Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Luật pháp không phải là “đường cong mềm mại”!

(Minh họa: Ngọc Diệp)
 

 

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Vụ thi công chức của Cục Quản lý thị trường và “quỹ chống trượt” tại Thanh Hóa đã và đang nói lên một thực trạng đáng buồn trong việc thi cử hiện nay. Song, càng đáng buồn hơn là biểu hiện xu hướng dân sự hóa tội danh hình sự.

Trong hầu hết các cuộc thi tuyển dạng này, có lẽ câu đầu tiên người ta hỏi nhau: “Chạy” hết bao nhiêu tiền?.

“Chạy” ở đây thực chất là đưa và nhận hối lộ. Nó là một tội được qui định trong Luật hình sự có khung hình phạt cao nhất là chung thân và tử hình.

Thế nhưng tiếc thay, khi vụ việc bị phát hiện thì cách hành xử thường lại là “giơ cao, đánh khẽ”. Dù những lời tuyên bố như một điệp khúc “xử lý nghiêm” đã trở nên quen thuộc.

Đối với vụ việc tại Cục Quản lý Thị trường, mặc dù Bộ Công thương cam kết “xử lý nghiêm” nhưng kết quả cuối cùng lại chưa phải như vậy bởi phài nhìn nhận vụ lộ đề thi là sự việc nghiêm trọng.

Theo Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật Quốc hội, ĐB. Nguyễn Sỹ Cương đây là tội lộ bí mật nhà nước, cần truy cứu trách nhiệm hình sự và khởi tố vụ án.

 

 

Một nhận định chính xác của vị chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật bởi đề thi là một trong những tài liệu được coi là bí mật nhà nước.

Như vậy, câu hỏi phải làm rõ ai là người làm lộ bí mật nhà nước? Mục đích làm lộ ở đây là gì? Có hay không cái gọi là “công chức trăm triệu”?

Nếu như có việc “chạy” thì câu chuyện không còn dừng ở lộ bí mật nhà nước mà sẽ phát sinh hai tội danh mới: Đưa hối lộ và nhận hối lộ.

Thế nhưng theo quyết định của bộ Công thương thì hình thức kỷ luật đối với các cá nhân rất… “nhẹ nhàng, tình cảm”. Đó là hạ bậc lương đối với ông Nguyễn Đăng Khoa – Trưởng phòng Pháp chế; cảnh cáo ông Nguyễn Đức Lê – Phó phòng Pháp chế; khiển trách đối với ông Đỗ Thanh Lam – Phó Cục trưởng Cục QLTT. Phê bình nghiêm khắc và huỷ hết các danh hiệu thi đua khen thưởng năm 2013 đã được quyết định đối với ông Trương Quang Hoài Nam – Nguyên Cục trưởng Cục QLTT, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển (hiện ông Nam là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ).

Trong khi đó cách đây 3 năm (3/2011), TAND thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ lộ đề thi đối với bị cáo Lê Đình Phương (30 tuổi, nguyên giám đốc Trung tâm hợp tác đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Hà Nội) về tội "Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước" với mức án 2 năm tù cho hưởng án treo.

Cũng cần nói thêm trước khi có quyết định hủy toàn bộ kết quả cuộc thi của Bộ Công thương, Cục Quản lý Thị trường đã chủ trương chỉ loại 03 thí sinh trúng tuyển, 7 thí sinh còn lại sẽ được ký hợp đồng làm việc từ 1/8.

Tương tự đối với vụ việc “chống trượt” ở Thanh Hóa, thực chất đây là vụ hối lộ tập thể với số tiền rất lớn, hơn 1 tỉ đồng. Kết quả không thành là ngoài ý muốn của cả hai bên và sự việc đưa và nhận hối lộ đã hoàn tất.

Thế nhưng cũng tương tự như Bộ Công thương, ông Vương Văn Việt - phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa hơn một lần tuyên bố sẽ xử lý nghiêm khắc.

Song cuối cùng, hình thức xử lý nghiêm khắc chỉ là cách chức hai ông: Bùi Sỹ Hồng (trưởng Phòng quản lý đào tạo), Lê Trọng Sơn (phó trưởng phòng) và cảnh cáo đối với Bà Lê Thị Liên (cán bộ Phòng quản lý đào tạo của trung tâm này) với “khuyết điểm” vi phạm đạo đức nhà giáo và các quy định của viên chức, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của trung tâm và ngành GD- ĐT Thanh Hóa.

Một đất nước hay một cơ quan cũng thế, muốn phát triển, điều đầu tiên là việc thưởng phạt phải phân minh. Ai có công phải được tặng thưởng xứng đáng. Ai có tội phải bị trừng trị nghiêm khắc.

Thế nhưng từ hai vụ việc trên cho thấy hình như thay thế cho xu hướng hình sự hóa các vụ án dân sự trong kinh tế trước kia thì giờ đây, lại đang có biểu hiện dân sự hóa những tội hình sự.

Luật pháp là con đường thẳng băng, không có chỗ cho những “đường cong mềm mại”, phải không các bạn?

Theo: Báo Dân trí

Xem thêm:
 

Bí mật đằng sau vụ mua bán trứng phụ nữ giá 20 triệu đồng
 Liệu có hay không việc mua bán trứng phụ nữ để phục vụ thực sự cho việc thụ tinh nhân tạo cho người khác một cách dễ dàng. 
 
CA
3 sinh viên bị cha mẹ Yến làm đơn tố cáo vì hành vi hiếp dâm trẻ em, nhưng khi làm việc với cơ quan công an, bị hại lại một mực rằng tự nguyện "cho" chứ họ không hiếp.
 
Cử nhân đại học có thể được gọi nhập ngũ
Dự thảo luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi với hai điểm mới nhất là thu hẹp đối tượng tạm hoãn nhập ngũ và tăng thời gian thực hiện nghĩa vụ lên 24 tháng được nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình.
 
Sẽ lắp camera phạt nguội xe đi sai làn ở thủ đô
Trước đề xuất của Công an TP Hà Nội về việc lắp camera tại các tuyến phố để lấy căn cứ xử phạt phương tiện vi phạm đi sai làn và các lỗi khác, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng tình với quan điểm này.
 
Hiện trường đôi nam nữ chết trong ôtô nhiều vết đạn
Sau nhiều giờ khám nghiệm hiện trường đôi nam nữ gục chết trong chiếc Fortuner, nhà chức trách tìm thấy khẩu súng ngắn và nhiều đầu đạn, vỏ đạn cùng chủng loại. Cảnh sát nghi vấn nạn nhân tự gây án.
 
Vụ cán bộ Sở Ngoại vụ trốn ở lại Mỹ: Thêm tình tiết khó hiểu
 Liên quan đến vụ “cán bộ Sở Ngoại vụ đi công tác trốn luôn không về”, trong quá trình tìm hiểu sự việc, phóng viên Dân trí đã phát hiện tình tiết khó hiểu mà cơ quan chức năng cần làm rõ.
 
Nghỉ 4 ngày liên tiếp trong dịp lễ 2/9
Trong dịp này, cán bộ công chức, viên chức sẽ nghỉ liền 4 ngày từ thứ bảy ngày 30/8/2014 đến hết ngày thứ ba 2/9/2014.
 
Vụ án oan ở Bắc Giang: Đề nghị truy tố Lý Nguyễn Chung 2 tội danh
Ngày 13-8, luật sư Hoàng Minh Hiển (luật sư chỉ định bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị can Lý Nguyễn Chung) cho biết, cơ quan CSĐT-Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận, đồng thời chuyển Viện kiểm sát cùng cấp đề nghị truy tố Lý Nguyễn Chung (SN 1988, quê quán Lộc Bình, Lạng Sơn- trú tại thôn Đoàn Kết, xã Ea Kmút, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) về hành vi "Giết người và Cướp tài...
 
Cậu bé bị trói tay, bắt đeo tang vật gây phẫn nộ
Mới đây, cư dân mạng lại xôn xao với vụ tự xử đối tượng trộm là trẻ em ở Gia Lai.
 
Sự cố chùa Bồ Đề và những suy nghĩ thiển cận, ích kỷ
Nhà chùa tiếp nhận, nuôi dưỡng những trẻ cơ nhỡ, người già cô đơn là xuất phát từ cái tâm, hướng thiện. Có thể nói, trong suốt những tháng ngày gian truân, vất vả để nuôi dưỡng những mảnh đời không nơi nương tựa thì chẳng hề thấy một cơ quan nào chung tay, góp sức. Ấy vậy, khi có sự cố xảy ra thì người ta thi nhau lên tiếng chỉ trích.