Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Người bị cụt chân có được cấp giấy phép lái xe ô tô?
Người bị cụt chân có được cấp giấy phép lái xe ô tô?
Vừa qua, trên mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại tình huống tai nạn giao thông xảy ra tại TP. Bắc Ninh. Đáng chú ý, tài xế gây ra tai nạn là một cụ ông đã cao tuổi và bị cụt một chân. Vậy, theo quy định của pháp luật, người bị cụt chân có được cấp giấy phép lái xe ô tô hay không?Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp cho biết: Theo quy định của pháp luật hiện hành, những người khuyết tật vẫn có thể được cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B1, tuy nhiên với trường hợp bị khuyết tật nặng hoặc khuyết tật tứ chi ảnh hưởng đến khả năng vận động, khả năng quan sát, điều khiển xe ô tô thì sẽ không đủ điều kiện sức khỏe và không được cấp giấy phép lái xe ô tô.
"Với đặc điểm điều khiển của xe ô tô là người lái xe phải sử dụng chân phải để đạp ga, phanh và phải dùng cả hai tay để điều khiển hướng di chuyển nên với người cụt chân phải, phải đi bằng lạng thì đi lại trên mặt đất bình thường còn khó khăn, không thể điều khiển được xe ô tô, dù là xe số tự động hạng B1. Chính vì vậy, pháp luật quy định điều kiện về sức khỏe của những người này không đủ điều kiện để lái xe và cũng không đủ điều kiện được cấp giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật hiện hành", Luật sư Cường phân tích.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT, tại mục cơ xương khớp trong bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe cơ giới được ban hành tại phụ lục số 1 kèm theo Thông tư trên nêu rõ tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe cơ giới thuộc nhóm 1 (hạng A1 - xe máy) và nhóm 2 (hạng B1) là “Cụt hoặc mất chức năng một bàn tay hoặc một bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng)” là không đủ điều kiện lái xe hạng tương ứng”.
Khi đã không đủ điều kiện sức khỏe để lái xe hạng B1 (xe ga tự động) thì công dân sẽ không được dự thi sát hạch giấy phép lái xe nên không thể có giấy phép lái xe được.
Pháp luật có quy định người khuyết tật cũng có thể được cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B1, tuy nhiên không phải người khuyết tật nào cũng được cấp giấy phép lái xe. Theo quy định, một số trường hợp theo liệt kê thuộc dạng khuyết tật nặng hoặc khuyết tật ảnh hưởng đến khả năng quan sát, vận động để điều khiển phương tiện thì sẽ không được cấp giấy phép lái xe vì không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Căn cứ Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định, người khuyết tật đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe vẫn được đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động. Phần phụ lục kèm theo Thông tư này đã ghi rõ đối với người bị khuyết tật phần cơ xương khớp, không hoạt động bình thường trong đó có trường hợp cụt chân thì sẽ không được cấp giấy phép lái xe B1.
Với xe ô tô B2 (lái các loại xe ô tô số tự động và số sàn) mức độ điều khiển phức tạp hơn nên điều kiện để cấp giấy phép lái xe sẽ khó khăn hơn loại xe B1. Bởi vậy những người khuyết tật sẽ không được phép giấy phép loại xe này.
Trường hợp kết quả xác minh cho thấy cụ ông này không có giấy phép lái xe mà gây tai nạn thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra, đối tượng sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật Hình sự.
DUY ANH-Luật sư Việt Nam
- Re: Luật sư Đặng Văn Cường
- Đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác qua tin nhắn điện thoại bị xử lý như thế nào?
- Khởi kiện tội hiếp dâm - Mong luật sư và mọi người giúp đỡ
- tách đất trong quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất.
- Hỏi luật sư về thuế môn bài
- Về điều kiện được cấp sổ đỏ