Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Ngân sách có thể phải “gánh” toàn bộ 7,2 tỷ đồng bồi thường ông Chấn
Dân trí Ngân sách Nhà nước có thể phải “gánh” toàn bộ số tiền 7,2 tỷ đồng bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn nếu sau này tòa án xác định các cán bộ khiến ông Chấn ngồi tù oan 10 năm trời mắc lỗi “vô ý”.
Ông Trần Việt Hưng.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Việt Hưng - Phó cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) - cho biết, cách đây không lâu, TAND Tối cao đã kháng nghị hủy án, xét xử lại vụ việc của ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) được bồi thường 21 tỷ đồng. Chính vì thế, nếu sắp tới ông Nguyễn Thanh Chấn (Việt Yên, Bắc Giang) nhận được số tiền bồi thường 7,2 tỷ đồng của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao, đó sẽ là vụ việc ngân sách Nhà nước phải bồi thường lớn nhất từ trước tới nay.
Thưa ông, dựa theo thông tin mà Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình đã trả lời trước Quốc hội, đến khi nào ông Nguyễn Thanh Chấn sẽ nhận được số tiền bồi thường 7,2 tỷ đồng?
Sau khi thỏa thuận xong về mức tiền bồi thường, cơ quan bồi thường là Tòa phúc thẩm TAND Tối cao sẽ ra quyết định giải quyết bồi thường và chuyển giao quyết định đó cho ông Chấn. Sau 15 ngày kể từ khi ông Chấn nhận quyết định giải quyết bồi thường, nếu ông Chấn và gia đình không có khiếu nại, thắc mắc gì nữa thì quyết định bồi thường sẽ có hiệu lực pháp luật. Lúc đó Tòa phúc thẩm TAND Tối cao sẽ lập hồ sơ để cấp kinh phí bồi thường. Theo tôi được biết thì Vụ Kế hoạch - Tài chính của TAND Tối cao sẽ thẩm định mức chi bồi thường đó xem đã ổn chưa, đúng luật chưa và sau đó sẽ trình lên Chánh án TAND Tối cao. Sau khi Chánh án TAND Tối cao đồng ý thì sẽ chuyển sang Bộ Tài chính. Bộ phận chức năng ở Bộ Tài chính sẽ làm tiếp quy trình thẩm định như vậy, xem thiệt hại bồi thường đã đầy đủ, đúng chưa rồi mới trình lãnh đạo Bộ này ký duyệt và chuyển số tiền đó về Tòa phúc thẩm TAND Tối cao để chi trả tiền cho ông Chấn.
Vậy sau khi quyết định giải quyết bồi thường của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao có hiệu lực pháp luật thì bao lâu ông Chấn sẽ nhận được số tiền đó?
Trong vòng 10-15 ngày Tòa phúc thẩm TAND Tối cao phải lập hồ sơ. Còn quy định cụ thể thì được áp dụng theo Thông tư liên tịch số 71/2012 giữa Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Chưa rõ đến khi nào gia đình ông Chấn mới nhận được tiền bồi thường oan sai của TAND Tối cao.
Những cán bộ vi phạm pháp luật khiến ông Nguyễn Thanh Chấn phải ngồi tù oan 10 năm trời sẽ hoàn trả khoản tiền này cho nhà nước như thế nào?
Trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn được áp dụng bồi thường theo Khoản 2 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định về phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự: “Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội”.
Tuy nhiên Khoản 2 Điều 56 của luật này lại quy định: “Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại quy định tại Điều 26 của Luật này không phải chịu trách nhiệm hoàn trả”.
Điều đó có nghĩa là nếu sau này xác định các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán đã cố ý làm sai lệch bản chất vụ án, khiến ông Chấn phải ngồi tù oan thì họ mới phải hoàn trả. Còn nếu bản án của tòa án cho rằng họ đã “vô ý” dẫn đến vụ việc này thì sẽ không phải bồi thường gì cả, ngân sách nhà nước sẽ phải gánh hết.
Trong các lĩnh vực khác thì người thi hành công vụ mắc lỗi cố ý hay vô ý đều phải hoàn trả cho nhà nước một khoản tiền mà nhà nước đã phải bồi thường oan sai. Riêng trong lĩnh vực hình sự thì trước đây quy định như vậy vì không muốn họ chịu sức ép, nên chỉ quy định khi chứng minh được người thi hành công vụ cố ý điều tra, kết luận sai, ra bản án trái pháp luật, sai trái thì mới hoàn trả.
Theo thống kê của chúng tôi, từ khi Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có hiệu lực (1/1/2010) đến nay, trong tố tụng hình sự chưa có ai phải hoàn trả tiền này cả, bởi đều xác định là lỗi vô ý của các đồng chí ấy.
Theo ông hiện nay quy định như vậy có còn phù hợp không?
Qua các cuộc tọa đàm, hội thảo với chuyên gia Nhật Bản hoặc như anh Phạm Quý Tỵ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp và một số đồng chí khác nữa đều nói là cùng là công chức, cùng thực thi công vụ thì khi đã làm sai thì phải đảm bảo sự công bằng trong trách nhiệm hoàn trả lại ngân sách Nhà nước một khoản tiền đã phải bỏ ra để bồi thường. Không thể tách riêng trong lĩnh vực tố tụng hình sự thì lỗi vô ý không phải bồi thường được.
Tuần này Quốc hội sẽ thảo luận về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong thời gian sắp tới. Nếu Quốc hội đồng ý thông qua, đưa vào chương trình việc sửa Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì mới có cơ sở để nghiên cứu, xem xét về những bất cập hiện nay công tác bồi thường được.
Xin cảm ơn ông!
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Việt Hưng - Phó cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) - cho biết, cách đây không lâu, TAND Tối cao đã kháng nghị hủy án, xét xử lại vụ việc của ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) được bồi thường 21 tỷ đồng. Chính vì thế, nếu sắp tới ông Nguyễn Thanh Chấn (Việt Yên, Bắc Giang) nhận được số tiền bồi thường 7,2 tỷ đồng của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao, đó sẽ là vụ việc ngân sách Nhà nước phải bồi thường lớn nhất từ trước tới nay.
Thưa ông, dựa theo thông tin mà Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình đã trả lời trước Quốc hội, đến khi nào ông Nguyễn Thanh Chấn sẽ nhận được số tiền bồi thường 7,2 tỷ đồng?
Sau khi thỏa thuận xong về mức tiền bồi thường, cơ quan bồi thường là Tòa phúc thẩm TAND Tối cao sẽ ra quyết định giải quyết bồi thường và chuyển giao quyết định đó cho ông Chấn. Sau 15 ngày kể từ khi ông Chấn nhận quyết định giải quyết bồi thường, nếu ông Chấn và gia đình không có khiếu nại, thắc mắc gì nữa thì quyết định bồi thường sẽ có hiệu lực pháp luật. Lúc đó Tòa phúc thẩm TAND Tối cao sẽ lập hồ sơ để cấp kinh phí bồi thường. Theo tôi được biết thì Vụ Kế hoạch - Tài chính của TAND Tối cao sẽ thẩm định mức chi bồi thường đó xem đã ổn chưa, đúng luật chưa và sau đó sẽ trình lên Chánh án TAND Tối cao. Sau khi Chánh án TAND Tối cao đồng ý thì sẽ chuyển sang Bộ Tài chính. Bộ phận chức năng ở Bộ Tài chính sẽ làm tiếp quy trình thẩm định như vậy, xem thiệt hại bồi thường đã đầy đủ, đúng chưa rồi mới trình lãnh đạo Bộ này ký duyệt và chuyển số tiền đó về Tòa phúc thẩm TAND Tối cao để chi trả tiền cho ông Chấn.
Vậy sau khi quyết định giải quyết bồi thường của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao có hiệu lực pháp luật thì bao lâu ông Chấn sẽ nhận được số tiền đó?
Trong vòng 10-15 ngày Tòa phúc thẩm TAND Tối cao phải lập hồ sơ. Còn quy định cụ thể thì được áp dụng theo Thông tư liên tịch số 71/2012 giữa Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Chưa rõ đến khi nào gia đình ông Chấn mới nhận được tiền bồi thường oan sai của TAND Tối cao.
Những cán bộ vi phạm pháp luật khiến ông Nguyễn Thanh Chấn phải ngồi tù oan 10 năm trời sẽ hoàn trả khoản tiền này cho nhà nước như thế nào?
Trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn được áp dụng bồi thường theo Khoản 2 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định về phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự: “Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội”.
Tuy nhiên Khoản 2 Điều 56 của luật này lại quy định: “Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại quy định tại Điều 26 của Luật này không phải chịu trách nhiệm hoàn trả”.
Điều đó có nghĩa là nếu sau này xác định các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán đã cố ý làm sai lệch bản chất vụ án, khiến ông Chấn phải ngồi tù oan thì họ mới phải hoàn trả. Còn nếu bản án của tòa án cho rằng họ đã “vô ý” dẫn đến vụ việc này thì sẽ không phải bồi thường gì cả, ngân sách nhà nước sẽ phải gánh hết.
Trong các lĩnh vực khác thì người thi hành công vụ mắc lỗi cố ý hay vô ý đều phải hoàn trả cho nhà nước một khoản tiền mà nhà nước đã phải bồi thường oan sai. Riêng trong lĩnh vực hình sự thì trước đây quy định như vậy vì không muốn họ chịu sức ép, nên chỉ quy định khi chứng minh được người thi hành công vụ cố ý điều tra, kết luận sai, ra bản án trái pháp luật, sai trái thì mới hoàn trả.
Theo thống kê của chúng tôi, từ khi Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có hiệu lực (1/1/2010) đến nay, trong tố tụng hình sự chưa có ai phải hoàn trả tiền này cả, bởi đều xác định là lỗi vô ý của các đồng chí ấy.
Theo ông hiện nay quy định như vậy có còn phù hợp không?
Qua các cuộc tọa đàm, hội thảo với chuyên gia Nhật Bản hoặc như anh Phạm Quý Tỵ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp và một số đồng chí khác nữa đều nói là cùng là công chức, cùng thực thi công vụ thì khi đã làm sai thì phải đảm bảo sự công bằng trong trách nhiệm hoàn trả lại ngân sách Nhà nước một khoản tiền đã phải bỏ ra để bồi thường. Không thể tách riêng trong lĩnh vực tố tụng hình sự thì lỗi vô ý không phải bồi thường được.
Tuần này Quốc hội sẽ thảo luận về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong thời gian sắp tới. Nếu Quốc hội đồng ý thông qua, đưa vào chương trình việc sửa Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì mới có cơ sở để nghiên cứu, xem xét về những bất cập hiện nay công tác bồi thường được.
Xin cảm ơn ông!
Theo Báo dantri.com.vn
Xem thêm:
Trang chủ » Tin tức & Sự kiện
Bí thư Hội An Nguyễn Sự cho biết ông vừa làm đơn xin "từ quan" gửi Tỉnh ủy Quảng Nam trong khi còn 2 năm nữa mới hết nhiệm kỳ.
|
|
Có lẽ đã rất lâu rồi, người dân Lưu Sơn, Đô Lương (Nghệ An) mới chứng kiến một vụ việc rợn người đến thế.Buổi sáng kinh hoàng
|
|
Sau khi tham quan mô hình camera an ninh ở phường 12, quận Gò Vấp, TPHCM, Thượng tướng Bùi Văn Nam - Thứ trưởng Bộ Công an đã đánh giá rất cao mô hình này và yêu cầu TPHCM cần sớm nhân rộng ra các địa bàn khác.
|
|
Chiều ngày 5/6, ông Trương Hòa Bình - Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao - cho biết, ông Nguyễn Thanh Chấn đã chấp nhận khoản bồi thường 7,2 tỷ đồng cho 10 năm ngồi tù oan.
|
|
Để tránh việc nghi phạm gây ra vụ án rúng động Hưng Yên gây rối, hô hét..., làm hành khách trên máy bay hoảng sợ, trinh sát đã khóa tay và phải dành thời gian để trấn an tư tưởng tên sát nhân.
|
|
Được hai bé gái con chủ nhà yêu quý, Phong đã lợi dụng sự non nớt của nạn nhân để giở trò đồi bại.
|
|
Ngày 1/6/2015, Công an huyện Thanh Bình cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Thị Bích Thuận (SN 1990, ngụ xã Bình Thành, huyện Thanh Bình) về hành vi trộm cắp tài sản và cho tại ngoại do đang nuôi con nhỏ.
|
|
Hôm nay 'tỷ phú ve chai' được nhận tiền, CSGT nhặt được ví tiền trả lại người bị mất là những tin tức pháp luật mới nhất ngày 2/6.
|
|
Cán bộ tư pháp ở Thanh Hóa vì “nể nang” lãnh đạo đã cấp giấy chứng tử cho một người còn sống, nhưng chỉ bị phê bình rồi được bầu làm Phó Chủ tịch phường.
|
|
T.L đã được Trần Đức Thùy Liên mua vé máy bay và đi cùng từ TP. HCM ra Quảng Ninh để bán dâm trong 2 ngày với số tiền 14.000 USD/2 ngày.
|
- Re: Luật sư Đặng Văn Cường
- Đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác qua tin nhắn điện thoại bị xử lý như thế nào?
- Khởi kiện tội hiếp dâm - Mong luật sư và mọi người giúp đỡ
- tách đất trong quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất.
- Hỏi luật sư về thuế môn bài
- Về điều kiện được cấp sổ đỏ