Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » TAND Tối cao khởi tố bị can ngay tại toà, nhiều cơ quan tố tụng “toát mồ hôi”

Dân trí Trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan đến kháng cáo kêu oan được chấp nhận của bị cáo Phạm Văn Hải mà Cơ quan CSĐT công an TP Hà Nội khởi tố cách đây ba năm, Phạm Thu Thủy (kế toán trưởng của Công ty BĐS Hà Đông) là người trực tiếp thu tiền của bị hại đồng thời cũng là người trực tiếp chi tiêu hết toàn bộ số tiền này lại hoàn toàn không bị cơ quan điều tra xem xét tới trách nhiệm hình sự. 

Trong vụ án phức tạp này, rất nhiều lần VKSND TP Hà Nội và TAND TP Hà Nội trả hồ sơ điều tra bổ sung yêu cầu làm rõ hành vi phạm tội của Phạm Thu Thuỷ. Rõ ràng cơ quan điều tra đã có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Chính vì lẽ đó, ngày 21/5/2015, tại phiên toà phúc thẩm, HĐXX đã khởi tố tại toà Phạm Thu Thuỷ về hành vi phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 140 Bộ luật Hình sự. Quyết định khởi tố bị can ngay tại Toà của TAND Tối cao đã khiến nhiều cơ quan tố tụng trước đó phải “toát mồ hôi” bởi dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Theo luật sư Trương Quốc Hoè - Trưởng VPLS Interla, Đoàn Luật sư TP Hà Nội thì trong suốt quá trình điều tra, cơ quan CSĐT đã không xem xét, điều tra, làm rõ các hành vi phạm tội của Phạm Thu Thủy. Thậm chí tại bản Kết luận điều tra số 254/KLĐT ngày 06/06/2013, cơ quan CSĐT cho rằng: “Bà Thủy xác nhận có viết giấy nhận tiền và chi phí sử dụng số tiền của bà Mười là do Phạm Văn Hải và chồng Ngô Xuân An chỉ đạo, việc Hải và An làm ra bộ giấy tờ giả giao cho bà Mười để chiếm đoạt tiền. Xét thấy chưa đủ cơ sở xác định ý thức chủ quan về vai trò đồng phạm trong vụ án của bà Thủy nên cơ quan CSĐT không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bà Thủy”.
 
Đơn kêu oan của chị Lê Thị Bình gửi báo Dân trí kêu cứu về việc oan khiên của chồng.
 
Đơn kêu oan của chị Lê Thị Bình gửi báo Dân trí kêu cứu về việc oan khiên của chồng.

Luật sư Hoè khẳng định: Kết luận điều tra của cơ quan điều tra về việc không truy cứu TNHS của Thuỷ là hoàn toàn không chính xác, bởi các hành vi của Thủy có đầy đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 140 Bộ luật Hình sự,được thể hiện như sau:
Thứ nhất, Thủy là người trực tiếp xác lập các Giấy nhận tiền và là người trực tiếp thu tiền trong bốn lần bà Mười giao tiền, chữ ký và chữ viết của Thuỷ đều thể hiện rõ trong các Giấy nhận tiền từ ngày 29/03/2011 đến ngày 08/04/2011 mà bà Mười đã bốn lần giao tổng số 9,6 tỷ đồng cho vợ chồng An, Thủy, có chữ ký xác nhận làm chứng của bà Yên. Điều đáng chú ý là tất cả những lần giao nhận tiền này ông Phạm Văn Hải đều không có mặt, cũng như không hề có bất cứ xác nhận, ký nhận nào trong các Giấy nhận tiền nói trên. Trong suốt quá trình điều tra, truy tố và xét xử kéo dài ba năm qua, ông Hải đều khẳng định không biết, không tham gia vào các giao dịch này cũng như không sử dụng bất cứ đồng tiền nào của bà Mười.
Thứ hai, Những lần giao nhận tiền thường diễn ra vào khoảng 17 giờ chiều hoặc 21 giờ đêm tại nơi ở của vợ chồng An, Thủy, tức là tại căn nhà số 5, đường 430, phường Vạn Phúc, Hà Đông. Đây là căn nhà do vợ chồng An Thuỷ thuê để ở, sau đó có cho Công ty BĐS Hà Đông thuê một phần nhà làm trụ sở. Việc bà Mười đến căn nhà này để gặp vợ chồng An Thuỷ tiến hành các giao dịch mà không hề gặp ông Hải, đặc biệt có lần bà Mười đã đến giao tiền vào lúc 21 giờ đêm đã thể hiện rất rõ giao dịch bà Mười đã xác lập này hoàn toàn chỉ xác lập với vợ chồng An Thuỷ chứ không phải là với Công ty BĐS Hà Đông hay cá nhân ông Hải.
Thứ ba, toàn bộ số tiền mà vợ chồng An, Thủy chiếm đoạt của bà Mười đều do Thủy là người trực tiếp chi toàn bộ, ông Hải không hề chi bất cứ một đồng nào cả. Không chỉ vậy, Thuỷ còn chi sai mục đích so với mục đích mà bà Mười và An Thuỷ đã khai nhận: đây là số tiền bà Mười nộp để mua đất làng nghề. Thế như toàn bộ số tiền này Thủy khai đã sử dụng vào mục đích chi cho các khoản khác như: Chi tài trợ xây dựng sân tennis cho UBND huyện Phú Xuyên; Chi tài trợ nghỉ mát cho UBND huyện Phú Xuyên và UBND thị trấn Phú Xuyên và chi rất nhiều khoản khác nhưng không có chứng cứ chứng minh và cũng không nhớ chi tiêu cụ thể như thế nào. Là một kế toán trưởng của Công ty, việc chi sai mục đích hoàn toàn là lỗi cố ý của Thuỷ được thực hiện một cách chủ động chứ không thể như Thuỷ luôn miệng cho rằng mình không biết gì, chỉ chi theo chỉ đạo của chồng và của ông Hải. Rõ ràng đây chính là hành vi ngoan cố, quanh co chối tội của Phạm Thu Thuỷ mà thôi.
“Điều đặc biệt hơn cả là các khoản chi mà Thuỷ và An đã khai nhận thì phần lớn đều là cho các cá nhân, tổ chức ở Phú Xuyên - nơi công ty Viễn Đông  có dự án đang được triển khai. Các lời khai trong hồ sơ vụ án đều thể hiện rõ An là người trực tiếp đưa các khoản tiền cho các cá nhân, tổ chức tại huyện Phú Xuyên. Nếu như cho rằng ông Phạm Văn Hải đã chỉ đạo An Thuỷ chiếm đoạt số tiền của bà Mười thì tại sao ông Hải lại để cho cặp vợ chồng này tự ý chi tiêu số tiền trên vào dự án của công ty Viễn Đông, một công ty mà ông Hải hoàn toàn không có cổ phần hay bất cứ quyền lợi vật chất hay lợi ích tinh thần nào, ngược lại đây lại là một công ty do chính Phạm Thu Thuỷ hiện làm Giám đốc?”, luật sư Hoè phân tích.
 
Đơn kêu oan của chị Lê Thị Bình gửi báo Dân trí kêu cứu về việc oan khiên của chồng.
Liên quan đến kêu oan của bị cáo Phạm Văn Hải trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", HĐXX phúc thẩm thấy cần thiết hủy bản án hình sự sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội để điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm lại.

Thứ tư, Phạm Thu Thủy là kế toán trưởng của Công ty CP BĐS Hà Đông, do vậy Thủy phải là người nắm rõ và hiểu biết về trách nhiệm của mình trong các hoạt động thu chi của Công ty theo quy định tại Điều 52 Luật Kế toán như sau: “Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định tại Điều 5 của Luật này”
Như vậy, Thuỷ phải là người hiểu rõ nghiệp vụ và phải chịu trách nhiệm với hoạt động quản lý tài chính của công ty. Thế nhưng trong quá trình điều tra, Thủy luôn khẳng định các khoản chi tiêu đều không ghi sổ sách theo dõi, không giấy tờ biên nhận tiền và hiện đã chi tiêu, sử dụng hết toàn bộ số tiền này. Hành vi này hoàn toàn vi phạm quy định của pháp luật về kế toán. Rõ ràng, với mục đích chiếm đoạt toàn bộ số tiền của bà Mười, Thủy đã chi tiêu mà không thể hiện qua hóa đơn, chứng từ hay giấy tờ nào cả nên việc chi tiêu như thế nào, chi tiêu cho ai hoàn toàn không chứng minh được. Vì lẽ đó mà vợ chồng An, Thủy luôn khẳng định ông Hải tham gia chỉ đạo vợ chồng An, Thủy chi tiền của bà Mười cho các mục đích khác dù không có chứng cứ.
Một điều rất bất thường ở đây là cơ quan điều tra lại sử dụng lời khai của vợ chồng An Thuỷ làm căn cứ để buộc tội ông Hải đã chiếm đoạt một phần số tiền của bà Mười, trong khi đó ông Hải có các giấy tờ, chứng cứ chứng minh nguồn gốc số tiền mà ông đã sử dụng không phải là tiền chiếm đoạt của chị Mười thì không được cơ quan điều tra xem xét và ghi nhận, dẫn đến việc đã khởi tố và bắt giam ông Hải trong suốt ba năm qua.
Thứ năm, trong vụ án này Phạm Thu Thủy và Ngô Xuân An là hai vợ chồng, An chính là người trực tiếp giao dịch mua đất làng nghề với bà Mười, trao đổi các thông tin, nhận tiền và đưa cho bà Mười giấy tờ giả, còn Thuỷ cũng khai nhận biết rõ bà Mười đến nhờ mua đất, Thuỷ là người lập các Giấy nhận tiền và cùng chồng nhận tiền của bà Mười, sau đó Thuỷ cũng là người duy nhất trực tiếp chi hết toàn bộ số tiền này. Đây rõ ràng là một chu trình khép kín đã được cặp vợ chồng này thực hiện rất tinh vi và hoàn hảo.
 
Đơn kêu oan của chị Lê Thị Bình gửi báo Dân trí kêu cứu về việc oan khiên của chồng.
Đơn kêu oan của chị Lê Thị Bình gửi báo Dân trí kêu cứu về việc oan khiên của chồng.
Có trạng truy tố các bị can trong vụ án chiếm đoạt tài sản của VKSND TP Hà Nội không có tên Phạm Thu Thuỷ, bị can bị TAND Tối cao khởi tố tại Toà.

Thế nhưng trong suốt giai đoạn điều tra, truy tố cũng như trong cả quá trình xét xử ở hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm, Thủy đều cho rằng bản thân không biết, không tham gia, không được bàn bạc việc mua đất, làm giả giấy tờ và giao giấy tờ đất cho bà Mười, mọi việc Thủy chỉ làm việc theo sự chỉ đạo của ông Hải và chồng. Rõ ràng đây là một sự ngoan cố, quanh co chối tội bởi ngoài việc làm kế toán trưởng cho Công ty BĐS Hà Đông, Thủy hiện đang là Giám đốc của Công ty Viễn Đông - một công ty có dự án đang được triển khai tại huyện Phú Xuyên là nơi Thuỷ đã khai nhận có chi tiền cho một số cá nhân, tổ chức từ số tiền đã chiếm đoạt được của chị Mười.
Là giám đốc của một công ty, Thủy khai mình không biết gì về việc giao dịch, chỉ làm theo sự chỉ đạo của An và ông Hải là hoàn toàn không logic và thiếu khách quan. Rõ ràng, về ý thức, Thủy có đầy đủ hiểu biết và sự tỉnh táo để biết mình đang làm gì và việc làm của mình sẽ dẫn đến kết quả ra sao. “Chính lời khai của bị cáo An và Thuỷ đều khai nhận có sử dụng tiền của chị Mười phục vụ cho việc xin dự án cho Công ty Viễn Đông là công ty do Thuỷ làm Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật. Rõ ràng, Phạm Thu Thuỷ biết õ tiền của chị Mười giao cho mình quản lý là tiền dùng vào việc mua đất làng nghề Vạn Phúc, nhưng Thuỷ vẫn thực hiện việc chi tiền này không đúng mục đích do chỉ đạo của người khá dẫn đến hậu quả trên. Như vậy, có căn cứ xác định hành vi của Phạm Thu Thuỷ có dấu hiệu phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại điểm a khoản 4 Điều 140 Bộ luật Hình sự với vai trò giúp sức cho Ngô Xuân An… Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định khởi tố vụ án đối với hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trongcùng vụ án trên của Phạm Thu Thuỷ theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Tố tụng Hình sự” (Trích Bản án phúc thẩm số 176/2015HSPT ngày 21/5/2015 của Toà phúc thẩm TANDTC)
Như vậy, với tất cả hành vi như đã phân tích ở trên của Phạm Thu Thủy đã hoàn toàn thỏa mãn dấu hiệu chiếm đoạt số tiền của bà Mười, thể hiện rõ vai trò giúp sức cho An trong hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, trong suốt gần ba năm qua, cơ quan điều tra đã không điều tra một cách khách quan, chính xác và đầy đủ các tình tiết trong vụ án nói chung cũng như các hành vi của Thủy nói riêng, dẫn đến việc đã bỏ lọt tội phạm. Vì vậy, ngay tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX đã ra quyết định khởi tố bị can Phạm Thu Thủy có hành vi phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” trong khi trước đó VKSND TP Hà Nội cũng như TAND TP Hà Nội đã nhiều lần trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung về hành vi phạm tội của Phạm Thu Thuỷ nhưng không được cơ quan điều tra thực hiện.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Theo Báo dantri.com.vn
Xem thêm:
 

Trang chủ » Tin tức & Sự kiện

 
Manh mối đầu tiên về hung thủ sát hại 6 người
- Xuất hiện nhiều nghi vấn xung quanh vụ án sát hại 6 người ở huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Hiện công an đang khoanh vùng, truy bắt nghi phạm gây án.
 
Thảm sát ở Bình Phước: Hung thủ có thể nhận mức án tử hình
"Những đối tượng chủ mưu, cầm đầu, thực hành tích cực trong vụ án này sẽ đối mặt với mức án cao nhất là tử hình", - Luật sư Cường nhấn mạnh.
 
Thảm sát ở Bình Phước: Bé 18 tháng tuổi thoát nạn như thế nào?
6 nạn nhân bị giết tại Công ty chế biến gỗ Quốc Anh gồm 4 người trong một gia đình và 2 người bà con; tất cả đều bị sát hại bằng phương thức cắt cổ. Chỉ duy nhất bé gái khoảng 18 tháng tuổi, con út ông bà chủ công ty gỗ may mắn thoát nạn.
 
Cố tình cán chết học sinh: Tài xế có thể bị tử hình!
Liên quan đến vụ xe container đâm học sinh rồi lùi lại đâm tiếp khiến học sinh này tử vong, luật sư Đặng Văn Cường nhận định tài xế container có thể phải nhận mức án cao nhất là tử hình.
 
Trào lưu Kiss Cam - “hôn trộm người lạ” có thể dẫn tới án mạng?
“Hành vi ‘cưỡng hôn’ có thể mang lại nhiều hệ lụy cho xã hội như dịch bệnh, mâu thuẫn có thể dẫn đến xung đột, án mạng; hành vi này có thể cổ vũ cho tâm lý coi thường danh dự, nhân phẩm, thân thể của người khác... là những động cơ, nguyên nhân có thể làm phát sinh tội phạm xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người khác” – Luật sư Đặng Văn Cường cho biết.
 
Nữ sinh 15 tuổi chết tức tưởi: Hình phạt nào cho kẻ tung clip sex?
Cô gái trẻ 15 tuổi tại Đồng Nai đã uống thuốc diệt cỏ quyên sinh khi phát hiện ra đoạn clip quay lại cảnh "ân ái" của mình và bạn trai bị phát tán trên mạng xã hội.
 
Vụ thảm sát 6 người trong một nhà, thông tin chính thức từ công an
         (Pháp luật) - Cơ quan điều tra đã đưa ra nhận định, đây có thể là một vụ cướp tài sản. Giữa nạn nhân và hung thủ đã có sự giằng co, trước khi hung thủ ra tay cắt cổ nạn nhân.
 
Chuyên gia pháp lý nói gì vụ Hào Anh trộm cắp tài sản
    Nếu Hào Anh phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 138 BLHS với trị giá tài sản trộm cắp từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì hình phạt là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm", luật sư Đặng Văn Cường cho biết
 
Gã trai đẹp mắc lưới tình đại gia đồng tính và án tử năm 22 tuổi
Mặc dù được người đàn ông giàu có chu cấp cho tiền bạc nhưng gã thanh niên trẻ vẫn ra tay giết người dã man để rồi phải lĩnh án tử hình năm 22 tuổi.
 
CSGT không được giật chìa khóa xe của người vi phạm
PC67 đã chỉ đạo chỉ huy các đội nghiêm cấm việc CSGT bất ngờ lao ra giữa đường dùng gậy ra hiệu lệnh yêu cầu dừng phương tiện vi phạm vì hành vi này rất dễ gây nguy hiểm cho người vi phạm, người đi đường khác và cả cho bản thân CSGT