Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Những chiêu lừa tiền tỉ trong mua bán quốc tế
Dù dày dạn trong mua bán quốc tế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn “dính bẫy” bọn lừa đảo.
Mặc dù cơ quan chức năng của Việt Nam luôn nhắc nhở các doanh nghiệp (DN) cảnh giác, cẩn thận khi mua bán hàng hóa với nước ngoài nhưng nhiều DN Việt Nam vẫn dính bẫy. Không có con số thống kê chính thức nhưng rất nhiều DN “ôm hận” khi hàng hóa nhập về là rác thải, đá, cát dù trước đó đã cẩn thận sang tận nơi sản xuất xem hàng. Cũng có DN “vô tư” chuyển hàng tỉ đồng thanh toán tiền hàng vào tài khoản của… bọn lừa đảo vì email bị hack.
Mua hạt nhựa, nhận cát, đá
Tháng 10-2014, Công ty CP Vinapack (trụ sở tại cụm công nghiệp Cát Trinh, Phù Cát, Bình Định) chuyên sản xuất túi nylon, bao bì… có nhu cầu tìm mua hạt nhựa của đối tác nước ngoài. Qua tìm hiểu trên mạng Internet, biết Công ty Xin Yu Hai Mei MiNing (trụ sở tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) có bán loại hạt nhựa phù hợp, giá rẻ nên Vinapack cử người sang Trung Quốc để tìm hiểu trước khi ký hợp đồng nhập khẩu hơn 25 tấn hạt nhựa (trị giá gần 34.000 USD). Theo yêu cầu từ phía đối tác, Vinapack đã chuyển tiền vào một ngân hàng Trung Quốc tại TP.HCM rồi mới nhận hàng. Toàn bộ lô hàng được nhập về cảng Đà Nẵng với đầy đủ thủ tục thuế quan cần thiết, còn nguyên niêm phong, kẹp chì. Khi xe chở số container về đến trụ sở thì công ty phát hiện bên trong toàn đá, sỏi. Phía Công ty Vinapack đã làm việc ngay với ngân hàng Trung Quốc để dừng việc chuyển tiền nhưng không kịp, số tiền này đã chuyển vào tài khoản của Công ty Xin Yu Hai Mei MiNing.
Tương tự, cuối năm 2013, một công ty ở quận Tân Phú (TP.HCM) chuyên nhập mặt hàng hạt nhựa. Qua mạng Internet, thấy một DN Trung Quốc chào bán hạt nhựa với giá rẻ nên “nhập thử” một container. Sau khi tiếp xúc với người môi giới tại Việt Nam, công ty đồng ý ký hợp đồng, mở tín dụng thư qua ngân hàng (giá trị lô hàng hơn 600 triệu đồng). Sau đó, khi hàng vừa nhập vào một cảng ở TP.HCM, công ty đã phát hiện bên trong container toàn đá dăm nên thông báo ngay cho ngân hàng ngưng thanh toán tiền container bên Trung Quốc nhưng không kịp! Công ty quay sang hỏi người môi giới thì anh này cho biết mình cũng là… nạn nhân của công ty kia!
Ôm 60 tấn Cyanua… dỏm
Tháng 11-2011, Tập đoàn Besra Việt Nam nhập 60 tấn Cyanua từ nhà sản xuất Trung Quốc có tên Tianjin Haina Tianyi Chemical để phục vụ khai thác vàng tại hai mỏ vàng Phước Sơn và Bồng Miêu. “Sau khi nhận hàng và đưa vào sử dụng, chúng tôi phát hiện đây không phải là Cyanua. Ngay lập tức công ty đã cho nhóm chuyên gia của nhà máy làm kiểm định xét nghiệm mẫu, đồng thời chúng tôi cũng gửi mẫu tới Công ty SGS Việt Nam (công ty thuộc Tập đoàn SGS nổi tiếng của thế giới về công tác thí nghiệm và kiểm định) nhằm kiểm tra chéo. Kết quả của cả hai lần kiểm định đều cho thấy toàn bộ 60 tấn hàng đó là bột cát” - đại diện tập đoàn này cho biết.
Ngoài mất trắng hơn 2,1 tỉ đồng, Besra còn phải xử lý số hóa chất này. DN này phải nhiều lần lấy mẫu gửi đi kiểm tra để xác định thành phần của lô hàng trước khi đưa đi tiêu hủy. “Chúng tôi đang đốc thúc đơn vị giám định. Ngay sau khi có kết quả giám định chính thức, chúng tôi sẽ gửi ngay đến các cơ quan chức năng, đồng thời lập phương án xử lý trình các cơ quan chức năng phê duyệt. Hiện công ty vẫn bố trí bảo vệ canh gác lô hàng này tại hai mỏ Phước Sơn và Bồng Miêu nhằm đảm bảo an toàn” - một vị của Besra nói.
Còn ông Phạm Bá Huyên, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - môi trường (Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam), cho biết: Hiện vẫn chưa rõ hóa chất trong các thùng container là loại gì nên không thể cho DN tự ý tiêu hủy.
Và chuyển tiền cho bọn lừa đảo
Một DN xuất nhập khẩu cho biết: Mua hàng một đằng, giao một nẻo như trên là cách “cổ điển”. Hiện bọn lừa đảo có chiêu mới là xâm nhập vào email của các DN, ngồi chờ hai bên giao dịch, đến thời điểm thanh toán tiền hàng, bọn này thay đổi thông tin về tài khoản ngân hàng và thế là DN “khóc thét”.
Công ty BV ở quận Tân Bình chuyên nhập máy chuyên dụng cho ngành dầu khí. Năm 2013, sau nhiều lần qua Đức tìm hiểu, đưa ra các yêu cầu kỹ thuật và công ty đã ký hợp đồng, đặt cọc… mua một máy chuyên dụng hàng tỉ đồng. Sau khi hàng về cảng, theo yêu cầu bằng email của bên bán, Công ty BV đã trả tiền hàng cho bên bán theo tài khoản mà công ty bên bán chỉ định (một ngân hàng ngoài nước Đức) và BV yên chí rằng “tiền đã trao, cháo đã múc”. Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau khi chuyển tiền, Công ty BV tá hỏa khi đọc email đòi tiền của bên bán.
Sau khi tìm hiểu, rà soát email trao đổi, hai bên mới biết là email đã bị bọn lừa đảo xâm nhập và “kiểm duyệt”. Theo đó, bọn lừa đảo đã thay đổi số tài khoản ngân hàng, địa chỉ ngân hàng trong email mà bên bán yêu cầu Công ty BV chuyển tiền và thế là BV dính bẫy.
Vụ khác, mới đây chị T. phải vất vả giải thích cho giám đốc hai công ty (một của Anh, một của Việt Nam) về chuyện số tài khoản của công ty Việt Nam bị thay đổi trong email mà chị kịp thời phát hiện.
Số là chị T. làm đại diện cho một công ty của Anh mua mặt hàng đan tại Việt Nam. Sau khi ký hợp đồng mua hàng, Công ty NS ở huyện Nhà Bè yêu cầu bên mua đặt cọc trước khi sản xuất. Vì làm đại diện nên các thư điện tử của hai bên đều gửi cho chị. Vì thế trong email mà Công ty NS yêu cầu công ty bên Anh đặt cọc, chị phát hiện thông tin tài khoản ngân hàng của Công ty NS bị thay đổi, dời sang tận… Trung Quốc.
Ngay lập tức, chị liên lạc qua skype, gửi thông tin bằng email riêng, yêu cầu công ty bên Anh ngưng chuyển tiền. Không chỉ chị bị công ty bên Anh nghi ngờ mà Công ty NS cũng “đặt nghi vấn”. Mọi chuyện chỉ sáng tỏ sau khi chị và Công ty NS ngồi lại, rà soát email và phát hiện nội dung trao đổi, giao dịch của hai công ty đã bị bọn lừa đảo xâm nhập, thay đổi số tài khoản ngân hàng…
Cẩn tắc vô áy náy
Lãnh đạo Công ty Vinapack cho biết đã gửi hồ sơ vụ việc đến lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam để nhờ trợ giúp. “Phía Trung Quốc đã hứa sẽ tìm hiểu giúp về vụ việc. Ngoài ra, chúng tôi cũng liên hệ, thông báo sự việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc để nhờ hỗ trợ nhưng chưa đâu vào đâu… DN Việt Nam xây dựng được đại lý ở Trung Quốc mới yên tâm giao dịch. Nếu không hiểu rõ đối tác thì phải thận trọng để tránh bị lừa đảo”.
Còn ông Nguyễn Quang Lãng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng, nói: “Mua bán với các công ty địa phương của Trung Quốc tỉ lệ rủi ro rất lớn. Các DN Việt Nam thường ham rẻ, ký hợp đồng vội vàng rồi chuyển tiền cho đối tác nên rất dễ mắc bẫy… Cũng có nhiều trường hợp DN đứng ra giả vờ mua chất thải của nước ngoài để nhập về rồi nhận một khoản tiền “lại quả””.
Còn anh H. của Công ty BV nói: Sau vụ “cho không” bọn lừa đảo hàng tỉ đồng, mỗi lần chuyển tiền đặt cọc, thanh toán, anh “chuyển thử” vài ngàn USD. Sau đó anh liên lạc bằng điện thoại, mạng skype, email riêng và khi phía đối tác xác nhận, anh mới gửi tiền thanh toán, đặt cọc. “Phía đối tác lúc đầu hơi khó chịu nhưng sau khi tôi giải thích, đối tác hiểu nên đồng ý” - anh nói.
Mua hạt nhựa, nhận cát, đá
Tháng 10-2014, Công ty CP Vinapack (trụ sở tại cụm công nghiệp Cát Trinh, Phù Cát, Bình Định) chuyên sản xuất túi nylon, bao bì… có nhu cầu tìm mua hạt nhựa của đối tác nước ngoài. Qua tìm hiểu trên mạng Internet, biết Công ty Xin Yu Hai Mei MiNing (trụ sở tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) có bán loại hạt nhựa phù hợp, giá rẻ nên Vinapack cử người sang Trung Quốc để tìm hiểu trước khi ký hợp đồng nhập khẩu hơn 25 tấn hạt nhựa (trị giá gần 34.000 USD). Theo yêu cầu từ phía đối tác, Vinapack đã chuyển tiền vào một ngân hàng Trung Quốc tại TP.HCM rồi mới nhận hàng. Toàn bộ lô hàng được nhập về cảng Đà Nẵng với đầy đủ thủ tục thuế quan cần thiết, còn nguyên niêm phong, kẹp chì. Khi xe chở số container về đến trụ sở thì công ty phát hiện bên trong toàn đá, sỏi. Phía Công ty Vinapack đã làm việc ngay với ngân hàng Trung Quốc để dừng việc chuyển tiền nhưng không kịp, số tiền này đã chuyển vào tài khoản của Công ty Xin Yu Hai Mei MiNing.
Tương tự, cuối năm 2013, một công ty ở quận Tân Phú (TP.HCM) chuyên nhập mặt hàng hạt nhựa. Qua mạng Internet, thấy một DN Trung Quốc chào bán hạt nhựa với giá rẻ nên “nhập thử” một container. Sau khi tiếp xúc với người môi giới tại Việt Nam, công ty đồng ý ký hợp đồng, mở tín dụng thư qua ngân hàng (giá trị lô hàng hơn 600 triệu đồng). Sau đó, khi hàng vừa nhập vào một cảng ở TP.HCM, công ty đã phát hiện bên trong container toàn đá dăm nên thông báo ngay cho ngân hàng ngưng thanh toán tiền container bên Trung Quốc nhưng không kịp! Công ty quay sang hỏi người môi giới thì anh này cho biết mình cũng là… nạn nhân của công ty kia!
Số hóa chất “đểu” nhập về của Besra vẫn nằm chất đống suốt ba năm nay. Ảnh: TT
Tờ khai hải quan của Công ty Besra để nhập khẩu Cyanua. Ảnh: Tấn Tài
Ôm 60 tấn Cyanua… dỏm
Tháng 11-2011, Tập đoàn Besra Việt Nam nhập 60 tấn Cyanua từ nhà sản xuất Trung Quốc có tên Tianjin Haina Tianyi Chemical để phục vụ khai thác vàng tại hai mỏ vàng Phước Sơn và Bồng Miêu. “Sau khi nhận hàng và đưa vào sử dụng, chúng tôi phát hiện đây không phải là Cyanua. Ngay lập tức công ty đã cho nhóm chuyên gia của nhà máy làm kiểm định xét nghiệm mẫu, đồng thời chúng tôi cũng gửi mẫu tới Công ty SGS Việt Nam (công ty thuộc Tập đoàn SGS nổi tiếng của thế giới về công tác thí nghiệm và kiểm định) nhằm kiểm tra chéo. Kết quả của cả hai lần kiểm định đều cho thấy toàn bộ 60 tấn hàng đó là bột cát” - đại diện tập đoàn này cho biết.
Ngoài mất trắng hơn 2,1 tỉ đồng, Besra còn phải xử lý số hóa chất này. DN này phải nhiều lần lấy mẫu gửi đi kiểm tra để xác định thành phần của lô hàng trước khi đưa đi tiêu hủy. “Chúng tôi đang đốc thúc đơn vị giám định. Ngay sau khi có kết quả giám định chính thức, chúng tôi sẽ gửi ngay đến các cơ quan chức năng, đồng thời lập phương án xử lý trình các cơ quan chức năng phê duyệt. Hiện công ty vẫn bố trí bảo vệ canh gác lô hàng này tại hai mỏ Phước Sơn và Bồng Miêu nhằm đảm bảo an toàn” - một vị của Besra nói.
Còn ông Phạm Bá Huyên, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - môi trường (Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam), cho biết: Hiện vẫn chưa rõ hóa chất trong các thùng container là loại gì nên không thể cho DN tự ý tiêu hủy.
Và chuyển tiền cho bọn lừa đảo
Một DN xuất nhập khẩu cho biết: Mua hàng một đằng, giao một nẻo như trên là cách “cổ điển”. Hiện bọn lừa đảo có chiêu mới là xâm nhập vào email của các DN, ngồi chờ hai bên giao dịch, đến thời điểm thanh toán tiền hàng, bọn này thay đổi thông tin về tài khoản ngân hàng và thế là DN “khóc thét”.
Công ty BV ở quận Tân Bình chuyên nhập máy chuyên dụng cho ngành dầu khí. Năm 2013, sau nhiều lần qua Đức tìm hiểu, đưa ra các yêu cầu kỹ thuật và công ty đã ký hợp đồng, đặt cọc… mua một máy chuyên dụng hàng tỉ đồng. Sau khi hàng về cảng, theo yêu cầu bằng email của bên bán, Công ty BV đã trả tiền hàng cho bên bán theo tài khoản mà công ty bên bán chỉ định (một ngân hàng ngoài nước Đức) và BV yên chí rằng “tiền đã trao, cháo đã múc”. Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau khi chuyển tiền, Công ty BV tá hỏa khi đọc email đòi tiền của bên bán.
Sau khi tìm hiểu, rà soát email trao đổi, hai bên mới biết là email đã bị bọn lừa đảo xâm nhập và “kiểm duyệt”. Theo đó, bọn lừa đảo đã thay đổi số tài khoản ngân hàng, địa chỉ ngân hàng trong email mà bên bán yêu cầu Công ty BV chuyển tiền và thế là BV dính bẫy.
Vụ khác, mới đây chị T. phải vất vả giải thích cho giám đốc hai công ty (một của Anh, một của Việt Nam) về chuyện số tài khoản của công ty Việt Nam bị thay đổi trong email mà chị kịp thời phát hiện.
Số là chị T. làm đại diện cho một công ty của Anh mua mặt hàng đan tại Việt Nam. Sau khi ký hợp đồng mua hàng, Công ty NS ở huyện Nhà Bè yêu cầu bên mua đặt cọc trước khi sản xuất. Vì làm đại diện nên các thư điện tử của hai bên đều gửi cho chị. Vì thế trong email mà Công ty NS yêu cầu công ty bên Anh đặt cọc, chị phát hiện thông tin tài khoản ngân hàng của Công ty NS bị thay đổi, dời sang tận… Trung Quốc.
Ngay lập tức, chị liên lạc qua skype, gửi thông tin bằng email riêng, yêu cầu công ty bên Anh ngưng chuyển tiền. Không chỉ chị bị công ty bên Anh nghi ngờ mà Công ty NS cũng “đặt nghi vấn”. Mọi chuyện chỉ sáng tỏ sau khi chị và Công ty NS ngồi lại, rà soát email và phát hiện nội dung trao đổi, giao dịch của hai công ty đã bị bọn lừa đảo xâm nhập, thay đổi số tài khoản ngân hàng…
Cẩn tắc vô áy náy
Lãnh đạo Công ty Vinapack cho biết đã gửi hồ sơ vụ việc đến lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam để nhờ trợ giúp. “Phía Trung Quốc đã hứa sẽ tìm hiểu giúp về vụ việc. Ngoài ra, chúng tôi cũng liên hệ, thông báo sự việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc để nhờ hỗ trợ nhưng chưa đâu vào đâu… DN Việt Nam xây dựng được đại lý ở Trung Quốc mới yên tâm giao dịch. Nếu không hiểu rõ đối tác thì phải thận trọng để tránh bị lừa đảo”.
Còn ông Nguyễn Quang Lãng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng, nói: “Mua bán với các công ty địa phương của Trung Quốc tỉ lệ rủi ro rất lớn. Các DN Việt Nam thường ham rẻ, ký hợp đồng vội vàng rồi chuyển tiền cho đối tác nên rất dễ mắc bẫy… Cũng có nhiều trường hợp DN đứng ra giả vờ mua chất thải của nước ngoài để nhập về rồi nhận một khoản tiền “lại quả””.
Còn anh H. của Công ty BV nói: Sau vụ “cho không” bọn lừa đảo hàng tỉ đồng, mỗi lần chuyển tiền đặt cọc, thanh toán, anh “chuyển thử” vài ngàn USD. Sau đó anh liên lạc bằng điện thoại, mạng skype, email riêng và khi phía đối tác xác nhận, anh mới gửi tiền thanh toán, đặt cọc. “Phía đối tác lúc đầu hơi khó chịu nhưng sau khi tôi giải thích, đối tác hiểu nên đồng ý” - anh nói.
Thường xuyên thay đổi mật khẩu email, tìm hiểu kỹ đối tác “Email bị bọn lừa đảo thâm nhập không phải là chuyện khó. Vì thế ngoài chuyện mật khẩu email nên có ký tự, số, dấu thì DN nên thỉnh thoảng thay đổi mật khẩu và nên hỏi lại ngay (bằng nhiều hình thức khác nhau chứ không nhất thiết qua email) phía bên bán, bên mua khi thấy số tài khoản ngân hàng của một trong hai bên thay đổi” - một kỹ sư máy tính nói. “DN nên thông qua các kênh thông tin từ đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài, VCCI… để giám định đối tác là công ty nước ngoài sẽ làm ăn. DN cũng phải chủ động tìm hiểu về đối tác để xem năng lực tài chính của họ như thế nào trước khi giao dịch… ” - ông Nguyễn Hương, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP Đà Nẵng, cho biết. |
Theo: dantri.com.vn
Xem thêm:
Mỗi năm chỉ họp duy nhất một lần, "bán điều rủi, mua sự may" – Lễ hội chợ Viềng của vùng quê Nam Định đã thu hút hàng vạn du khách thập phương khiến cho lễ hội chật cứng người như nêm cối. Thời tiết nóng nực đầu năm nay đã khiến nhiều du khách phải một phen... vã mồ hôi.
|
|
Bức xúc vì bị chiếm đất ngang ngược, lại nhiều lần bị em dâu rượt chém, báo chính quyền địa phương thì không được can thiệp nên trong một lần xô xát, người anh nóng giận gây thương tích cho em dâu, để rồi phải hầu tòa…
|
|
“Tôi chưa dám nói phổ biến, nhưng hiện tượng chạy lỗi thanh tra là có, nếu không được ngăn chặn kịp thời thì sẽ thành bất cập, khiến hiệu lực hiệu quả của thanh tra không còn. Anh thì làm nhưng anh thì dung hòa, coi nhẹ”.
|
|
Chiếc xe Audi A8L biển số 51A-661.28 gây tai nạn giao thông nghiêm trọng tại sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) vào tối 10/2 khiến 11 người bị thương được xác định là của ông Nguyễn Quốc Cường, tức Cường “đô la” – chồng của nữ ca sĩ Hồ Ngọc Hà.
|
|
Ga kiểm soát chặt là xóa nạn “cò vé” chứ không nhằm gây khó khăn cho hành khách. Cho nên nhiều trường hợp sai thông tin hoặc muốn trả vé thì được hỗ trợ giải quyết.
|
|
Ngày 10-2, gia đình ông Huỳnh Văn Nén đã nhận được văn bản trả lời của Công an tỉnh Bình Thuận về việc thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bị can Huỳnh Văn Nén.
|
|
Khác với mọi năm, những ngày cận tết gần như không còn công ty bất động sản nào làm việc. Trước sức hút của thị trường, năm nay hầu hết doanh nghiệp hoạt động đến 28 - 29 tết, thậm chí có nhiều doanh nghiệp nhân viên đăng ký ở lại bán hàng, không về quê ăn tết.
|
|
Sáng 11.2, anh Nguyễn Xuân Định (ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, TP.Mỹ Tho) đã mang chai nước ngọt hiệu Number One (có vật lạ giống con ruồi) tới Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Tiền Giang để nhờ cơ quan này trợ giúp, dưới sự hỗ trợ pháp lý của một cơ quan báo chí.
|
|
“Tôi dặn vợ, anh em bạn bè thân bên ngoài tới tặng lẵng hoa, gói quà Tết thì không có vấn đề gì, nhưng ai mang phong bì tới nhà thì phải trả lại ngay. Người khác tôi không biết, nhưng mọi người đều soi tôi, xem tôi nói thế thì có làm thế không”.
|
|
Các cơ quan phải xác minh thông tin về an toàn thực phẩm, dây chuyền sản xuất của Tân Hiệp Phát trước tết Nguyên đán.
|
|
- Re: Luật sư Đặng Văn Cường
- Đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác qua tin nhắn điện thoại bị xử lý như thế nào?
- Khởi kiện tội hiếp dâm - Mong luật sư và mọi người giúp đỡ
- tách đất trong quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất.
- Hỏi luật sư về thuế môn bài
- Về điều kiện được cấp sổ đỏ