Trang chủ » Dịch vụ pháp lý » Luật sư Bào chữa, Tham gia tố tụng trong vụ án Hình sự

Thông thường không ai muốn mình phải “hầu tòa” nhưng trong cuộc sống đầy rủi ro, biến động khiến có những việc ta không thể lường trước được. Đôi khi ta cũng không làm chủ được bản thân, không nhận thức hết những việc mình đang làm… khiến vụ việc trở lên phức tạp, phải đối mặt với án hình sự! Tình huống là cụ thể, còn pháp luật lại quy định chung chung. Vậy ta có tội không? Nếu có thì phạm vào tội gì? Hoặc người ta đã phạm vào tội gì khi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản.. của ta? Khung hình phạt giao động 3 – 10 năm hoặc 2 -7 năm hoặc 7 -15 năm… Vậy hình phạt cụ thể nào thì thỏa đáng? Làm thế nào để được hưởng án treo? Mức bồi thường thiệt hại như thế nào mới thỏa đáng?... Đó là những câu hỏi luôn đặt ra khi liên quan đến pháp luật hình sự nhưng không phải ai cũng có câu trả lời xác đáng. Trong các tình huống đó thì tìm đến Luật sư là một giải pháp thông minh, hợp pháp và hiệu quả. Trong các sự việc đó, Luật sư Chính Pháp cung cấp dịch vụ pháp lý: Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án Hình sự với tư cách là Người bào chữa cho Người bị tạm giữ, Bị can, Bị cáo để minh oan, giảm nhẹ hình phạt, giảm nhẹ mức bồi thường… hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự để đảm bảo pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh, bồi thường thỏa đáng.
Luật sư Chính pháp Bào chữa và Tham gia tố tụng tại Toà án trong vụ án Hình sự để bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Người bị hại, Nguyên đơn dân sự, Bị đơn dân sự…
  
Luật sư Chính Pháp tham gia vụ án Hình sự 
   
  
Những câu hỏi trên luôn đặt ra khi liên quan đến pháp luật hình sự nhưng không phải ai cũng có câu trả lời xác đáng. Trong các tình huống đó thì tìm đến Luật sư là một giải pháp thông minh, hợp pháp, an toàn và hiệu quả.
 
Trong các sự việc đó, Luật sư Chính Pháp cung cấp dịch vụ pháp lý: Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án Hình sự với tư cách là Người bào chữa cho Người bị tạm giữ, Bị can, Bị cáo để minh oan hoặc yêu cầu giảm nhẹ hình phạt, giảm nhẹ mức bồi thường… hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự để đảm bảo pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh, bồi thường thỏa đáng.
Cụ thể Luật sư Chính Pháp tham gia trong các giai đoạn tố tụng như sau:
   
     

1. Giai đoạn điều tra (Công an):

Luật sư:
  • - Tham gia, cùng với Điều tra viên hỏi cung bị can, tránh bị bức cung, nhục hình, hướng dẫn bị can trình bày sao cho hướng có lợi nhất đối với bị can. Từ khi tham gia vụ án thì mọi lời khai của bị can, bị cáo phải có chữ ký của Luật sư thì mới hợp lệ;
  • - Gặp và trao đổi với bị can về các thông tin của vụ việc và thông tin của gia đình. Tư vấn pháp luật và hướng dẫn bị can các thủ tục pháp lý cần thiết của vụ án. Giúp bị can ổn định tâm lý, tránh bị đánh đập trong trại tạm giam…;
  • - Gặp và trao đổi với đương sự (Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong trường hợp Luật sư bảo vệ những người này) để nắm bắt và thông báo thông tin về vụ việc; Tư vấn pháp luật để các đương sự và gia đình nắm bắt được tính chất vụ việc, thủ tục pháp lý và ổn định tâm lý. Hướng dẫn các đương sự kê khai, yêu cầu các mức bồi thường thiệt hại…;
  • - Tham gia việc lấy lời khai để đảm bảo tính khách quan, đúng pháp luật;
  • - Tham gia các hoạt động điều tra khác để đảm bảo tính khách quan, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm..;
  • - Khiếu nại các hoạt động của điều tra viên (nếu vi phạm tố tụng hình sự)...

 

2. Giai đoạn Truy tố (Viện kiểm sát)

Luật sư sẽ:
  • - Nghiên cứu hồ sơ vụ án để chỉ ra tính chất pháp lý, làm rõ hành vi phạm tội của bị can, bị cáo. Xác định thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
  • - Gặp, trao đổi với bị can về các nội dung của vụ án để tìm ra sự thật của vụ án;
  • - Trao đổi, đề xuất với Viện kiểm sát, Toà án để giải quyết vụ án một cách khách quan, công bằng và đúng pháp luật;
  • - Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho các cơ quan tiến hành tố tụng để bảo vệ cho thân chủ.
  • - Chuẩn bị, dự kiến các câu hỏi tại phiên tòa, chuẩn bị những nội dung cần tranh luận, những văn bản pháp luật có liên quan và chuẩn bị bài bào chữa, bảo vệ tại phiên tòa.

3. Tại phiên toà sơ thẩm (Tòa án)

Luật sư:
  • - Tham gia phiên tòa sơ thẩm;
  • - Tham gia hỏi bị cáo, hướng dẫn pháp luật cho các thân chủ, tư vấn cho gia đình thân chủ;
  • - Tham gia tranh luận, đối đáp với đại diện Viện kiểm sát để Bào chữa cho bị cáo hoặc buộc tội bị cáo (trong trường hợp bảo vệ Người bị hại)...;
  • - Xuất trình các tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa và phân tích giá trị chứng minh của các chứng cứ đó để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho thân chủ;
  • - Tranh luận, phân tích các khía cạnh pháp lý, lập luận để Bảo vệ quyền lợi của Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự…

 

4. Giai đoạn Phúc thẩm, Giám đốc thẩm, Tái thẩm (Tòa án)

Luật sư:
  • - Luật sư Tư vấn các quy định của pháp luật về xét xử Phúc thẩm, Giám đốc thẩm, Tái thẩm cho thân chủ;
  • - Soạn thảo Đơn kháng cáo, hướng dẫn đương sự nộp đơn kháng cáo và các tài liệu,chứng cứ kèm theo trong thời hạn luật định;
  • - Soạn thảo Đơn khiếu nại bản án đã có hiệu lực pháp luật, hướng dẫn đương sự nộp đơn;
  • - Chỉ ra căn cứ pháp lý của việc kháng cáo bản án sơ thẩm;
  • - Làm việc trực tiếp với đại diện Viện kiểm sát, Thẩm phán để trao đổi các nội dung về vụ việc, đọc, sao chép, sao chụp hồ sơ vụ án;
  • - Làm việc với trại tạm giam để gặp gỡ bị cáo, gặp gỡ người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự để thương lượng, hòa giải và làm rõ các tình tiết của vụ án;
  • - Xác minh, thu thập thêm các chứng cứ trong một số trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ;
  • - Bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm;
  • - Bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự…

 

Nếu cần cung cấp dịch vụ pháp lý hoặc cần trao đổi thêm với Luật sư, quý khách vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP, ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
 Trụ sở chính: Số 65B phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội
 Điện thoại: 0977.999.896 - 046.29.29.386 /  Fax: 0437 327 407
 Gmail:  LuatsuChinhPhap@gmail.com
 Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
 Trưởng Văn phòng - Luật sư Đặng Văn Cường

Trân trọng cảm ơn!
   
 
 

Tác giả bài viết: VPLS Chính Pháp

Nguồn tin: luatsuchinhphap.hanoi.vn