Tại phiên tòa phúc thẩm vụ án Huyền Như vừa qua, đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa đã bày tỏ và bảo vệ quan điểm khi tranh luận rằng Huyền Như vừa phạm tội tham ô tài sản, vừa phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lập luận của Viện cơ bản như sau:
Huyền Như lấy tiền của khách từ “túi” VietinBank”
VKS khẳng định với trường hợp năm công ty (SBBS, Phương Đông...) “Huyền Như không thể lấy được tiền nếu không có sự tắc trách trong quản lý của VietinBank. Có thể thấy VietinBank đã bị chính Huyền Như lừa, chiếm đoạt tiền. Như phải chịu trách nhiệm với VietinBank”.
Huyền Như tại phiên tòa sơ thẩm.
Theo viện, tiền khách hàng gửi là tiền huy động vốn của VietinBank chứ không phải là tiền thanh toán của khách hàng, bằng chứng là ngân hàng phải trả lãi cho các khoản tiền này. VKS không đồng tình với quan điểm cho rằng “VietinBank chỉ là cái áo khoác” mà Như lợi dụng. Bản chất của ngân hàng thương mại là giao dịch gửi giữ. Ngân hàng phải quản lý tài sản cho khách hàng. Nếu ngân hàng không giữ thì không còn quan hệ khách hàng và ngân hàng.
VKS nói Như đã lợi dụng danh nghĩa VietinBank để huy động vốn, “mời chào” khách gửi tiền vào đó, sau đó Như đã lấy tiền của khách từ “trong túi” VietinBank. Các luật sư của VietinBank chỉ viện dẫn nghĩa vụ khách hàng mà thoái thác trách nhiệm của ngân hàng để từ chối bồi thường là không đúng luật định.
VKS nhấn mạnh việc VietinBank để khách bị mất tiền xảy ra ngay tại phòng giao dịch mà Như làm quyền trưởng phòng. Rủi ro này VietinBank phải gánh chịu. Chính VietinBank đã lơi lỏng trong quản lý để Như chiếm đoạt tiền của khách với hàng loạt giao dịch bất thường trong thời gian dài. Vì vậy, không thể nói hàng triệu triệu khách không mất tiền sao khách của Huyền Như mất tiền mà chối bỏ trách nhiệm. Bởi nếu việc mất tiền xảy ra thường xuyên thì VietinBank làm sao có chỗ đứng trên thị trường hiện nay.
Nước mắt của "siêu lừa" Huyền Như tại tòa
“Viện đánh giá hành vi của Huyền Như xảy ra tại ngân hàng, trong khi đó luật sư VietinBank lại đánh giá hành vi của bị cáo diễn biến ngoài ngân hàng dẫn đến sự khác biệt về quan điểm” - VKS phân tích. VKS chỉ ra là hành vi của Huyền Như diễn ra trong ngân hàng như làm giả hồ sơ, chữ ký… là nguyên nhân dẫn đến mất tiền. Đây là biểu hiện của tội tham ô tài sản.
Vi phạm luật nên không được bảo vệ?
Nhưng với ACB và NaviBank, VKS lại bày tỏ quan điểm khác. So sánh với năm công ty trên, ACB và NaviBank được VKS ví là “hành vi của thành niên và vị thành niên. Hành vi ở đây là biết luật mà vẫn cố tình phạm luật”.
Sơ đồ cách thức Huyền Như chiếm đoạt tiền có nguồn gốc của ACB từ "túi" của VietinBank. Đồ họa: NGÔ BÌNH- TRẦN HOAN
Nhìn nhận về trường hợp của ACB, công tố viên cho rằng số tiền hơn 718 tỉ đồng mà Như chiếm đoạt của ngân hàng này xuất phát từ việc bị cáo đã móc nối với Huỳnh Bảo Ngọc (nguyên Phó phòng quản lý rủi ro của ACB) để huy động tiền gửi. 19 nhân viên ACB đem tiền đi gửi là có chủ trương của lãnh đạo ACB và việc này là trái quy định. Mặt khác, người được ACB giao trách nhiệm quản lý số tiền gửi lại được Như “lót tay” số tiền rất lớn.
Viện nói: “Vì lợi ích cá nhân mà Ngọc đã quên đi trách nhiệm quản lý tài sản, giao phó cho Như tự ý làm giả hồ sơ và lệnh chi dẫn đến bị chiếm đoạt. Bản thân ACB là ngân hàng thương mại, hiểu rõ quy định của pháp luật nhưng chỉ vì lợi ích cục bộ đem tiền sang VietinBank gửi để lấy lãi suất làm rối loạn thị trường tài chính. Chính ACB đã tự đặt mình vào hoàn cảnh này và thực hiện hành vi trái pháp luật nên sẽ không được pháp luật bảo vệ”.
Huyền Như tại phiên tòa phúc thẩm
Đồng thời, VKS cũng kiến nghị cơ quan điều tra truy tố Ngọc về hành vi giúp sức cho Như trong việc chiếm đoạt tiền của ACB như nội dung mà TAND Tối cao tại Hà Nội đã kiến nghị trong phiên tòa xét xử bầu Kiên.
Tương tự với NaviBank, công tố viên cho rằng Như có ý thức chiếm đoạt số tiền của NaviBank từ trước. Vì vậy, Như đã móc nối với Đoàn Đăng Luật (nguyên trưởng phòng Nguồn vốn NaviBank) để huy động hơn 1.000 tỉ đồng thông qua hợp đồng tiền gửi do 14 nhân viên của ngân hàng này đứng tên.
Sau khi tất toán, Như còn chiếm đoạt 200 tỉ đồng thông qua các hợp đồng tiền gửi. Sau khi nhận được khoản tiền chênh lệch ngoài hợp đồng, Luật đã để mặc cho Như thực hiện các hành vi gian dối, chiếm đoạt tiền của ngân hàng này. Hành vi trái pháp luật của lãnh đạo NaviBank trong việc mang tiền từ ngân hàng mình sang gửi tại VietinBank để lấy lãi là do lỗi của ngân hàng này.
Tất cả đều là tham ô?
Có ý kiến cho rằng trong vụ án này khoản tiền Huyền Như đã chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng của các đơn vị, trong đó có Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) hay khoản tiền của NaviBank, đều có dấu hiệu của tội tham ô tài sản.
Quan điểm này cho rằng không thể cho rằng ACB và NaviBank có lỗi trong việc chuyển tiền vào VietinBank thì hành vi của Huyền Như không phải là hành vi tham ô tài sản. Những người “có lỗi” trong việc chuyển tiền vào VietinBank đã bị xử lý nhưng không vì thế mà cho rằng hành vi chiếm đoạt gần 719 tỉ đồng không phải là hành vi tham ô tài sản.
Không thể lập luận: “Chính ACB đã thực hiện hành vi trái pháp luật nên sẽ không được pháp luật bảo vệ”! Nếu không được pháp luật bảo vệ sao lại buộc Huyền Như phải bồi thường?
***
Huyền Như đã dùng "chiêu" gì để trong thời gian ngắn chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng của các khách hàng?
Toàn bộ số tiền Huyền Như chiếm đoạt của năm đơn vị và ACB, NaviBank gần 4.000 tỉ đồng đều là hành vi tham ô tài sản? Số tiền này thực chất Huyền Như chiếm đoạt từ VietinBank (có nguồn gốc từ 5 đơn vị và ACB, NaviBank gửi vào VietinBank)? Hay bản chất vấn đề là Huyền Như lừa đảo, chiếm đoạt từ các khách hàng gửi vào VietinBank và việc các khách hàng này gửi vào VietinBank chỉ là một trong những công đoạn mà Huyền Như cố tình lừa đảo?
Đây là những câu hỏi không dễ trả lời, ít nhất là qua hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm vụ án Huyền Như.
Theo: netluat.plo.vn
Xem thêm:
Hội đồng trọng tài của Tòa trọng tài thường trực tại La Hay (Hà Lan) bác bỏ toàn bộ các nội dung khiếu kiện của bệnh viện DialAsie.
|
|
Công an, tòa và VKSND TP Tuy Hòa kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề của luật sư Võ An Đôn, người bảo vệ cho gia đình bị hại, vì cho rằng luật sư này xúc phạm nhiều người.
|
|
Ngày quay lại làm việc vì nghỉ thai sản, chị gọi điện cho tài xế lái xe và được báo là “Tổng giám đốc không cho dừng xe lại đón chị”. Đến công ty, chị tiếp tục bị bảo vệ ngăn lại.
|
|
Trong 3 tháng, từ 5/1 đến 5/4, người dân có thể góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản về dự thảo bộ luật Dân sự sửa đổi.
|
|
Ngày 4-12, chỉ một ngày trước thời điểm thi hành án tử hình đối với tử tù Hồ Duy Hải, người bị hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm tuyên án tử hình về tội giết người, cướp tài sản xảy ra ở Bưu điện Cầu Voi (Long An), TAND tỉnh Long An đã quyết định hoãn thi hành án đối với tử tù này để chờ cấp có thẩm quyền xem xét.
|
|
Người mẹ cho rằng con gái ngược đãi, vi phạm điều cam kết trước đó khi bà tặng cho đất nên kiện ra tòa đòi lại.
|
|
Chiều 4/1, làm việc với tổng thầu Trung Quốc dự án đường sắt trên cao, Bộ trưởng GTVT nói thẳng không tin vào lời hứa và nhận trách nhiệm của họ; không muốn dự án là nơi thí điểm cho những người không đủ năng lực và thiếu lương tâm.
|
|
CÁC VẤN ĐỀ VỀ DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
|
|
CÁC VẤN ĐỀ VỀ HÌNH SỰ
|
|
Không hẹn mà gặp, cả hai thành phố lớn nhất nước (Hà Nội và TP.HCM) cùng lo cho hiện tượng được báo động gần đây: quấy rối tình dục trên xe buýt.
|