Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Luật vừa thông qua đã xin sửa: “Tưởng nhầm, hóa không phải!”

“Tôi tưởng các đồng chí nhầm, hóa ra không phải!”, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa nói...

Luật vừa thông qua đã xin sửa: “Tưởng nhầm, hóa không phải!”

Phiên thông qua Luật Nhà ở tại Quốc hội, tháng 11/2014.

 
“Tôi tưởng các đồng chí nhầm, hóa ra không phải!”, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa nói, khi góp ý về chương trình xây dựng luật được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 16/3.

Nhiều vị khác cũng ngạc nhiên khi Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân Việt Nam và Luật Nhà ở vào chương trình xây dựng luật 2015.

Đây là dự án một luật sửa 5 luật, nhưng 3/5 luật này gồm Luật Sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân Việt Nam và Luật Nhà ở thì vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 11/2014), đến nay còn chưa có hiệu lực thi hành.

Xin rút, xin lùi, xin hoãn, xin bổ sung, đều đã khá quen thuộc mỗi khi các chương trình xây dựng luật được đặt lên bàn nghị sự. Nhưng việc xin sửa ba dự án luật còn chưa có hiệu lực thì là điều khá lạ.

Lý do của đề nghị này, theo thuyết minh của Chính phủ, là để thực hiện kết luận số 86-KL/TW ngày 24/01/2014 của Bộ Chính trị về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

Theo đó, với Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, chỉ bổ sung điều 16 về đối tượng được phong quân hàm sĩ quan tại ngũ đối với  sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

Luật Công an Nhân dân chỉ bổ sung điều 21 về đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân đối với  sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

Còn Luật Nhà ở cũng chỉ sửa đổi, bổ sung một điều 34 về quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà công vụ đối với sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, với các quy định của pháp luật hiện hành vẫn hoàn toàn có thể thực hiện được kết luận 86 của Bộ Chính trị.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa cũng nhấn mạnh là luật hiện hành đã có đủ chính sách để ưu tiên, thu hút tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

"Luật Nhà ở vừa làm xong thì sửa gì? Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân Việt Nam còn chưa có hiệu lực", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.

Trong khi đó, theo Chủ tịch, có những luật cực kỳ quan trọng như Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, tại sao lại không làm? Hay như luật đơn vị hành chính đặc biệt thì Hiến pháp mở ra rồi, thì Bộ Chính trị cũng có nghị quyết chọn ba nơi tổ chức mô hình này rồi, mà cứ "đưa vào rồi lại đưa ra".

Đưa vào rồi lại rút ra nhiều nhất, phải kể đến dự án Luật Biểu tình. 

Tại kỳ họp Quốc hội thứ 7, nhiều vị đại diện cho dân ở cơ quan quyền lực cao nhất đã có thể cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi dự án luật này đã được Quốc hội quyết định cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2015) và thông qua vào tháng kỳ họp thứ 10 (cuối năm 2015).

Bởi liên tiếp nhiều phiên thảo luận về các chương trình xây dựng luật đều có ý kiến nhấn mạnh biểu tình là quyền cơ bản của công dân mang tính phổ quát của nhân loại và đã được quy định tại Hiến pháp của Việt Nam từ năm 1946 đến nay.

Thế nhưng, sắp qua 13 khóa, Quốc hội vẫn “nợ” nhân dân, theo cách nói của nhiều vị đại biểu Quốc hội.

"Quốc hội khóa 13 sẽ rất vinh dự là Quốc hội trả nợ được nhân dân Luật Biểu tình, mà 12 khóa Quốc hội trước đây chưa có điều kiện thực hiện”, đại biểu Lê Nam đã từng phát biểu như thế trước nghị trường.

Nhưng, nếu theo đề nghị của Chính phủ, thì vinh dự này sẽ thuộc về Quốc hội khóa 14.

Vì đã được lùi quá nhiều và "nợ" dân quá lâu nên Luật Biểu tình không dễ được chấp nhận lùi nhiều đến vậy. "Miễn cưỡng" đưa ra khỏi chương trình kỳ họp thứ 9 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới đây, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu phải trình vào kỳ họp thứ 10 để có thể thông qua vào kỳ họp Quốc hội thứ 11, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 3/2016.
Theo: vneconomy.vn
Xem thêm:
“Cơn sốt” bất động sản 2007 có trở lại?
 Thị trường bất động sản năm 2015 đã bắt đầu với những dấu hiệu khởi sắc và có những điều kiện tương đồng với năm 2007. Chỉ riêng tại thị trường Hà Nội, đến giữa tháng 2 đã có tới 1.550 giao dịch thành công. Liệu “quả bóng” bất động sản có bị thổi phồng một lần nữa?
 
“Gửi tiền tiết kiệm nhưng không rút được tiền”: Agribank lên tiếng
Agribank khẳng định quyền lợi hợp pháp của khách hàng gửi tiền luôn được đảm bảo và bảo mật. Hiện tại, các hoạt động vay vốn, gửi tiền tại Phòng giao dịch Hòa Hưng vẫn diễn ra bình thường.
 
Lãnh án chín tháng tù vì mê… chim đẹp
 Dù con chim chỉ trị giá 500 ngàn đồng, nhưng vì bị cáo đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi trộm chim nên lần này, bị cáo phải đứng trước vành móng ngựa.    
 
Cha chết mới biết có thêm em
Cha mẹ qua đời, bảy anh em chia nhau tài sản. lúc này người anh tuyên bố cha còn có một người con riêng khác nữa, thế là vụ kiện thêm rối mù…    
 
Hối lộ tình dục thì thu hồi thế nào?
Tại hội thảo “Thu hồi tài sản tham nhũng (TSTN) - Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” do Ban Nội chính Trung ương cùng VKSND Tối cao và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức ngày 13-3.    
 
Người mẹ bất lực nhìn con rơi từ diều khổng lồ
Ngày 16-3, đám tang của em Văn Minh Đạt (năm tuổi) không kèn không trống. Những người tới viếng lặng lẽ nhìn di ảnh em, cầm tay người mẹ động viên. Nhiều người trong số họ chưa từng quen biết em và gia đình…  
 
CSGT Hà Nội giải thích về phạt “nóng” - phạt “nguội” người vi phạm
Một số cơ quan báo chí vừa qua phản ánh việc cảnh sát phạt “nguội” chủ phương tiện vi phạm, trong khi thực tế nhiều người vi phạm lại bị phạt “nóng” dẫn đến sự nhầm lẫn giữa hai hình thức này. Đại diện CSGT Hà Nội lên tiếng nói rõ về vấn đề này.
 
Thư ký tòa chiếm đoạt 55 triệu đồng được giảm án tù
Do đã khắc phục hậu quả, có nhiều năm công tác trong ngành tòa án, nguyên thư ký TAND quận Đống Đa (Hà Nội) Nguyễn Duy Hải được cấp phúc thẩm tuyên giảm từ 30 xuống còn 20 tháng tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
 
Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị tù oan: Nguyên Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm bị khởi tố
Liên quan đến vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị tù oan, lại có thêm một cán bộ bị khởi tố bị can, điều tra về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
 
Chiếc điện thoại đắt tiền lật tẩy chân dung kẻ thủ ác
Sau hơn 100 ngày lần theo từng manh mối, các điều tra viên xác định kẻ thủ ác giặt đồ cho nạn nhân nhằm xóa dấu vết là gã hàng xóm có vẻ bề ngoài hiền lành.