Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Ông Vũ Mão: 'Đảng cần khôi phục khí thế đổi mới'

"Thành công của Đại hội VI là do Đảng dám nhìn thẳng vào sự thật, nhận thấy có sai lầm, thiếu sót nên đưa tinh thần "đổi mới hay là chết". Tôi cho rằng cần khôi phục không khí của cuộc đổi mới này", nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão chia sẻ với VnExpress.

- Từ khi ra đời từ năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể nào thưa ông?

- Đảng Cộng sản Việt Nam đã 85 năm tuổi, so với một đời người là rất già dặn, chín chắn, từng trải và có những thăng trầm. 85 năm, từ không đến có, Đảng đã vượt qua nhiều khó khăn để đạt được thành quả to lớn, trong đó giai đoạn khó khăn nhất là 1930-1945, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng đã làm nên cuộc cách mạng tháng 8, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời và có được Hiến pháp từ cuộc tổng tuyển cử đầu tiên. 

Từ 1946 đến 1975 là giai đoạn chống Pháp, Mỹ và những chiến công huy hoàng như chiến thắng Điện Biên Phủ và đại thắng mùa xuân 1975. Bốn năm sau đó Việt Nam phải chống lại cuộc xâm lăng của Pôn Pốt ở biên giới Tây Nam, đồng thời giúp nước bạn Campuchia đánh tan chế độ diệt chủng, hồi sinh đất nước. Từ năm 1986 Đảng tiến hành Đại hội VI với hừng hực khí thế "Đổi mới hay là chết". Từ nước thiếu lương thực, chúng ta đã xuất khẩu được lương thực, có đủ cơm no áo ấm cho đại bộ phận người dân. 

vu-mao-1-124633-1368798453-500-5685-9407

Ông Vũ Mão cho rằng, Đảng cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa.  Ảnh: NH.

- Bên cạnh những kết quả như vừa nêu, theo ông Đảng gặp phải những khó khăn, thách thức gì?

- Từ năm 2000 đến nay, đất nước bước sang giai đoạn mới đòi hỏi phát triển về chất chứ không chỉ về lượng. Tuy nhiên, Đảng đang gặp nhiều thách thức. Đó là sự nghiệp Đổi mới có phần bị chững lại, sửa chữa những sai lầm có phần chậm trễ. Thói kiêu ngạo cộng sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng cảnh báo không sửa chữa được bao nhiêu. Sự tha hóa, suy giảm đạo đức phẩm chất, nạn tham nhũng tràn lan đang trở nên nhức nhối. Những sai lầm đó chính là kẻ thù bên trong, là giặc nội xâm rất nguy hiểm.

Thời cách mạng tháng 8 năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có gần 5.000 đảng viên, nhưng nói đến Đảng là nói đến sự thiêng liêng, cao quý, mến phục của nhân dân. Vì vậy, niềm tin, sự lan tỏa của đảng viên rất mạnh. Bây giờ, số lượng đảng viên tăng lên gần 1.000 lần nhưng người dân nhìn cán bộ, đảng viên không còn được như trước. 

Không phủ nhận rằng vẫn có nhiều cán bộ, đảng viên gương mẫu, giữ vững truyền thống tốt đẹp của đội ngũ tiên phong, nhưng bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức có quyền lại không được như thế. Tệ nạn tham nhũng đã ăn sâu vào bộ máy công quyền. Đảng hiện nay đông nhưng chưa mạnh. Đó là nỗi đau, là điều đáng báo động.

- Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ông đánh giá thế nào về việc này?

- Chủ trương lấy phiếu tín nhiệm có từ Hội nghị Trung ương 4, nhưng tới Hội nghị Trung ương 10 mới thực hiện cho thấy Trung ương, Bộ Chính trị hết sức thận trọng, đã cân nhắc và rút kinh nghiệm qua việc lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội.

Trước đây, định kỳ Bộ Chính trị có bản kiểm điểm trình bày trước Trung ương, nghe Trung ương góp ý kiến. Nay Bộ Chính trị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm là một việc làm rất đáng hoan nghênh, cho thấy thêm quyết tâm, sự dũng cảm của các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Việc lấy phiếu này cũng là khâu quan trọng để Trung ương thấy được mức độ tín nhiệm của các lãnh đạo Đảng, qua đó có sự chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng XII. 

Tuy nhiên, để lấy phiếu tín nhiệm được khách quan, theo tôi cần phải có 4 loại văn bản của người được lấy phiếu tín nhiệm. Đó là bản kiểm điểm cá nhân; đánh giá của Bộ Chính trị với từng người; đánh giá của khu dân cư nơi người đó sinh sống và bản kê khai tài sản. Việc kê khai tài sản cần làm thực chất chứ không hình thức như hiện nay. Có nghĩa là, bản kê khai tài sản phải được xác minh công phu và có trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền. Minh bạch và công khai tài sản là khâu then chốt để đánh giá có tham nhũng hay không?

Tôi cũng cho rằng Trung ương cần công bố phiếu tín nhiệm cho nhân dân biết. Điều 4 của Hiến pháp quy định Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội, là đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, vậy thì nhân dân rất cần biết Đảng lãnh đạo thế nào, chịu trách nhiệm thế nào và nhân dân được giám sát ra sao. 

- Trước những khó khăn hiện nay, theo ông Đảng cần phải làm gì?

- Từ những phân tích trên, chúng ta phải tỉnh táo và nhận thức sâu sắc rằng 85 năm qua, Đảng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng vẫn còn những tồn tại không nhỏ. Các giải pháp để khắc phục đã được đề ra khá nhiều, nhưng việc tổ chức thực hiện lại yếu. Tôi muốn nhắc lại lời dạy của Bác Hồ với tinh thần: Chính sách - Một, kế hoạch - Năm, thực hiện - Mười. Nghĩa là nói được và phải làm được.

Thành công của Đại hội VI và những thành quả sau đó có được là do Đảng dám nhìn thẳng vào sự thật, nhận thấy có sai lầm, thiếu sót nên đưa tinh thần "đổi mới hay là chết". Tôi cho rằng cần khôi phục, tìm lại không khí của cuộc đổi mới này. Lãnh đạo của Đảng là bộ phận tiên tiến nhất, vì vậy cần phải đổi mới sâu sắc. 

Tôi cũng kiến nghị Đảng cần quan tâm thực chất trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật vì mục tiêu của chúng ta là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; trong đó coi trọng việc nghiên cứu và thừa hưởng tối đa thành quả này của các nước trên thế giới. Chúng ta đang muốn xây dựng nhà nước pháp quyền nhưng hiện mới có khoảng 300 luật, các nước thường có ít nhất 1.000 luật, nhiều từ 2.000 - 3.000 luật. Điều quan trọng nữa là chất lượng của luật. Hiện nay luật ống, luật khung quá nhiều. 

Tôi tha thiết đề nghị Đảng cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi cán bộ, đảng viên phải ý thức mình là đảng viên của Đảng tiên phong, phải nâng cao tư tưởng và tính chiến đấu, rèn luyện đạo đức, tư cách để xứng đáng với niềm tin của nhân dân dành cho suốt 85 năm qua.

Theo: vnexpress.net

Xem thêm:
 

Cựu tướng công an xây biệt thự trái phép bị buộc phá dỡ
Ngoài mức xử phạt hơn 22 triệu đồng, ông Phan Như Thạch - nguyên giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam - còn bị buộc tháo dỡ biệt thự xây trái phép tại rừng đặc dụng Nam Hải Vân trong vòng 35 ngày.
 
Giá vàng hồi phục từ mức giảm sâu ở đáy 4 tuần
Sau phiên giảm sâu xuống đáy 4 tuần, sáng nay 5/2, giá vàng SJC có xu hướng hồi phục khi tăng nhẹ lên sát mức 35,4 triệu đồng/lượng, mức chênh lệch duy trì ở con số 2,55 triệu đồng/lượng.
 
Sẽ khởi tố vụ Bí thư Huyện ủy gây tai nạn làm chết 3 người
Công an tỉnh Cao Bằng cho biết, sẽ tiến hành khởi tố vụ án Bí thư Huyện ủy Hà Quảng lái xe gây tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 3 người chết, xảy ra vào ngày 30/1 tại huyện Hà Quảng, Cao Bằng.
 
“Phát hiện cán bộ nhận quà Tết trái quy định, gọi ngay cho chúng tôi”
 “Nếu người dân phát hiện cán bộ nhận quà Tết trái quy định, hãy gọi điện ngay cho chúng tôi theo số 080.48228” - ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), trao đổi với phóng viên Dân trí.
 
Vẫn chưa thể xét xử nghi phạm giết người trong án oan ông Chấn
HĐXX thông báo hoãn phiên tòa do bị cáo và người thân của bị hại vắng mặt.     
 
Công bố quyết định xử lý biệt thự 'lụi' của gia đình tướng Thạch
Quận Liên Chiểu đã mời gia đình thiếu tướng Phan Như Thạch (nguyên Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam) và ông Ngô Văn Quang (Giám đốc Công ty TNHH vàng Phước Minh) đến công bố quyết định xử phạt ngay trong sáng 4-2.  
 
Vụ luật gia đòi tiền hứa thưởng 145 tỉ đồng: Chỉ chấp nhận trả 54 tỉ đồng
Vụ án dân sự đòi tiền hứa thưởng “khủng” lên đến 145 tỉ đồng của vị luật gia, mà sau này từ số tiền theo ông này tính toán là 145 tỉ đồng (35% giá trị nhà đất), rồi chuyển thành đòi lấy 35% diện tích nhà, đất…, đã được TAND TPHCM chiều nay (3.2) tuyên án.
 
Chủ tịch nước: Quyết liệt cắt bỏ “khối u” tham nhũng, lòng dân mới yên
Nhân dịp Xuân Ất Mùi, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về tình hình đất nước một năm vừa qua; định hướng những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2015 - quãng thời gian gắn với những hoạt động kỷ niệm trọng đại của quốc gia, dân tộc.    
 
Thứ trưởng Công Thương: 'Giá điện tăng, mọi người đều được lợi'
Người phát ngôn Bộ Công Thương cho rằng, việc giá điện bán lẻ tiệm cận thị trường tạo nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, khiến chi phí sản xuất giảm. Nhà nước không phải bù lỗ và người dân cũng được hưởng lợi.
 
Sửa Bộ luật Hình sự theo hướng tăng phạt tiền, giảm phạt tù
Đó là thông tin được ông Phạm Quý Tỵ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp - cho biết tại buổi tọa đàm với các chuyên gia tư pháp Nhật Bản về việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự ngày 3/2.