Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Một con gà 'cõng' 14 loại phí

 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vừa chỉ đạo các đơn vị kiểm tra toàn bộ các loại phí, lệ phí trong ngành, trước thực trạng một con gà thịt đang phải chịu tới 14 loại phí.

Một con gà 'cõng' 14 loại phí
Từ gà con nuôi đến chế biến, các hộ dân đang phải gánh rất nhiều chi phí khác nhau. Ảnh: Văn Định.
 

Trong buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM về góp ý cho Luật Thú y ngày 6/1, ông Nguyễn Văn Trực, Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn cho biết, hiện phí, lệ phí kiểm dịch trên gia cầm còn khá nhiều, đôi lúc trùng lắp làm tăng chi phí sản xuất và lưu thông.

"Một con gà đang 'cõng' tới 14 loại phí, lệ phí", ông Trực nói và dẫn chứng các loại phí như kiểm dịch gà con mới nở, cấp giấy kiểm dịch xuất khẩu gà khỏi trang trại ngoài tỉnh, kiểm soát giết mổ, tiêu độc, khử trùng... Quá trình chăn nuôi, các cơ sở phải lấy mẫu nước để kiểm tra xem có bệnh gì trên gia cầm không cũng phải đóng phí.

Từ đó, ông Trực đề nghị các đơn vị sản xuất theo chuỗi khép kín (từ gà con nuôi thịt, giết mổ, chế biến) chỉ nên tính phí kiểm dịch đầu vào (gà con) và đầu ra cuối cùng (chế biến) mà bỏ các công đoạn trung gian.

Tại hội nghị đổi mới kinh tế hợp tác nông nghiệp tháng 10/2014, ông Phạm Quốc Ân, Chủ nhiệm Hợp tác xã chăn nuôi Quý Hiền (Lào Cai) nêu ra quy định trái khoáy về việc cấp giấy phép cho trứng ra khỏi địa bàn chỉ có giá trị trong một ngày.

Ông Ân cho biết, các trang trại, hộ dân muốn bán trứng trong huyện phải có tem vệ sinh thú y; nếu muốn bán ngoài huyện thì cần có thêm bộ giấy vận chuyển kiểm dịch sản phẩm động vật ra ngoài địa phương. Nhưng giấy này chỉ có giá trị trong một ngày. "Điều này như đánh đố hợp tác xã thực thi", ông Ân dẫn chứng.

"Nếu chúng tôi muốn chấp hành tốt các quy định, không trốn tránh gì thì phải có một nhân viên túc trực ở trạm thú y để xin giấy. Nếu không, khi cần bán hàng mà cán bộ đi vắng thì không xin được giấy phép. Nếu không xin được mà 'đi chui' thì bị phạt", ông Ân nói và cho biết muốn bán được hàng đôi lúc ông thường đưa xe hàng đi lúc 23h.

Theo quy định năm 2005 của Bộ Nông nghiệp thì cứ vận chuyển trên 200 kg mật ong hay một đàn ong từ huyện này đến huyện khác thì phải có giấy kiểm dịch. Bà Hằng ước tính, với sản lượng 45.000 tấn mật ong hàng năm sẽ cần tới 225.000 giấy phép để chuyển ra khỏi các huyện. "Nếu cấp 1 giấy phép hết 1 ngày thì cần 225.000 ngày, tương đương 616 năm và nếu mất 2 ngày cho 1 giấy phép thì sẽ cần 1.232 năm", bà Hà nêu.Các quy định trên khiến không ít người dân và doanh nghiệp có tâm lý né thú y. Nhiều quy định khác cũng được phản ánh tới Bộ trưởng Nông nghiệp như kiểm dịch mật ong, giống thủy sản theo kiểu "ngó qua một cái, cấp cái giấy và thu tiền". Câu chuyện đàn ong "cõng" quá nhiều phí được bà Nguyễn Thị Hằng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nuôi ong Việt Nam đưa ra tại diễn đàn doanh nghiệp tổ chức vào tháng 10/2014.

Bên cạnh đó, mật ong và đàn ong cứ chất đống ngoài trời để chờ đơn vị chuyên môn cấp giấy phép kiểm dịch cũng khiến chất lượng của danh hiệu không đảm bảo.

Nhắc lại những vấn đề trên tại cuộc họp thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ vào chiều 8/1, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu: "Lãnh đạo Tổng cục, các Vụ là 'tư lệnh" thì phải làm ngang tầm, đừng để Bộ trưởng đốc thúc. Có việc Bộ trưởng chỉ đạo 3-4 tháng mà không hành động. Tình trạng này phải chấm dứt". 

Ông Cao Đức Phát cũng đốc thúc lãnh đạo Cục Thú ý sửa những quy định bất hợp lý của Thông tư 04. Đại diện lãnh đạo Cục thú y cho biết, ngày 9/1 đơn vị sẽ rà soát lại thông tư để trình Bộ trưởng, đồng thời thực hiện sửa đổi những quyết định 14 liên quan đến vận chuyển, cách ly và rà soát, sửa thông tư về mật ong.

Bộ trưởng Nông nghiệp cũng chỉ đạo Vụ Tài chính chủ trì kiểm tra toàn bộ các loại phí, lệ phí trong toàn ngành, phát hiện các chồng chéo, bất hợp lý, đề xuất sửa đổi và báo cáo Bộ trưởng kết quả kiểm tra trước ngày 15/2/2015; phối hợp với Cục Thú y và cơ quan liên quan của Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi các Thông tư quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y, hoàn thành dự thảo trước 30/1.

Trung tuần tháng 12/2014, trước những quy định về phí, lệ phí không đúng đắn, Bộ trưởng Cao Đức Phát từng đề nghị các "tư lệnh" ngành liên quan tham mưu cho Bộ hai vấn đề. Thứ nhất là cắt bỏ những giấy phép bất hợp lý và thứ hai là giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. 

Theo: thanhtra.com.vn

Xem thêm:

 

Hà Nội: Hàng loạt vụ án có dấu hiệu oan, sai
 Sau khi nhận được án có dấu hiệu oan, sai do các cơ quan liên quan thống kê, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội sẽ thẩm định để báo cáo Chủ tịch nước…
 
Hà Nội: Làm sổ đỏ 32m2 đất, công dân bị áp thuế gần nửa tỷ đồng
Chủ sở hữu mảnh đất tại 9A, ngõ 178/2, đường Giải Phóng đã sử dụng ổn định đất tái định cư từ năm 1984, hàng năm nộp thuế đầy đủ theo quy định. Khi người nhận chuyển nhượng xin cấp sổ đỏ 32,18m2, công dân đã “sốc” vì bị áp thuế gần nửa tỷ đồng.
 
Vụ Chủ tịch Housing Group bị bắt: Hàng loạt sở ngành Hà Nội “dính chàm”
 Liên quan đến vụ đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga (Chủ tịch HĐQT Housing Group) bị bắt tạm giam về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội cũng chỉ rõ hàng loạt sở ngành “dính chàm”, phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm.
 
19 năm oan ức chưa được bồi thường
 Ông bị bắt giam chỉ vì tranh chấp đất với người hàng xóm và khiếu nại. Tòa mở phiên xử, giữa chừng hoãn, trả tự do cho ông rồi… bỏ lửng luôn vụ án từ năm 1996.
 
Truy tố nguyên đại úy công an bắn chết đồng đội tại Trạm Suối Tre
Trong lúc trò chuyện, giữa Vinh và Chí nảy sinh cãi cọ, nên Chí cầm ly bia đập vào mặt Vinh làm chảy máu. Thấy vậy, những người có mặt trong phòng karaoke đã can ngăn và đưa Chí ra ngoài.
 
Hành trình từ đại biểu Quốc hội đến “trùm” lừa đảo
Sự kiện cơ quan công an bắt giam để điều tra hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với ĐBQH Châu Thị Thu Nga chiều 7.1 không bất ngờ với nhiều người. Trước đó, hàng năm trời, hàng tá đơn thư tố cáo bà Nga đã được gửi đến khắp nơi. Chưa hết, gần đây còn xuất hiện hàng đoàn xe ba gác, căng biểu ngữ tố cáo bà Nga “diễu” ngay trước cửa tòa nhà Quốc hội.
 
Nghi án bé trai bị người tình của mẹ giết, ném xác phi tang
Nghĩa khai rằng thấy con riêng của người tình khóc đã dùng tay bóp cổ bé trai 3 tuổi chết, rồi ném xác xuống sông phi tang.
 
Chữa mắt lành thành mắt mù, bệnh viện phải bồi thường gần 1 tỷ đồng
Sau khi mổ mắt tại Bệnh viện Thái Thành Nam, ông Thông bị mù và phải qua Mỹ điều trị. Sau đó ông này khởi kiện yêu cầu bệnh viện phải trả chi phí mà ông đã bỏ ra.
 
Bắt giam “cháu” của “ông chú ở Viettel”
Trong năm qua, cụm từ “ông chú ở Viettel” không còn xa lạ với người dùng mạng xã hội Facebook. Lợi dụng sự cả tin và lòng tham của nhiều người, cái bẫy chương trình khuyến mại đặc biệt khiến không ít người “dính mồi”.
 
Kiểm điểm các cơ quan đòi 'xử' luật sư Võ An Đôn
Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên: “Các cơ quan nội chính TP Tuy Hòa làm như vậy là gây bức xúc, báo chí nêu là chính xác!”.