-Điều 476 Bộ luật Dân sự hiện hành quy định, lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Trong thực tiễn thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005, có khá nhiều ý kiến trái chiều về qui định này. Không ít ý kiến cho rằng mức lãi suất vay không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố với loại cho vay tương ứng là không phù hợp với qui luật của thị trường, nhưng cũng khá nhiều ý kiến cho rằng điều này là hợp lý.
Khi có luật qui định rõ ràng, người dân sẽ được biết mình có quyền tiếp cận thông tin về qui hoạch đất đến mức độ nào? Ảnh: TL
Còn tại Điều 491 dự thảo Bộ luật quy định, lãi suất vay do các bên thỏa thuận hoặc do luật định. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 200% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại vay tương ứng, trừ trường hợp luật có quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định ở khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Hiện cũng có hai loại ý kiến khác nhau về sửa đổi trong Dự thảo. Loại ý kiến thứ nhất: nhất trí với quy định của dự thảo Bộ luật vì các lý do sau đây: Thứ nhất, quy định mức lãi suất trần dựa trên lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là để tạo ra sự thống nhất về xác định lãi suất trong hợp đồng vay tài sản, ngăn ngừa việc cho vay nặng lãi;
Thứ hai, việc công bố lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước thực hiện đã được quy định tại Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Thứ ba, việc xác định một mức lãi suất trần cụ thể trong Bộ luật Dân sự là không phù hợp với tình hình phát triển năng động của nền kinh tế ở nước ta.
Còn loại ý kiến thứ hai lại đề nghị quy định một mức lãi suất trần cụ thể trong Bộ luật Dân sự, không sử dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố làm lãi suất tham chiếu, đồng thời, quy định nguyên tắc, thẩm quyền thay đổi mức lãi suất cụ thể này khi cần thiết. Các ý kiến này cho rằng, theo thông lệ, lãi suất cơ bản chỉ là mức lãi suất chung với mục đích để điều hành chính sách tiền tệ, không mang tính thị trường, lãi suất này không được chia thành các mức lãi suất khác nhau để áp dụng cho các thời hạn khác nhau, chủ thể tham gia giao dịch khó có thể biết mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố có phù hợp với loại vay tương ứng hay không. Do đó, sử dụng lãi suất cơ bản để điều chỉnh các quan hệ dân sự là không phù hợp, sẽ gây khó khăn cho các chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự trên thực tế;
Thứ hai, việc quy định cụ thể mức lãi suất trong Bộ luật Dân sự sẽ đảm bảo được tính rõ ràng minh bạch, dễ áp dụng, các bên tham gia giao dịch dân sự có thể biết ngay hậu quả pháp lý khi xác lập hợp đồng vay.
Qui định về lãi suất cơ bản trong Bộ luật Dân sự là qui định rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc xác lập và xử lý hậu quả của các quan hệ vay mượn trong đời sống dân sự. Chính vì vậy, bạn đọc cần quan tâm đóng góp ý kiến để Bộ luật đưa ra được những qui định khả thi, phù hợp với đời sống và bảo vệ được quyền lợi hợp pháp cho người tham gia giao dịch.
Xem thêm:
Rà soát các văn bản về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Bộ Tư pháp vừa phát hiện nhiều quy định trái luật tại các địa phương.
|
|
Dù dày dạn trong mua bán quốc tế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn “dính bẫy” bọn lừa đảo.
|
|
Mỗi năm chỉ họp duy nhất một lần, "bán điều rủi, mua sự may" – Lễ hội chợ Viềng của vùng quê Nam Định đã thu hút hàng vạn du khách thập phương khiến cho lễ hội chật cứng người như nêm cối. Thời tiết nóng nực đầu năm nay đã khiến nhiều du khách phải một phen... vã mồ hôi.
|
|
Bức xúc vì bị chiếm đất ngang ngược, lại nhiều lần bị em dâu rượt chém, báo chính quyền địa phương thì không được can thiệp nên trong một lần xô xát, người anh nóng giận gây thương tích cho em dâu, để rồi phải hầu tòa…
|