Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Người phụ nữ bắt cóc bé 4 tuổi đối mặt 12 năm tù

 

“Vũ Thị Thúy Liễu bị khởi tố tội “bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 134 Bộ luật hình sự với hình phạt từ 5 đến 12 năm tù”, luật sư Cường chia sẻ.

 
Mới đây, chiều 16/12, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Thị Thúy Liễu (45 tuổi, trú tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội, tạm trú tại phòng 404, tòa nhà Hemisco, Phúc La, Hà Đông, đang có 1 tiền án về tội lừa đảo) về hành vi “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản”.
 
Vũ Thị Thúy Liễu

Vũ Thị Thúy Liễu tại cơ quan điều tra 

Tại cơ quan điều tra, nghi phạm Vũ Thị Thúy Liễu gây ra vụ bắt cóc cháu Hằng (sinh năm 2011) đã khai nhận hành vi bắt cóc cháu Hằng là để tống tiền 30 triệu đồng.
 
Liễu đã lên kế hoạch bắt cóc. Sau khi bắt cóc được bé Hằng, Liễu đã dụ dỗ hỏi cháu Hằng và mua một sim điện thoại, rồi đi xe ôm tới quán nước ở thôn Thượng Phúc (xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì) để nghe ngóng thông tin về gia đình cháu Hằng.
 
Sau đó viết một lá thư nhưng chưa kịp gửi đi thì bị bắt, lá thư có mục đích tống tiền với số tiền 30 triệu đồng cho gia đình bé Hằng với nội dung: “Ông bà muốn biết tin của con ông bà thì hãy gọi vào số máy 0168***, tuyệt đối không được nói cho ai biết, nếu không sẽ bất lợi cho ông bà đấy”.
 
Liên quan đến vụ bắt cóc bé Hằng, PV đã có cuộc trao đổi vớiLuật sư Đặng Văn Cường, trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
 
Theo Luật sư Đặng Văn Cường chia sẻ: Với hành vi như trên, đối tượng Vũ Thị Thúy Liễu sẽ bị khởi tố tội “bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 134 Bộ luật hình sự với hình phạt từ 5 đến 12 năm tù. Tình tiết định khung hình phạt là phạm tội với trẻ em.
 
Luật sư Đặng Văn Cường

Luật sư Đặng Văn Cường, trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Ngoài ra, Liễu từng có tiền án về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Nếu tội danh này chưa được xóa án tích thì hành vi lần này sẽ được xác định là tái phạm và sẽ là căn cứ để xử bị cáo ở mức cao của khung hình phạt. 
 
Theo quy định pháp luật hình sự thì "Bắt cóc" là hành vi bắt người trái pháp luật. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt, giữ người khác làm con tin do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm buộc người muốn chuộc phải nộp cho mình tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt, giữ. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, bị xã hội lên án, xâm phạm đến quyền trẻ em, quyền tự do của con người.
 
Hành vi của đối tượng này là coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe của cháu Hằng. Rất may lực lượng Công an thành phố Hà Nội đã giải cứu kịp thời, an toàn cho cháu Hằng và do cháu còn nhỏ nên chưa ý thức được việc mình bị bắt cóc mà chỉ nghĩ là được đi chơi nên không bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe của cháu, luật sư Cường chia sẻ thêm.
 
Hành vi của đối tượng Liễu cũng gây hoang mang cho xã hội, khiến các bậc phụ huynh càng cảm thấy bất an khi con cái mình ra ngoài, tiếp xúc với xã hội mà thiếu sự giám sát của gia đình.
 
 
 
Điều 134. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
 
1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Đối với trẻ em;
e) Đối với nhiều người;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
h) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
i) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười tám năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Theo: doisong.vn
Xem thêm:
Thiếu nữ bị tống tiền bởi chiêu “cắt tiền duyên” bằng… sex
Với màn kịch đóng giả thầy bói “cắt tiền duyên’ trên mạng, Bùi Đăng Linh đã lợi dụng sự nhẹ dạ, mê tín của một nữ sinh viên để chiếm đoạt thân xác, sau đó tống tiền nữ sinh. Chiêu “xem bói trên mạng” đang khiến nhiều người tiền mất, tật mang…
 
Không phải KSV, không được tiến hành tố tụng
Theo các chuyên gia, hiện nay không có quy định nào cho phép người chưa được bổ nhiệm làm kiểm sát viên tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự như một kiểm sát viên…
 
Vì chén rượu,   tiệc cưới thành hiện trường án mạng
Chỉ vì lời qua tiếng lại trên bàn tiệc cưới, ông Cao Văn Cối (57 tuổi, trú tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã dùng dao đoạt mạng một thanh niên trẻ. Cái chết của nạn nhân một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về những vụ án mạng xảy ra do rượu.
 
Làm sao để áp dụng án lệ tại Việt Nam?
Trong hội thảo về án lệ do TAND Tối cao tổ chức tại TP.HCM hai ngày 15 và 16-12, nhiều ý kiến cho rằng áp dụng án lệ tại Việt Nam là cần thiết nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nước ta.
 
Chiều nay (17-12) xử phúc thẩm vụ “Đố ai đếm được cây rừng”
Theo lịch, 1 giờ 30 chiều nay (17-12), TAND tỉnh Lâm Đồng mở phiên tòa phúc thẩm xử vụ án “Đố ai đếm được cây rừng”.
 
Bắt cóc bé gái giữa ban ngày: Nghi phạm khai gì?
Tại cơ quan công an, Vũ Thị Thúy Liễu (44 tuổi) đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình và khai mục đích phía sau hành vi bắt cóc cháu Nguyễn Thanh Hằng (4 tuổi).    
 
Luật sư truy tư cách kiểm sát viên, tố chủ tọa
Sáng 15-12, TAND TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã xử sơ thẩm vụ án Đinh Trọng Thúc, cùng bảy bị cáo khác về tội hủy hoại tài sản
 
Trách nhiệm ngân hàng trong vụ Huyền Như
 Với câu trả lời “Tiền trong tài khoản của khách hàng không phải là tài sản của ngân hàng” của VietinBank, người ta không biết cuối cùng ngân hàng là cái gì.
 
Dùng facebook đi lừa… gặp phải “địch thủ”
Hiệp đã lấy facebook của bạn gái sử dụng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khi định lừa đảo chiếm đoạt tiền của Khang, nhưng không ngờ bị Khang chĩa "súng giả" vào đầu..
 
Tranh cãi về ghế trưởng phòng và chức vụ của Huyền Như
Đại diện VKS cho rằng, Huyền Như là trưởng phòng giao dịch thì là người có chức vụ. Tuy nhiên, Vietinbank lại nói, Huyền Như không nằm trong cơ cấu quản lý nên không có chức vụ gì. Còn Huyền Như khai chỉ làm theo phân công nhiệm vụ chứ không ý thức chức vụ.