Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Nông dân làm 'khoa học', nhà khoa học làm gì?

 

Tôi dám chắc rằng nếu nhà nước giao cho các nhà khoa học, các cơ quan khoa học làm tàu ngầm, máy bay thì họ sẽ làm tốt hơn mô hình của người nông dân đang có rất nhiều.

Tôi dám chắc rằng nếu nhà nước giao cho các nhà khoa học, các cơ quan khoa học làm tàu ngầm, máy bay thì họ sẽ làm tốt hơn mô hình của người nông dân đang có rất nhiều.

 
Gần đây, báo chí tốn không ít giấy mực về việc chế tạo tàu ngầm Trường Sa, Yết Kiêu… của người dân. Thậm chí, có ý kiến cho rằng giới khoa học Việt Nam với hàng nghìn tiến sĩ không làm được tàu ngầm, trong khi cơ quan quản lý lại không ủng hộ làm những việc như vậy…

Phóng viên đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với Bộ trưởng Bộ Khoa học Nguyễn Quân về vấn đề này:

- Thưa Bộ trưởng, ông có đánh giá thế nào về các sáng kiến của người dân-hay còn gọi là những “nhà khoa học chân đất” của Việt Nam?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Trong số hoạt động khoa học công nghệ của bà con nông dân, có nhiều sáng kiến để phục vụ sản xuất. Trong số những sáng kiến ấy, có những cái được nâng lên thành sáng chế, nếu nó mới và chưa từng được phát hiện, hay được áp dụng ở đâu.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, có một số sản phẩm của người nông dân mặc dù có tính mới, áp dụng được, nhưng để gọi là sáng chế thì chưa thật chính xác.

Tôi ví dụ như với tàu ngầm Yết Kiêu [của ông Phan Bội Trân-Thành phố Hồ Chí Minh] và Trường Sa 01 [doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa-Thái Bình], Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá rất cao ý tưởng sáng tạo cũng như tinh thần khoa học của người dân.

Thế nhưng, về mặt nguyên lý mà nói thì những sản phẩm này đã được người ta sáng chế, phát minh từ nhiều thập kỷ. Có điều, những sản phẩm trên được nổi tiếng chỉ là do người dân Việt Nam lần đầu tiên làm mà thôi.

Mặc dù đánh giá rất cao tinh thần khoa học của người dân, nhưng nếu chúng ta gọi đây là những sáng chế có tầm quan trọng rất đặc biệt với khoa học thì không phải.

Những sản phẩm này chỉ chứng tỏ tại một xưởng thủ công với một vài cá nhân quan tâm tới khoa học, ở trong điều kiện còn rất khó khăn cũng có thể làm ra được những sản phẩm ở trình độ nhất định.

Tôi cho rằng, ngay cả khi những sản phẩm này có được thử nghiệm thành công thì khả năng để thương mại hóa hay để rất nhiều người trong xã hội sử dụng, thậm chí xuất khẩu ra các nước là một bài toán lâu dài, phụ thuộc vào cơ chế thị trường, nhất là khi Chính phủ chưa có chủ trương chế tạo tàu ngầm, máy bay.

Thực tế, ở các quốc gia phát triển hơn chúng ta hiện nay cũng không dám nghĩ đến việc tự chế tạo tàu ngầm và máy bay. Đây là những phương tiện kỹ thuật đòi hỏi trình độ công nghệ cũng như đòi hỏi an toàn cho con người rất cao.

Vì thế chúng ta rất dễ thấy cả thế giới đều dùng Boeing và Airbus thay vì mỗi quốc gia đều chế tạo thương hiệu máy bay cho chính mình. Và trên thế giới cũng chỉ có một số quốc gia chế tạo, xuất khẩu tàu ngầm.

Tàu ngầm Yết Kiêu 1 trong lần thử nghiệm tại hồ bơi của Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân TP.HCM năm 2010. (Ảnh do ông Phan Bội Trân cung cấp)

- Bộ trưởng nghĩ gì khi có ý kiến cho rằng, chúng ta có nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng không có những sản phẩm như những “nhà khoa học chân đất?”

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Mặc dù đánh giá rất cao những sáng kiến cải tiến khoa học kỹ thuật của người dân, song nói như vậy là không đúng.

Đó là một cách nói cực đoan và gây tác dụng tiêu cực, đặc biệt làm ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của những người làm khoa học.

Tôi dám chắc rằng nếu nhà nước giao cho các nhà khoa học, các cơ quan khoa học làm tàu ngầm, máy bay thì họ sẽ làm tốt hơn mô hình của người nông dân đang có rất nhiều.

Thực tế máy bay VAM1 của Hội cơ học hoặc máy bay huấn luyện L19 của Viện kỹ thuật không quân những năm trước đây đã chứng tỏ điều đó.

- Trung bình mỗi năm, Cục Sở hữu trí tuệ cấp bao nhiêu sáng chế, trong số lượng đó có bao nhiêu sáng chế của “nhà khoa học chân đất,” thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Mỗi năm chúng tôi cấp văn bằng bảo hộ và duy trì khoảng trên 1.000 bằng sáng chế của cả trong nước và nước ngoài.

Đáng tiếc là trong số đó, bằng sáng chế của người Việt chưa đến con số 100 và hầu hết là của các nhà khoa học, các viện, trường, doanh nghiệp. Còn sáng chế của nông dân thì năm có, năm không.

Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa và sản phẩm tàu ngầm Trường Sa của ông. (Nguồn: VNE)

- Thực tế, nhiều sáng kiến của người dân đáng tầm sáng chế, nhưng họ không biết tới việc phải đi đăng ký văn bằng bảo hộ như thế nào. Bộ trưởng nhận định gì về vấn đề này?

 Bộ trưởng Nguyễn Quân: Một là người dân không biết làm thế nào để đăng ký để được bảo hộ. Hai là, hiện nay để đăng ký bảo hộ thì thủ tục còn khá phức tạp, kể cả người dân có biết thủ tục đăng ký thì quy trình cũng quá phức tạp vì họ không có chuyên môn.

 Sáng chế là những ý tưởng, sản phẩm mới mà chưa từng ai đăng ký. Bởi vậy, khi viết được bản mô tả sáng chế đòi hỏi phải là người rất chuyên nghiệp. Bản mô tả phải rõ ràng, bảo đảm tính khoa học để cơ quan thẩm định thấy đúng là mới, thì cơ quan thẩm định mới chấp nhận đơn hợp lệ. Sau đó tiến hành tra cứu hệ thống sáng chế thế giới.

 Khi tra cứu thấy cái sáng chế của người dân chưa từng được công bố hoặc bảo hộ, đảm bảo tính mới, tính khoa học, khả năng ứng dụng… và hết thời gian theo luật định mà không có khiếu nại, tranh chấp thì cấp văn bằng bảo hộ.

Những người dân có ý tưởng sáng tạo ở tầm sáng chế thì nên liên hệ ngay với Sở Khoa học và Công nghệ ở các địa phương để được hướng dẫn.

Ở Việt Nam có những tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp. Tại đây, họ có luật sư, chuyên gia kỹ thuật giúp cho người nông dân viết mô tả sáng chế và làm thủ tục đang ký sáng chế.

Việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ngoài việc phải thuê tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để làm hồ sơ còn phải mất lệ phí đóng cho cơ quan đăng ký của nhà nước. Khi được bảo hộ, hàng năm còn phải đóng phí để duy trì.

- Bộ Khoa học và Công nghệ đã có những có hỗ trợ gì để nâng cao nhận thức của người dân quyền sở hữu trí tuệ?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp cùng nhiều cơ quan truyền thông để tuyên truyền cho người dân, ví dụ qua các cuộc thi nhà sáng chế của Cục Sở hữu trí tuệ, chuyên mục "chắp cánh thương hiệu" trên VTV và nhiều chương trình tuyên truyền liên quan tới sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, có cả một chương trình 68 của Chính phủ về phát triển tài sản trí tuệ. Chương trình này ngoài việc hỗ trợ tuyên truyền còn hỗ trợ cho một số viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, đăng ký tài sản trí tuệ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa…), xây dựng hệ thống cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ từ Trung ương tới địa phương…

Chiếc trực thăng đầu tiên của "Hai lúa" Trần Quốc Hải- người nổi tiếng gần xa về việc chế tạo máy bay trực thăng tại nhà riêng ở ấp 2, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh được trưng bày tại Viện Bảo tàng New York - Mỹ. Ảnh TL

- Còn những sáng chế, sáng kiến ứng dụng vào thực tiễn...?

 Bộ trưởng Nguyễn Quân: Việc hỗ trợ “nhà khoa học chân đất” được tiến hành ngay từ khi người nông dân có ý tưởng và liên hệ với các Sở Khoa học và Công nghệ ở địa phương.

Hàng năm, khi Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức chợ công nghệ thiết bị (Techmart), chúng tôi đều giao cho các Sở Khoa học và Công nghệ mời nông dân có sáng kiến đem sản phẩm của họ đến giới thiệu trong các chợ ấy. Điều này sẽ giúp sản phẩm của người dân được nhiều người biết đến và mở ra cơ hội hợp tác, thương mại hóa sản phẩm.

Thực tế, có một số bà con nông dân được giới thiệu sản phẩm tại Techmart đã có nhiều đơn đặt hàng, một vài nông dân đã thành lập doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm và trở nên giàu có…

- Có ý kiến cho rằng cần lồng ghép sở hữu trí tuệ vào chương trình giáo dục, thưa Bộ trưởng?

 Bộ trưởng Nguyễn Quân: Tôi nghĩ, trong chương trình giáo dục từ phổ thông phải làm sao để có thể học sinh đi học khi có ý tưởng nào đó thì đã phải nghĩ ngay đến việc phải gặp ai để hỏi và được tư vấn. Hiện nay, chúng ta không đào tạo cho trẻ em cái tư duy ấy.

Ở một số quốc gia, khi trẻ nhỏ có ý tưởng, các em sẽ biết phải đến đâu để xin tư vấn, và kể cả giáo viên cũng có tư duy như vậy. Còn ở ta, ngay cả các thầy cô giáo của chúng ta, khi học sinh có ý tưởng hay hay đến hỏi cũng không biết hướng dẫn đến gặp ai hay làm thế nào để phát triển ý tưởng …

- Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Ông Sành-một nông dân ở Hải Dương có sáng kiến làm chiếc máy thái hành, tiết kiệm sức lao động. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
Theo: motthegioi.vn
Xem thêm:
Vụ buôn lậu “khủng” qua biên giới: Tạm đình chỉ công tác 7 cán bộ
Liên quan đến vụ buôn lậu tại đường biên giới TP Móng Cái, cơ quan điều tra thu giữ 1 ô tô Lexus, 120 tấn hàng... trị giá khoảng 30 tỉ đồng. Hiện Bộ CA đã ra quyết định tạm giữ 10 đối tượng để làm rõ.
 
TPHCM: Yêu cầu khởi tố vụ nổ kinh hoàng làm 3 người chết
Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân vừa có văn bản chỉ đạo Công an thành phố tiến hành lập chuyên án, khởi tố vụ án để tiến hành điều tra, xử lý nghiêm vụ nổ tại công ty phân bón ở quận 12.
 
Vụ “xe điên” trên phố Bà Triệu: Khởi tố hình sự lái xe?
“Nếu xác định được tài xế “xe điên” có say rượu dẫn tới việc không làm chủ được tốc độ thì lái xe đó sẽ bị khởi tố về tội Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự”, luật sư Đặng Văn Cường nhận định.
 
Dương Chí Dũng xuất hiện trong phiên xử thuộc cấp tại Khánh Hòa
(Dân trí) - Sáng 11/11, TAND Khánh Hòa đã đưa ra xét xử vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines. Cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng đã có mặt với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án này.
 
Tiết lộ động trời về đường dây mua bán tinh trùng, trứng và đẻ thuê giá hàng trăm triệu tại Sài Gòn
Có sự tiếp tay của một số nhà hộ sinh “lo” thủ tục giấy tờ để hợp thức hóa cho những bé sơ sinh vừa chào đời hay “dịch vụ” mua bán tinh trùng, trứng, mang thai hộ, đẻ thuê với giá từ hàng trăm triệu đồng…
 
Những “núi hàng” di động “bò” ra từ các cảng nội địa
 Khi tải trọng xe được thắt chặt tại các cảng biển của Hải Phòng là lúc các cảng nội địa trên quốc lộ 5 được dịp “lên ngôi”. Điều tra của PV Dân trí cho thấy, những “núi hàng” từ đây ngang nhiên “bò” ra quốc lộ phá đường, thách thức dư luận.  
 
Ông chủ khu du lịch Đại Nam: 'Tôi tự đâm vào trái tim mình'
Đại gia Dũng "lò vôi" chia sẻ, ông đã đặt dấu chấm hết cho con đường làm doanh nghiệp của mình khi kiện tỉnh Bình Dương.
 
Vụ bà bán bún để lại 1.000 tỷ đồng ở TPHCM: Sẽ khởi kiện vụ án “con nuôi” (LĐ)
Vụ việc bà Thạch Kim Phát (SN 1964, ngụ quận Tân Phú) chết vào năm 2011, để lại khối tài sản khổng lồ hơn 1.000 tỉ đồng đang có nhiều tình tiết mới, gây chấn động dư luận. Bởi bà Phát không có chồng con, chỉ có một người con gái nuôi và đang có nhiều tranh cãi về việc người con nuôi này có hợp pháp hay không để thừa kế tài sản? Anh em bà Phát cho biết sẽ khởi kiện vụ án mới, đó...
 
Lắp camera chụp biển số xe để ‘phạt nguội’
Ngày 5.11, Trung tâm Điều hành đèn tín hiệu giao thông và Vận tải công cộng TP.Đà Nẵng cho hay sẽ lắp đặt thêm các camera có chức năng chụp hình được biển số xe trong lúc xe di chuyển tốc độ cao để phục vụ việc xử phạt sau đó.  
 
Giả danh đại biểu, trà trộn vào hội thảo của Bộ Công an để trộm cắp
Thủ đoạn của Kim là ăn diện đồ “hàng hiệu”, trà trộn vào các hội nghị, hội thảo. Kim giả danh là cán bộ ngân hàng, giảng viên đại học đến tham dự, ăn nói rất dịu dàng để đánh lừa mọi người rồi lợi dụng sơ hở của khách để trộm cắp tài sản.