Trang chủ » Bảo mật thông tin » -Quyết địnhđốc thẩm xét xử vụ án hành chính về khiếu kiện quyết định truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, giữa: Người khởi kiện: Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng, trụ sở tại số 12 đường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hả
Ngày 16/3/2012 tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án hành chính về khiếu kiện quyết định truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, giữa:
Người khởi kiện: Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng, trụ sở tại số 12 đường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Người bị kiện. Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.
NHẬN THẤY:
Trong khoảng thời gian từ tháng 11/2005 đến tháng 10/2006, Công ty cổ phần Sơn Hải phòng đã mở 11 Tờ khai hải quan điện tử tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng để nhập khẩu hàng hoá. Theo khai báo của Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng tại các Tờ khai hải quan điện tử thì hàng hoá nhập khẩu là các loại Paste màu dùng làm nguyên liệu để sản xuất sơn, có mã số hàng hóa nhập khẩu là 3212.90.19 với thuế suất thuế nhập khẩu là 3%; Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đã nộp đủ tiền thuế nhập khẩu và 821.103.621 đồng, thuế giá trị gia tăng là 2.819.122.446 đồng đối với số hàng hóa nhập khẩu theo các Tờ khai hải quan nêu trên.
Thực hiện việc kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá nhập khẩu của Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng, Cục Hải quan thành phố Hải phòng đã tiến hành lấy mẫu lô hàng nhập khẩu và gửi Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu Miền Bắc thuộc Tổng cục Hải quan để phân tích.
Ngày 04/10/2006, Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu Miền Bắc thuộc Tổng cục Hải quan có Văn bản số 855/TCHQ/PTPLMB thông báo kết quả phân tích phân loại hàng hóa gửi Phòng kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan thành phố Hải Phòng. Tại thông báo trên có nội dung: Các mẫu yêu cầu phân tích phân loại là hỗn hợp gồm: chất màu, polyme, dung môi hữu cơ, có đặc tính cơ bản của sơn. Thông báo còn có nội dung về việc phân loại như sau: Theo đề xuất của Vụ Giám sát quản lý và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổng Cục tại Tờ trình ngày 19/9/2006 của Vụ GSQL, ý kiến của Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính thì mặt hàng trên được phân loại như sơn. Mã số theo biểu thuế là 3208.10.69.
Căn cứ vào thông báo kết quả phân tích phân loại hàng hóa của Trung tâm phân tích, phân loại Miền Bắc thuộc Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng cho rằng mặt hàng của Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng nhập khẩu theo 11 Tờ khai hải quan nêu trên có mã số hàng hóa theo biểu thuế là 3208.10.69, nên có thuế suất thuế nhập khẩu là 30%.
Do vậy, ngày 26/10/2006 Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính số 999/BB- HC1 đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng về hành vi khai báo và nhập khẩu hàng hoá không đúng mã số của 11 Tờ khai hải quan điện tử nêu trên. Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng không nhất trí với Biên bản này.
Ngày 03/11/2006, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng có Văn bản số 6653/HQHP-KTSTQ/Đ2 gửi Tổng cục Hải quan xin gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng.
Ngày 10/11/2006, Tổng cục Hải quan có Văn bản số 5445/CHQ-PC đồng ý gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng là 30 ngày, kể từ ngày 06/12/2006.
Ngày 17/01/2007, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ truy thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng dối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng với số tiền là 8.129.058.268 đồng (sau khi khấu trừ số tiền thuế do Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đã nộp).
Cùng ngày 17/01/2007, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định số 415/QĐ-HQHP-KTSTQ xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng về hành vi khai không đúng mã số một lần số tiền thuế chênh lệch là 8.129.058.268 đồng.
Ngày 25/01/2007, Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đã khiếu nại các quyết định truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính nêu trên .
Ngày 13/02/2007, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 1126/QĐ-GQKN giải quyết khiếu nại với nội dung giữ nguyên Quyết định số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ và Quyết định số 415/QĐ-HQHP-KTSTQ cùng ngày 17/01/2007 về việc truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng.
Ngày 14/02/2007, Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đã khiếu nại đến Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Ngày 23/7/2007, Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 1278/QĐ-TCHQ giải quyết khiếu nại với nội dung: Huỷ quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 415/QĐ-HQHP-KTSTQ của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng và giao về để Cục Hải quan thành phố Hải Phòng giải quyết lại; giữ nguyên Quyết định truy thu thuế số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ của Cục Hải quan thành phố Hải phòng đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng.
Ngày 31/7/2007, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng ra Quyết định số 4787/QĐ-HC16-KTSTQ xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng với hình thức xử phạt chính bằng tiền là 15.000.000 đồng do có hành vi nhập khẩu hàng hoá không đúng với Tờ khai hải quan về mã số hàng hóa.
Ngày 20/10/2007, Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đã khiếu nại.
Ngày 27/11/2007, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng ra Quyết định số 8472/QĐ-GQKN giải quyết khiếu nại với nội dung giữ nguyên Quyết định số 4787/QĐ-HC16-KTSTQ xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng.
Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Hải quan thành phổ Hải Phòng, Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đã khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng.
Từ ngày 16/11/2007 đến ngày 14/12/2007, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng nhận được 4 đơn khởi kiện vụ án hành chính của công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng đối với Quyết định truy thu thuế số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ ngày 17/01/2007 và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 4787/QĐ-HC16-KTSTQ ngày 31/7/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.
Ngày 25/12/2007, Toà án nhân dân thành phố Hải phòng đã thụ lý vụ án hành chính để giải quyết.
Tại Bản án hành chính sơ thẩm số 01/2009/HCST ngày 22/4/2009, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã quyết định: Hủy quyết đinh xử phạt vi phạm hành chính số 4787/QĐ-HC16-KTSTQ ngày 31/7/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan hành phố Hải Phòng đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng vì đã quá thời hạn xử phạt và hủy Quyết định truy thu thuế số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ ngày 17/01/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng để các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trình Chính phủ quyết định.
Ngày 28/4/2009, Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm hủy bỏ đoạn văn "để các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trình Chính phủ quyết định” tại quyết định của bản án hành chính sơ thẩm.
Ngày 29/4/2009 Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng có đơn kháng cáo toàn bộ bản án hành chính sơ thẩm.
Ngày 29/4/2009, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định số 29/QĐ/KN-PTHCkháng nghị bản án hành chính sơ thẩm số 01/2009/HCST ngày 22/4/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng.
Tại Bản án hành chính phúc thẩm số 152/2009/HC-PT ngày 02/11/2009, Tòa phúc thẩm Tha án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định chấp nhận kháng cáo của người khởi kiện, không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng và kháng cáo của người bị kiện, sửa bản án sơ thẩm như sau:
1. Hủy Quyết định số 4787/QĐ- HC16- KTSTQ ngày 31/7/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng về việc xử phạt 15.000.000 đồng đối với Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng về hành vi vi phạn hành chính trong lĩnh vực hải quan.
2. Hủy Quyết định số 416/QĐ-Tr.T- KTSTQ ngày 17/10/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng về việc truy thu 8.129.058.268 đồng thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối và Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng.
Ngày 09/12/2009, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng có Văn bản số 7451/HQHP-KTSTQ và Bộ Tài chính cũng có Văn bản số 2186/TC-TCHQ ngày 23/02/2010 gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm đối với vụ án hành chính nêu trên.
Ngày 17/9/2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã có Văn bản số 190/TANDTC-HC gửi Bộ Tài chính và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng trả lời yêu cầu đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, với nội dung: Không có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giams đốc thẩm đối với vụ án hành chính nêu trên.
Ngày 27/10/2010, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Quyết định số 27/QĐ-KNGĐT-V12 kháng nghị Bản án hành chính phúc thẩm số 152/2009/HC- PT ngày 02/11/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, với nội dung: Đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án hành chính phúc thẩm số 152/2009/HC-PT ngày 02/11/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án hành chính sơ thẩm số 01/2009/HCST ngày 22/4/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, giao hồ sơ để cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.
Tại phiên toà, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
XÉT THẤY:
1. Về thủ tục tố tụng.
Tại Quyết định kháng nghị số 27/QĐ-KNGĐT-V12 ngày 27/10/2010, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng thời hiệu khởi kiện tính từ ngày ghi trên Quyết định giải quyết khiếu nại số 1278/QĐ-TCHQ ngày 23/7/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đã khởi kiện sau khi hết thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính đối với Quyết định số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ ngày 17/01/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng; nếu Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng chấp nhận đơn khởi kiện thứ nhất của Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đề ngày 12/11/2007 thì thời hiệu khởi kiện đã hết (theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính).
Việc xác định thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính tại Quyết định kháng nghị số 27/QĐ-KNGĐT-V12 ngày 27/10/2010 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là không đúng, vì sau khi Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan ra Quyết định giải quyết khiếu nại số 1278/QĐ-TCHQ ngày 23/7/2007, Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đã liên tục khiếu nại và có yêu cầu đóng dấu giáp lai đối với quyết định này. Trong quá trình xác minh, thu thập chúng cứ, Tòa án cấp sơ thẩm đã làm rõ trong khoảng thời gian từ ngày 21/11/2007 đến ngày 14/12/2007, Tổng cục Hải quan mới đóng dấu giáp lai đối với Quyết định giải quyết khiếu nại số 1278/QĐ-TCHQ ngày 23/7/2007. Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính này phải được tính từ ngày Tổng cục Hải quan đóng dấu giáp lai Quyết định giải quyết khiếu nại số 1278/QĐ- TCHQ ngày 23/7/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan vì ngày đóng dấu giáp lai là ngày Tổng cục Hải quan mới hoàn thành thủ tục ban hành vàn bản giải quyết khiếu nại của Công ty cổ phần Sơn Hải phòng. Mặt khác, đến ngày 20/11/2007 Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng mới có Quyết định số 8472/QĐ- CQKN giải quyết khiếu nại của Công ty Cổ phần Son Hải Phòng đối với Quyết định số 4787/QĐ-HC16-KTSTQ ngày 31/7/2007 là quyết định xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến Quyết định truy thu thuế số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ ngày 17/01/2007.
Do vậy, Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng có nhiều đơn khởi kiện vụ án hành chính trong khoảng thời gian 16/11/2007 đến 14/12/2007 là không vi phạm thòi hiệu khởi kiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính như Quyết định kháng nghị của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã viện dẫn.
2. Về nội dung của các quyết dinh hành chính bị khiếu kiện:
a) Đối với Quyết định truy thu thuế số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ ngày 17/01/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng:
Sau khi biết được thông báo kết quả phân tích phân loại hàng hóa tại Văn bản số 855/TCHQ/PTPLMB ngày 04/10/2006 của Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu Miền Bắc thuộc Tổng cục Hải quan; Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng . đã khiếu nại đến Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu miền Bắc thuộc Tổng cục Hải quan và đến nhiều cơ quan chức năng khác của Nhà nước. Do vậy, tại Quyết định kháng nghị số 27/QĐ-KNGĐT-V12 ngày 27/10/2010 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng không khiếu nại hoặc đề nghị lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định khác là không đúng.
Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì hàng hoá mà Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng nhập khẩu tại 11 Tờ khai hải quan điện tử là mặt hàng paste màu. Trong quá trình khiếu kiện vụ án hành chính, Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng nhận được các Văn bản trả lời khiếu nại của các cơ quan chức năng, cụ thể như sau:
Tại Văn bản số 999/TCHQ-PTPLMB ngày 14/11/2006 của Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu Miền Bắc thuộc Tổng cục Hải quan trả lời khiếu nại của Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng có nội dung: Hiện tại việc phân tích phân loại mặt hàng paste màu để sản xuất sơn có thành phần gồm polyme, chất màu, dung môi hữu cơ vào nhóm 3208 là thực hiện theo công văn ngày 06/9/2006 của Vu Chính sách thuế và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan. Tuy nhiên, Trung tâm đã kiến nghị Tổng cục Hải quan có phương án trình Bộ Tài chính đưa ra các tiêu chí định lượng để phân biệt mặt hàng paste màu với sơn và đề nghị Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng tiêu chuẩn cho nhặt hàng này "
Tại Văn bản số 1549/BBCN-TCKT ngày 11/4/2007của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) cũng có ý kiến về việc này như sau: “... Quá trình tạo paste thuộc vào một trong các công đoạn sản xuất sơn. Tại công đoạn này, bột màu hữu cơ và vô cơ được nghiền, trộn với chất tạo màng, dung môi và các loại phụ gia khác nhau. Sơn được sản xuất tự paste màu bằng các pha thêm dung môi và một số phụ gia khác… Việc Cơ quan hải quan áp mã paste vào mã 3208.10.69 và loại khác của sơn lót và sơn dùng làm nước sơn ban đầu (sơn thành phẩm) cũng chưa đủ sức thuyết phục vì hiện nay tại Việt Nam chưa có tiêu chí và tiêu chuẩn Quốc gia để phân biệt giữa bán thành phẩm để sản xuất sơn và sơn thành phẩm. Trong biểu thuế nhập khẩu cũng không có mã số thuế của loại hàng hóa tương tự như paste màu”. Nội dung này phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất ra sơn thành phẩm từ paste màu như sau: Paste màu phải được pha trộn với các nguyên liệu khác như phụ gia phân tán, dung môi hỗn hợp, phụ gia làm mờ, phụ gia tạo láng, chống cào xước theo một tỷ lệ nhất định. Sau đó, hỗn nợp này được nạp liệu đưa vào hệ thống công nghệ khuấy siêu tốc tại 1200 vòng/phút đạt đến độ mịn nhất định, sau đó tiếp tục dụng công nghệ máy móc để điều chỉnh độ nhớt, chuyển sang giai đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm, lọc máy, đóng vào phuy, nhập kho và xuất xương (tài liệu do Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng cung cấp tại bút lục số 588 và bút lục số 589).
Như vậy, paste màu chỉ là nguyên liệu để sản xuất sơn, chưa phải là sơn thành phẩm, nên Cục Hải quan thành phố Hải ’Phòng đã áp mã mặt hàng paste màu (là nguyên liệu để sản xuất sơn) vào mã hàng hoá 3208 .10.69 (là loại khác của sơn thành phẩm) để ra Quyết định số 416/QĐ-Tr.T- KTSTQ ngày 17/01/2007 truy thu thuế nhập khẩu (từ 3 % lên 30%) và thuế giá trị gia tăng đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng là không có căn cứ pháp luật.
Tại quyết định kháng nghị, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng trong quá trình giải quyết vụ án việc xác định mặt hàng “paste màu”nhập khẩu tại 11 Tờ khai hải quan điện tử của Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng là sơn thành phẩm (để áp mã số theo biểu thuế 3208.10.69 có thuế suất là 30%) hay là nguyên liệu sản xuất sơn (để áp mã số theo biểu thuế 3212.90.19 là có thuế suất là 3%) còn có sự đánh giá khác nhau giữa các cơ quan chức năng, Tòa án hai cấp cũng chưa diều tra, xác minh yêu cầu Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng cung cấp quy trình sản xuất sơn để xác định các lô hàng nhập khẩu “paste màu” có phải là nguyên liệu để sản xuất sơn hay là sơn thành phẩm để làm căn cứ kháng nghị là không chính xác.
b) Đối với Quyết định số 4787/QĐ-HC-KTSTQ ngày 31/7/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phế Hải Phòng xử phạt vi phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng:
Tại quyết định giải quyết khiếu nại số 1278/QĐ-TCHQ ngày 23/7/2007của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan, thể hiện nội dung: “…Do việc xác định mã số thuế đối với mặt hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng là phức tạp và khó nên không đủ cơ sở để xác định hành vi vi phạm của Công ty là gian lận thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuât khẩu, thuế nhập khẩu” Mặt khác, do Quyết định truy thu thuế số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ ngày 17/01/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng là không có căn cứ; nên tại Quyết định số 4787/QĐ-HC16-KTSTQ ngày 31/7/2007, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng xử phạt Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng với hình thức xử phạt chính bàng tiền là 15.000.000 đồng là không đung, vì Cóng ty cổ phần Sơn Hải Phòng không có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Từ các căn cứ nêu trên thấy rằng Bản án hành chính phúc thẩm số 152/2009/HC-PT ngày 02/11/2009 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định sửa Bản án hành chính sơ thẩm số 01/2009/HCST ngày 22/4/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng; huỷ Quyết định số 4787/QĐ-HC16- KTSTQ ngày 31/7/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng về việc xử phạt 15.000.000 đồng đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng, huỷ Quyết định số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ ngày 17/01/2007 của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng về việc truy thu số tiền 8.129.058.268 đồng tiền thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng là đúng pháp luật.
Bởi các lẽ trên căn cứ khoản 3 Điều 219, khoản 1 Điều 225 Luật tố tụng hành chính;
QUYẾT ĐỊNH
1. Không chấp nhận Quyết định kháng nghị số 27/QĐ-KNGĐT-V12 ngày 27/10/2010 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
2. Giữ nguyên Bản án hành chính phúc thẩm số 152/2009/HC-PT ngày 02/11/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội
Người khởi kiện: Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng, trụ sở tại số 12 đường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Người bị kiện. Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.
NHẬN THẤY:
Trong khoảng thời gian từ tháng 11/2005 đến tháng 10/2006, Công ty cổ phần Sơn Hải phòng đã mở 11 Tờ khai hải quan điện tử tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng để nhập khẩu hàng hoá. Theo khai báo của Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng tại các Tờ khai hải quan điện tử thì hàng hoá nhập khẩu là các loại Paste màu dùng làm nguyên liệu để sản xuất sơn, có mã số hàng hóa nhập khẩu là 3212.90.19 với thuế suất thuế nhập khẩu là 3%; Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đã nộp đủ tiền thuế nhập khẩu và 821.103.621 đồng, thuế giá trị gia tăng là 2.819.122.446 đồng đối với số hàng hóa nhập khẩu theo các Tờ khai hải quan nêu trên.
Thực hiện việc kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá nhập khẩu của Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng, Cục Hải quan thành phố Hải phòng đã tiến hành lấy mẫu lô hàng nhập khẩu và gửi Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu Miền Bắc thuộc Tổng cục Hải quan để phân tích.
Ngày 04/10/2006, Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu Miền Bắc thuộc Tổng cục Hải quan có Văn bản số 855/TCHQ/PTPLMB thông báo kết quả phân tích phân loại hàng hóa gửi Phòng kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan thành phố Hải Phòng. Tại thông báo trên có nội dung: Các mẫu yêu cầu phân tích phân loại là hỗn hợp gồm: chất màu, polyme, dung môi hữu cơ, có đặc tính cơ bản của sơn. Thông báo còn có nội dung về việc phân loại như sau: Theo đề xuất của Vụ Giám sát quản lý và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổng Cục tại Tờ trình ngày 19/9/2006 của Vụ GSQL, ý kiến của Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính thì mặt hàng trên được phân loại như sơn. Mã số theo biểu thuế là 3208.10.69.
Căn cứ vào thông báo kết quả phân tích phân loại hàng hóa của Trung tâm phân tích, phân loại Miền Bắc thuộc Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng cho rằng mặt hàng của Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng nhập khẩu theo 11 Tờ khai hải quan nêu trên có mã số hàng hóa theo biểu thuế là 3208.10.69, nên có thuế suất thuế nhập khẩu là 30%.
Do vậy, ngày 26/10/2006 Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính số 999/BB- HC1 đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng về hành vi khai báo và nhập khẩu hàng hoá không đúng mã số của 11 Tờ khai hải quan điện tử nêu trên. Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng không nhất trí với Biên bản này.
Ngày 03/11/2006, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng có Văn bản số 6653/HQHP-KTSTQ/Đ2 gửi Tổng cục Hải quan xin gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng.
Ngày 10/11/2006, Tổng cục Hải quan có Văn bản số 5445/CHQ-PC đồng ý gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng là 30 ngày, kể từ ngày 06/12/2006.
Ngày 17/01/2007, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ truy thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng dối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng với số tiền là 8.129.058.268 đồng (sau khi khấu trừ số tiền thuế do Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đã nộp).
Cùng ngày 17/01/2007, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định số 415/QĐ-HQHP-KTSTQ xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng về hành vi khai không đúng mã số một lần số tiền thuế chênh lệch là 8.129.058.268 đồng.
Ngày 25/01/2007, Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đã khiếu nại các quyết định truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính nêu trên .
Ngày 13/02/2007, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 1126/QĐ-GQKN giải quyết khiếu nại với nội dung giữ nguyên Quyết định số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ và Quyết định số 415/QĐ-HQHP-KTSTQ cùng ngày 17/01/2007 về việc truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng.
Ngày 14/02/2007, Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đã khiếu nại đến Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Ngày 23/7/2007, Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 1278/QĐ-TCHQ giải quyết khiếu nại với nội dung: Huỷ quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 415/QĐ-HQHP-KTSTQ của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng và giao về để Cục Hải quan thành phố Hải Phòng giải quyết lại; giữ nguyên Quyết định truy thu thuế số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ của Cục Hải quan thành phố Hải phòng đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng.
Ngày 31/7/2007, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng ra Quyết định số 4787/QĐ-HC16-KTSTQ xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng với hình thức xử phạt chính bằng tiền là 15.000.000 đồng do có hành vi nhập khẩu hàng hoá không đúng với Tờ khai hải quan về mã số hàng hóa.
Ngày 20/10/2007, Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đã khiếu nại.
Ngày 27/11/2007, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng ra Quyết định số 8472/QĐ-GQKN giải quyết khiếu nại với nội dung giữ nguyên Quyết định số 4787/QĐ-HC16-KTSTQ xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng.
Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Hải quan thành phổ Hải Phòng, Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đã khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng.
Từ ngày 16/11/2007 đến ngày 14/12/2007, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng nhận được 4 đơn khởi kiện vụ án hành chính của công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng đối với Quyết định truy thu thuế số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ ngày 17/01/2007 và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 4787/QĐ-HC16-KTSTQ ngày 31/7/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.
Ngày 25/12/2007, Toà án nhân dân thành phố Hải phòng đã thụ lý vụ án hành chính để giải quyết.
Tại Bản án hành chính sơ thẩm số 01/2009/HCST ngày 22/4/2009, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã quyết định: Hủy quyết đinh xử phạt vi phạm hành chính số 4787/QĐ-HC16-KTSTQ ngày 31/7/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan hành phố Hải Phòng đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng vì đã quá thời hạn xử phạt và hủy Quyết định truy thu thuế số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ ngày 17/01/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng để các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trình Chính phủ quyết định.
Ngày 28/4/2009, Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm hủy bỏ đoạn văn "để các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trình Chính phủ quyết định” tại quyết định của bản án hành chính sơ thẩm.
Ngày 29/4/2009 Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng có đơn kháng cáo toàn bộ bản án hành chính sơ thẩm.
Ngày 29/4/2009, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định số 29/QĐ/KN-PTHCkháng nghị bản án hành chính sơ thẩm số 01/2009/HCST ngày 22/4/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng.
Tại Bản án hành chính phúc thẩm số 152/2009/HC-PT ngày 02/11/2009, Tòa phúc thẩm Tha án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định chấp nhận kháng cáo của người khởi kiện, không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng và kháng cáo của người bị kiện, sửa bản án sơ thẩm như sau:
1. Hủy Quyết định số 4787/QĐ- HC16- KTSTQ ngày 31/7/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng về việc xử phạt 15.000.000 đồng đối với Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng về hành vi vi phạn hành chính trong lĩnh vực hải quan.
2. Hủy Quyết định số 416/QĐ-Tr.T- KTSTQ ngày 17/10/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng về việc truy thu 8.129.058.268 đồng thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối và Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng.
Ngày 09/12/2009, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng có Văn bản số 7451/HQHP-KTSTQ và Bộ Tài chính cũng có Văn bản số 2186/TC-TCHQ ngày 23/02/2010 gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm đối với vụ án hành chính nêu trên.
Ngày 17/9/2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã có Văn bản số 190/TANDTC-HC gửi Bộ Tài chính và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng trả lời yêu cầu đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, với nội dung: Không có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giams đốc thẩm đối với vụ án hành chính nêu trên.
Ngày 27/10/2010, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Quyết định số 27/QĐ-KNGĐT-V12 kháng nghị Bản án hành chính phúc thẩm số 152/2009/HC- PT ngày 02/11/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, với nội dung: Đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án hành chính phúc thẩm số 152/2009/HC-PT ngày 02/11/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án hành chính sơ thẩm số 01/2009/HCST ngày 22/4/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, giao hồ sơ để cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.
Tại phiên toà, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
XÉT THẤY:
1. Về thủ tục tố tụng.
Tại Quyết định kháng nghị số 27/QĐ-KNGĐT-V12 ngày 27/10/2010, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng thời hiệu khởi kiện tính từ ngày ghi trên Quyết định giải quyết khiếu nại số 1278/QĐ-TCHQ ngày 23/7/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đã khởi kiện sau khi hết thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính đối với Quyết định số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ ngày 17/01/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng; nếu Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng chấp nhận đơn khởi kiện thứ nhất của Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đề ngày 12/11/2007 thì thời hiệu khởi kiện đã hết (theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính).
Việc xác định thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính tại Quyết định kháng nghị số 27/QĐ-KNGĐT-V12 ngày 27/10/2010 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là không đúng, vì sau khi Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan ra Quyết định giải quyết khiếu nại số 1278/QĐ-TCHQ ngày 23/7/2007, Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đã liên tục khiếu nại và có yêu cầu đóng dấu giáp lai đối với quyết định này. Trong quá trình xác minh, thu thập chúng cứ, Tòa án cấp sơ thẩm đã làm rõ trong khoảng thời gian từ ngày 21/11/2007 đến ngày 14/12/2007, Tổng cục Hải quan mới đóng dấu giáp lai đối với Quyết định giải quyết khiếu nại số 1278/QĐ-TCHQ ngày 23/7/2007. Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính này phải được tính từ ngày Tổng cục Hải quan đóng dấu giáp lai Quyết định giải quyết khiếu nại số 1278/QĐ- TCHQ ngày 23/7/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan vì ngày đóng dấu giáp lai là ngày Tổng cục Hải quan mới hoàn thành thủ tục ban hành vàn bản giải quyết khiếu nại của Công ty cổ phần Sơn Hải phòng. Mặt khác, đến ngày 20/11/2007 Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng mới có Quyết định số 8472/QĐ- CQKN giải quyết khiếu nại của Công ty Cổ phần Son Hải Phòng đối với Quyết định số 4787/QĐ-HC16-KTSTQ ngày 31/7/2007 là quyết định xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến Quyết định truy thu thuế số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ ngày 17/01/2007.
Do vậy, Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng có nhiều đơn khởi kiện vụ án hành chính trong khoảng thời gian 16/11/2007 đến 14/12/2007 là không vi phạm thòi hiệu khởi kiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính như Quyết định kháng nghị của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã viện dẫn.
2. Về nội dung của các quyết dinh hành chính bị khiếu kiện:
a) Đối với Quyết định truy thu thuế số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ ngày 17/01/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng:
Sau khi biết được thông báo kết quả phân tích phân loại hàng hóa tại Văn bản số 855/TCHQ/PTPLMB ngày 04/10/2006 của Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu Miền Bắc thuộc Tổng cục Hải quan; Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng . đã khiếu nại đến Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu miền Bắc thuộc Tổng cục Hải quan và đến nhiều cơ quan chức năng khác của Nhà nước. Do vậy, tại Quyết định kháng nghị số 27/QĐ-KNGĐT-V12 ngày 27/10/2010 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng không khiếu nại hoặc đề nghị lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định khác là không đúng.
Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì hàng hoá mà Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng nhập khẩu tại 11 Tờ khai hải quan điện tử là mặt hàng paste màu. Trong quá trình khiếu kiện vụ án hành chính, Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng nhận được các Văn bản trả lời khiếu nại của các cơ quan chức năng, cụ thể như sau:
Tại Văn bản số 999/TCHQ-PTPLMB ngày 14/11/2006 của Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu Miền Bắc thuộc Tổng cục Hải quan trả lời khiếu nại của Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng có nội dung: Hiện tại việc phân tích phân loại mặt hàng paste màu để sản xuất sơn có thành phần gồm polyme, chất màu, dung môi hữu cơ vào nhóm 3208 là thực hiện theo công văn ngày 06/9/2006 của Vu Chính sách thuế và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan. Tuy nhiên, Trung tâm đã kiến nghị Tổng cục Hải quan có phương án trình Bộ Tài chính đưa ra các tiêu chí định lượng để phân biệt mặt hàng paste màu với sơn và đề nghị Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng tiêu chuẩn cho nhặt hàng này "
Tại Văn bản số 1549/BBCN-TCKT ngày 11/4/2007của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) cũng có ý kiến về việc này như sau: “... Quá trình tạo paste thuộc vào một trong các công đoạn sản xuất sơn. Tại công đoạn này, bột màu hữu cơ và vô cơ được nghiền, trộn với chất tạo màng, dung môi và các loại phụ gia khác nhau. Sơn được sản xuất tự paste màu bằng các pha thêm dung môi và một số phụ gia khác… Việc Cơ quan hải quan áp mã paste vào mã 3208.10.69 và loại khác của sơn lót và sơn dùng làm nước sơn ban đầu (sơn thành phẩm) cũng chưa đủ sức thuyết phục vì hiện nay tại Việt Nam chưa có tiêu chí và tiêu chuẩn Quốc gia để phân biệt giữa bán thành phẩm để sản xuất sơn và sơn thành phẩm. Trong biểu thuế nhập khẩu cũng không có mã số thuế của loại hàng hóa tương tự như paste màu”. Nội dung này phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất ra sơn thành phẩm từ paste màu như sau: Paste màu phải được pha trộn với các nguyên liệu khác như phụ gia phân tán, dung môi hỗn hợp, phụ gia làm mờ, phụ gia tạo láng, chống cào xước theo một tỷ lệ nhất định. Sau đó, hỗn nợp này được nạp liệu đưa vào hệ thống công nghệ khuấy siêu tốc tại 1200 vòng/phút đạt đến độ mịn nhất định, sau đó tiếp tục dụng công nghệ máy móc để điều chỉnh độ nhớt, chuyển sang giai đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm, lọc máy, đóng vào phuy, nhập kho và xuất xương (tài liệu do Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng cung cấp tại bút lục số 588 và bút lục số 589).
Như vậy, paste màu chỉ là nguyên liệu để sản xuất sơn, chưa phải là sơn thành phẩm, nên Cục Hải quan thành phố Hải ’Phòng đã áp mã mặt hàng paste màu (là nguyên liệu để sản xuất sơn) vào mã hàng hoá 3208 .10.69 (là loại khác của sơn thành phẩm) để ra Quyết định số 416/QĐ-Tr.T- KTSTQ ngày 17/01/2007 truy thu thuế nhập khẩu (từ 3 % lên 30%) và thuế giá trị gia tăng đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng là không có căn cứ pháp luật.
Tại quyết định kháng nghị, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng trong quá trình giải quyết vụ án việc xác định mặt hàng “paste màu”nhập khẩu tại 11 Tờ khai hải quan điện tử của Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng là sơn thành phẩm (để áp mã số theo biểu thuế 3208.10.69 có thuế suất là 30%) hay là nguyên liệu sản xuất sơn (để áp mã số theo biểu thuế 3212.90.19 là có thuế suất là 3%) còn có sự đánh giá khác nhau giữa các cơ quan chức năng, Tòa án hai cấp cũng chưa diều tra, xác minh yêu cầu Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng cung cấp quy trình sản xuất sơn để xác định các lô hàng nhập khẩu “paste màu” có phải là nguyên liệu để sản xuất sơn hay là sơn thành phẩm để làm căn cứ kháng nghị là không chính xác.
b) Đối với Quyết định số 4787/QĐ-HC-KTSTQ ngày 31/7/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phế Hải Phòng xử phạt vi phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng:
Tại quyết định giải quyết khiếu nại số 1278/QĐ-TCHQ ngày 23/7/2007của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan, thể hiện nội dung: “…Do việc xác định mã số thuế đối với mặt hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng là phức tạp và khó nên không đủ cơ sở để xác định hành vi vi phạm của Công ty là gian lận thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuât khẩu, thuế nhập khẩu” Mặt khác, do Quyết định truy thu thuế số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ ngày 17/01/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng là không có căn cứ; nên tại Quyết định số 4787/QĐ-HC16-KTSTQ ngày 31/7/2007, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng xử phạt Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng với hình thức xử phạt chính bàng tiền là 15.000.000 đồng là không đung, vì Cóng ty cổ phần Sơn Hải Phòng không có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Từ các căn cứ nêu trên thấy rằng Bản án hành chính phúc thẩm số 152/2009/HC-PT ngày 02/11/2009 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định sửa Bản án hành chính sơ thẩm số 01/2009/HCST ngày 22/4/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng; huỷ Quyết định số 4787/QĐ-HC16- KTSTQ ngày 31/7/2007 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng về việc xử phạt 15.000.000 đồng đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng, huỷ Quyết định số 416/QĐ-Tr.T-KTSTQ ngày 17/01/2007 của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng về việc truy thu số tiền 8.129.058.268 đồng tiền thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng là đúng pháp luật.
Bởi các lẽ trên căn cứ khoản 3 Điều 219, khoản 1 Điều 225 Luật tố tụng hành chính;
QUYẾT ĐỊNH
1. Không chấp nhận Quyết định kháng nghị số 27/QĐ-KNGĐT-V12 ngày 27/10/2010 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
2. Giữ nguyên Bản án hành chính phúc thẩm số 152/2009/HC-PT ngày 02/11/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội
- Re: Luật sư Đặng Văn Cường
- Đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác qua tin nhắn điện thoại bị xử lý như thế nào?
- Khởi kiện tội hiếp dâm - Mong luật sư và mọi người giúp đỡ
- tách đất trong quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất.
- Hỏi luật sư về thuế môn bài
- Về điều kiện được cấp sổ đỏ