu Thẩm phán T. không “tiếp tay” thì bị đơn không thể tẩu tán tài sản được. Ảnh: ĐỨC TRÍ

 

“Gợi chuyện” và… giải tỏa kê biên

Trao đổi với PV báo Pháp Luật TP.HCM, ông Tuấn cho biết sau khi được phân công giải quyết vụ án, Thẩm phán T. đã nhiều lần gọi điện thoại cho ông nói chuyện về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước đó. Băng ghi âm thể hiện giọng của Thẩm phán T. rằng “có muốn duy trì nữa không?”.

Sáng 9-1-2015, ông đến tòa theo giấy mời để gặp Thẩm phán K. (thay thế cho Thẩm phán T.). Tại đây, ông nhận được quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Thẩm phán T. đã ký ngày 28-11-2014.

“Tôi phản ứng vì với quyết định hủy bỏ này, phía ông G. hoàn toàn có thể tẩu tán tài sản. Tuy nhiên, Thẩm phán K. cho biết hiện chưa có ai nhận được quyết định hủy bỏ này, tôi là người đầu tiên nhận. Do quá lo lắng, tôi chạy ngay đến Phòng Công chứng số 6 thì được biết căn nhà trên đã bị vợ chồng ông G. chuyển nhượng cho người khác và người này cũng đã kịp chuyển nhượng cho người thứ ba” - ông Tuấn nói.

Ký xong mang đến Sở Tư pháp

Bà Huỳnh Thị Ngọc Yến, Trưởng phòng Công chứng số 6 (TP.HCM), cho biết căn nhà 229/3/9 được vợ chồng ông G. ký bán cho bà X. vào ngày 9-12-2014. Đến ngày 25-12-2014, bà X. ký hợp đồng chuyển nhượng cho bà H. Khi thực hiện việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng, công chứng viên đã kiểm tra thông tin về việc ngăn chặn đối với căn nhà này. Tuy nhiên, trên mạng thông tin nội bộ của Sở Tư pháp TP.HCM, công chứng viên không thấy căn nhà nói trên bị ngăn chặn bởi cơ quan có thẩm quyền nào. Do vậy, việc công chứng viên ký công chứng hai giao dịch trên là đúng pháp luật.

Ngoài ra, bà Yến cho biết thêm ngày 14-1 vừa qua, TAND quận Bình Thạnh cũng đã gửi quyết định yêu cầu Phòng Công chứng số 6 (TP.HCM) cung cấp chứng cứ cho tòa để phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Theo đó, tòa yêu cầu Phòng Công chứng số 6 cho biết căn nhà 229/3/9 đã chuyển nhượng quyền sở hữu cho người khác chưa; trong trường hợp đã chuyển nhượng cho người khác rồi thì cung cấp căn cứ pháp lý mà Phòng Công chứng số 6 thực hiện việc công chứng; cung cấp thông tin cập nhật việc chuyển nhượng nhà đất nêu trên, bản sao các hợp đồng công chứng liên quan.

Theo nguồn tin từ Trung tâm Thông tin và tư vấn công chứng (Sở Tư pháp TP.HCM), tháng 7-2014, TAND quận Bình Thạnh có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngăn chặn chuyển dịch căn nhà 229/3/9. “Tuy nhiên, ngày 28-11-2014, chính Thẩm phán T. đã đem quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đến đây để yêu cầu gỡ bỏ thông tin ngăn chặn. Do vậy, việc trung tâm gỡ bỏ thông tin ngăn chặn trên mạng thông tin nội bộ là đúng quy định” - nguồn tin này cho hay.

Mới đây, Trung tâm Thông tin và tư vấn công chứng đã nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (ký ngày 9-1) đối với căn nhà trên do TAND quận Bình Thạnh chuyển đến. Hiện tại, thông tin về việc căn nhà trên bị ngăn chặn cũng đã được cập nhật trên mạng thông tin nội bộ của Sở Tư pháp TP.HCM.

TAND quận Bình Thạnh cũng đã nhận được đơn tố cáo của ông Tuấn và đang yêu cầu Thẩm phán T. giải trình bằng văn bản. Do đang chờ giải trình nên tạm thời những nội dung tố cáo chưa thể trả lời ngay được và sẽ trả lời sau. Tuy nhiên, quan điểm của tòa là kiên quyết không né tránh, xử lý nghiêm và không bao che nếu cán bộ làm sai.

Ông PHẠM DOÃN HIẾU, Chánh án TAND quận Bình Thạnh

Theo: plo.vn
Xem thêm:
Thẩm phán, hội thẩm vẫn chịu nhiều lệ thuộc
 Theo Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội, hiện vẫn còn có rất nhiều hạn chế, bất cập trong việc đảm bảo tính độc lập của thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động xét xử của tòa án thiếu khách quan.    
 
Phạt VTV 40 triệu đồng có đúng luật?
Trong quyết định xử phạt VTV, Thanh tra Bộ TT&TT đã căn cứ vào điểm a khoản 5 Điều 8 Nghị định số 159 năm 2013 để xử phạt đài này 40 triệu đồng. Trong khi đó, mức xử phạt quy định tại điều khoản này chỉ từ 20 – 30 triệu đồng. Tại sao? 
 
Trái tuyến, vượt tuyến: Không trả bảo hiểm y tế
 Dù có chậm và sai sót, BHXH Việt Nam hứa thực hiện đầy đủ quyền lợi cho bệnh nhân BHYT.  
 
VTV bị phạt 40 triệu đồng vì sai sót của Điều ước thứ 7
Do đưa thông tin sai sự thật trong chương trình “Điều ước thứ 7” phát sóng ngày 10.1, VTV đã bị phạt tiền.  
 
Chồng trộm bò rồi giết, vợ mang thịt ra chợ bán
Khiêm ăn trộm bò của 1 gia đình cùng thôn, rồi đem bò vào rẫy tự xẻ thịt. Sau đó, Khiêm lấy thịt đưa cho vợ ra chợ bán. Vụ việc bị phát hiện, 2 vợ chồng rơi vào vòng lao lý.
 
Bị cơ quan điều tra tịch thu dấu, vẫn “mượn” lại được để kinh doanh?
 Khi tòa hỏi con dấu cũ công ty đã bị cơ quan điều tra thu giữ và niêm phong thì lấy con dấu đâu để giao dịch làm ăn, bị cáo Quân khai khi đó nhờ cơ quan điều tra đóng dấu (!?).
 
Tăng cho vay, giảm cho không với người nghèo
 Sự chồng chéo của hệ thống chính sách giảm nghèo là một thực tế và đang trở thành một nhân tố cản trở hiệu quả thực hiện chính sách và mục tiêu giảm nghèo.
 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tay đã nhúng chàm thì không thể chống tham nhũng
 Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác ngành kiểm sát năm 2015 vào sáng 16.1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương đã lưu ý đặc biệt một số vấn đề đối với ngành trong hoạt động phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm tham nhũng nói riêng.
 
Cần kháng nghị giám đốc thẩm vụ Huyền Như
 Theo luật sư Đinh Văn Quế, cần kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy toàn bộ hai bản án sơ, phúc thẩm để điều tra, xét xử lại…
 
Bộ trưởng Thăng: 'Không thể giữ lao động bằng tình cảm hay thương hiệu'
Câu chuyện phi công muốn rời bỏ Vietnam Airlines được Bộ trưởng Đinh La Thăng lấy làm bài học về đãi ngộ lao động đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.