Cái logic của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thật ra là chân lý quá đỗi giản dị. Một quốc gia pháp quyền “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” thì hành lang luật pháp, thể hiện trong các văn bản các loại, chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là chúng không thừa, không thiếu và quan trọng hơn, người dân có thể biết, có thể hiểu, có thể tuân theo.
Không ngoa rằng người dân Việt Nam đang sống trong “một rừng văn bản”, trong một hệ thống mà chính Bộ trưởng Cường có lần cũng than thở rằng “phức tạp nhất thế giới”.
Và “rừng” văn bản này, đặc biệt là những văn bản có tính chất “lệ làng”, đang khiến không chỉ đất nước bị kiềm hãm, không thể phát triển, mà còn biến người dân thành nạn nhân của lạm quyền.
Có lẽ, dư luận còn chưa quên câu chuyện “dắt bò ra đường phải nộp phí” ở Hà Tĩnh, hay ở Thiệu Công (Thanh Hóa): 16 khoản thu với số tiền gần 2 triệu đồng cho những khoản thu, từ kích cầu xây dựng nông thôn mới, quỹ người cao tuổi, quỹ đền ơn đáp nghĩa, an ninh quốc phòng, khuyến học, tu sửa nhà văn hóa, vệ sinh môi trường cho đến quỹ bãi rác.
Nhưng Hà Tĩnh, nhưng Thanh Hóa không phải là cá biệt.
Nhưng “phí dắt bò” chỉ là một trong 375 loại phí và 75 loại lệ phí.
Nhưng những văn bản “đặt thu” chỉ là một trong điệp trùng 100.000 văn bản quy phạm các loại, theo kết quả rà soát của chính Bộ Tư pháp.
Bộ trưởng Cường nêu nguyên tắc địa phương phải chấp hành các luật của trung ương, bởi nếu để tự tiện cho họ quyền ban hành văn bản thì sẽ xảy ra tình trạng “phép vua thua lệ làng”.
Nhưng thưa bộ trưởng, nếu chỉ thổi còi thôi, với những văn bản vi phạm là chưa đủ. Người dân mong muốn được “sống và làm việc” trong một hệ thống pháp luật đừng có phức tạp nhất thế giới.
Bởi giá như từ câu chuyện báo động đỏ Hàn Quốc, ngay trong thời gian tới số văn bản mà người dân cần phải biết để tuân theo có thể giảm được một nửa.
Theo: laodong.com.vn
Xem thêm:
Ðó là tử tù Nguyễn Văn Chưởng (31 tuổi, quê Hải Dương) đang chờ thi hành án tử hình tại trại tạm giam Trần Phú, TP Hải Phòng.
|
|
|
|
Phiên xử vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” này được TAND quận Hoàn Kiếm ấn định vào ngày 10/12 đã bị hoãn. Theo luật sư, phiên tòa không được tiến hành vì có rất nhiều “uẩn khúc” có dấu hiệu “oan sai” mà trong quá trình điều tra bổ sung vẫn không cung cấp thêm được tài liệu, chứng cứ mới...
|
|
Lên cơn ngáo đá, Ngọc cho rằng người yêu phản bội mình nên nhốt người yêu trong nhà rồi tra tấn bằng dao.
|
|
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo đang bị hạn chế là một trong các vấn đề chính được nêu trong hội thảo định hướng sửa đổi toàn diện BLTTHS do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức ngày 22-12 tại TP Đà Nẵng.
|
|
Cũng trong buổi sáng 18-12, sau phần xét hỏi liên quan đến nguyên đơn dân sự Navibank, HĐXX chuyển sang phần kháng cáo của Ngân hàng ACB.
|
|
Ngày 18-12, phiên xử phúc thẩm “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như bước vào phần gay cấn khi ngân hàng Navibank, nguyên đơn dân sự đòi VietinBank trả tiền.
|
|
“Vũ Thị Thúy Liễu bị khởi tố tội “bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 134 Bộ luật hình sự với hình phạt từ 5 đến 12 năm tù”, luật sư Cường chia sẻ.
|
|
Với màn kịch đóng giả thầy bói “cắt tiền duyên’ trên mạng, Bùi Đăng Linh đã lợi dụng sự nhẹ dạ, mê tín của một nữ sinh viên để chiếm đoạt thân xác, sau đó tống tiền nữ sinh. Chiêu “xem bói trên mạng” đang khiến nhiều người tiền mất, tật mang…
|
|
Theo các chuyên gia, hiện nay không có quy định nào cho phép người chưa được bổ nhiệm làm kiểm sát viên tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự như một kiểm sát viên…
|