Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Người bị giam giữ được gặp thân nhân, luật sư

 Một điểm mới của dự thảo Luật Tạm giữ, tạm giam được Ủy ban Tư pháp đánh giá cao là việc quy định rõ người bị giam giữ có quyền gặp thân nhân, người bào chữa…

Tại phiên họp của Thường trực Ủy ban Tư pháp mở rộng góp ý cho dự án Luật tạm giữ, tạm giam, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương thừa nhận việc thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam thời gian qua đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế và cả những khó khăn, vướng mắc.

Bị tạm giam được gặp người thân một lần/tháng

Hạn chế đầu tiên, theo ông Vương, quy định của pháp luật hiện hành về chế độ quản lý giam giữ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam chưa cụ thể, đặc biệt là việc gặp thân nhân, người bào chữa của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

Để khắc phục hạn chế này, dự thảo quy định: Người bị tạm giữ có quyền được gặp thân nhân hoặc người khác một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong thời gian gia hạn tạm giữ; trường hợp tăng thêm số lần gặp phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý... Người bị tạm giam có quyền được gặp thân nhân hoặc người khác một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý...

Luật sư, người bào chữa khác, trợ giúp viên pháp lý, người đại diện hợp pháp được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện quyền bào chữa... Trường hợp cơ sở giam giữ không đồng ý cho gặp thì phải nêu rõ lý do.

“Đây là thay đổi rất cơ bản, thay đổi về chất” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Công Hồng nhận xét. Ông Hồng phân tích: Theo quy định hiện hành, thân nhân người bị tạm giữ, tạm giam và người bào chữa muốn gặp họ thì phải được sự cho phép của cơ quan đang thụ lý vụ án. Còn với quy định như dự thảo, quyền được gặp ngay là “quyền đương nhiên”.

Tuy nhiên, có một vấn đề mà nhiều đại biểu băn khoăn là dự thảo quy định sáu trường hợp thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho gặp người bị giam giữ, trong đó đáng chú ý nhất là trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam không đồng ý gặp thân nhân, người bào chữa… Một số ý kiến quan ngại rằng đây sẽ là lý do được “vận dụng” nhiều nhất để cơ sở giam giữ từ chối không cho người bị tạm giữ, tạm giam được tiếp xúc với thân nhân, luật sư.

Chưa rõ quyền, nghĩa vụ khác

Đánh giá cao quy định về việc gặp thân nhân, người bào chữa… nhưng đa số ý kiến cũng thẳng thắn nhận định là dự thảo luật vẫn chưa quy định rõ các quyền và nghĩa vụ khác của người bị tạm giữ, tạm giam.

“Dự luật cần phải có một chương rõ ràng, đầy đủ về quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam và trách nhiệm của người quản lý việc tạm giữ, tạm giam” - Thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương nói.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền (người đại diện cho nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp về dự án luật này) thì cho rằng với quy định của Hiến pháp 2013, người bị tạm giữ, tạm giam chưa bị coi là tội phạm nên chế độ với họ phải khác chế độ của người thi hành án phạt tù. Dự luật cần quy định rõ tiêu chuẩn, định mức, nơi ở, chế độ sinh hoạt, chăm sóc y tế, quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, quyền được tiếp cận thông tin… của người bị tạm giữ, tạm giam để phù hợp với quy định tại Điều 89 BLTTHS và Hiến pháp năm 2013.

Cũng theo ông Quyền, dự luật cũng mới chỉ quy định về quyền của người chuyển giới chứ chưa có quy định về người đồng tính, người có khuyết tật về giới tính để bảo đảm phân loại giam giữ cho phù hợp… Ngoài ra, dự luật còn có nhiều quy định trùng lặp, nhất là quy định liên quan đến chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam.

“Nếu không nghiên cứu cẩn thận để quy định rõ ràng, đầy đủ, hợp lý thì tạm giữ sẽ giống như tạm giam, tạm giam sẽ giống như chấp hành án tù” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng cảnh báo.

Kiện quyết định tạm giữ, tạm giam?

Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Tạm giữ, tạm giam, trong quá trình xây dựng dự luật còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề khởi kiện trong thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam. Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng nếu quy định VKS có thẩm quyền giải quyết tất cả khiếu nại trong thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam thì sẽ không bảo đảm nguyên tắc kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước. Mặt khác, trong trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại của VKS có thẩm quyền không đúng pháp luật thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam.

Những người ủng hộ quan điểm này đề xuất cần phải có một cơ chế để giải quyết trong trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của VKS. Cơ chế ở đây là người bị tạm giữ, tạm giam có quyền khởi kiện hành chính đối với quyết định tạm giữ, tạm giam và quyết định giải quyết khiếu nại của VKS. Tờ trình của Chính phủ cũng nêu: “Chính phủ thấy ý kiến đề nghị bổ sung quyền khởi kiện của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là hợp lý để bảo đảm tốt hơn lợi ích hợp pháp của họ trong điều kiện họ đang bị tạm giữ, tạm giam, khó có thể tự mình thực hiện được quyền khiếu nại khi thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm nhưng chưa được giải quyết”.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết ông ủng hộ dự luật không quy định về việc khởi kiện. “Đây là quyết định tư pháp chứ không phải quyết định hành chính” - ông Hiện lý giải.

Cán bộ thiếu và yếu

Báo cáo tổng kết 16 năm thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam nhận định cán bộ, chiến sĩ ở nhiều nơi còn thiếu và yếu về nghiệp vụ, phần lớn chưa được đào tạo nghiệp vụ quản lý tạm giam, tạm giữ. Tình trạng đưa chiến sĩ nghĩa vụ vào làm luôn công tác quản giáo cũng chiếm số lượng lớn… Chúng tôi cho rằng đây là một thực tế cần phải tính, từ đó quy định tiêu chuẩn thế nào với người làm công tác này.

Bà LÊ THỊ NGA, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp

 
Theo: netluat.plo.vn
Xem thêm:
Tướng Võ Văn Tuấn: 'Máy bay cũ, mới không phải nguyên nhân tai nạn'
Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam cho rằng, trực thăng UH-1 đã được đại tu tại Mỹ tháng 7/2012, tất cả điều kiện bay đều đảm bảo. Vì vậy, nguyên nhân gặp nạn không phải do máy bay cũ hay mới.
 
Nguyên tổng giám đốc OceanBank bị bắt
Bà Nguyễn Minh Thu (42 tuổi, nguyên chủ tịch HĐQT, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đại Dương) bị bắt với cáo buộc cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế. Bà là người thứ 3 tại OceanBank bị bắt trong 3 tháng qua.
 
Nợ tiền thuế đất quá thời hạn quy định có phải đóng lãi chậm nộp?
Tổng cục Thuế vừa có công văn 245/TCT-TNCN hướng dẫn về việc thanh toán nợ thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.     
 
Tiêu cực trong tư pháp: Công lý ‘đội nón’ ra đi
 Mục tiêu cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan tư pháp là làm trong sạch đội ngũ.  
 
Vụ rơi trực thăng, 4 chiến sĩ hy sinh: Không phải do phá hoại
 Chiều ngày 28-1, Trung tướng Võ Văn Tuấn, phó tham mưu trưởng QĐND Việt Nam xác nhận như vậy với Pháp Luật TP.HCM  về vụ máy bay trực thăng UH1 của Không quân Việt Nam đã rơi tại ấp 4, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM vào sáng cùng ngày.   
 
‘Giao công an xã điều tra là khổ dân’
Tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp ngày 27-1 để cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, hai vấn đề gây nhiều tranh luận là có nên mở rộng cơ quan có thẩm quyền điều tra ban đầu hay không, cũng như thẩm quyền điều tra của công an xã...    
 
Bị đánh chết sau khi cự cãi với CSGT: Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm
 Ngày 28.1, TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ “bị đánh chết sau khi cự cãi với cảnh sát giao thông” để điều tra, xét xử lại.
 
Vụ xe cứu thương bỏ mặc thai phụ: Trung tâm 115 nhận lỗi
Liên quan đến thông tin nghi vấn xe cấp cứu bỏ thai phụ lại hiện trường, Trung tâm cấp cứu 115 (Sở Y tế TP Hải Phòng) đã có phản hồi Ủy ban An toàn giao thông quốc gia. Theo đó phía Trung tâm thừa nhận ca cấp cứu không làm đúng quy trình, có sai sót. 
 
Trực thăng quân sự rơi tại TPHCM, 4 chiến sĩ hy sinh
Chiếc trực thăng quân sự đang bay huấn luyện thì bị mất liên lạc hơn 150 phút, sau đó đã được phát hiện rơi tại huyện Bình Chánh, TPHCM. Cả 4 chiến sĩ trên trực thăng đều hy sinh.
 
Xử biệt thự của tướng CA, đúng thì chẳng sợ đụng chạm
Sáng 26-1, tân Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã trả lời báo chí về hướng xử lý biệt thự xây trên đất rừng của gia đình Thiếu tướng Phan Như Thạch (nguyên Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam) và quần thể biệt thự trái phép của ông Ngô Văn Quang tại khu vực rừng đặc dụng Nam Hải Vân (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu).