Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Không nên cho dâu, rể quyền thừa kế

Phụng dưỡng cha mẹ chồng hơn 30 năm nhưng đến khi họ mất cô con dâu trắng tay vì không thuộc hàng thừa kế. Chính quyền biết lòng hiếu thảo của bà này nhưng không gi
úp được gì.

Trong buổi góp ý dự án sửa đổi Bộ luật dân sự 2005 do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại TP.HCM ngày 11/11, hai vấn đề thu hút sự quan tâm của các đại biểu là quyền thừa kế di sản và chủ thể có quyền giám hộ…

Tháng 10/2014, ban soạn thảo dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi đã đưa ra đề xuất là con dâu, con rể nếu có công chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng thì sẽ được công nhận quyền thừa kế. Từ đó đã có những ý kiến cho rằng nên sửa đổi Bộ luật dân sự 2005 theo hướng đưa dâu, rể vào hàng thừa kế thứ nhất đối với di sản của cha mẹ vợ, cha mẹ chồng theo pháp luật.

Khai nhận di sản thừa kế tại Phòng Công chứng số 1 (TP.HCM).
Khai nhận di sản thừa kế tại Phòng Công chứng số 1 (TP.HCM).

Dâu, rể có hiếu nên làm di chúc chia tài sản

Đây là đề xuất có tính nhân văn, như chia sẻ của luật sư Lê Thị Ngân Giang (nguyên Phó ban Chính sách luật pháp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam). Luật sư Giang kể có người phụ nữ nuôi dưỡng cha mẹ chồng hơn 30 năm, đến khi cha mẹ chồng chết bà cũng trắng tay vì không thuộc hàng thừa kế. Chính quyền địa phương dù biết rằng bà đã hết lòng vì nhà chồng nhưng họ cũng không thể làm gì được bởi luật không quy định quyền thừa kế của con dâu.

Tuy nhiên, theo hầu hết đại biểu, vẫn nên giữ nguyên quy định hiện hành là không quy định quyền thừa kế đối với dâu, rể.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM) phân tích có ba lý do để không đưa dâu, rể vào hàng thừa kế: Thứ nhất, hiện tình trạng tranh chấp thừa kế giữa những người cùng hàng thừa kế với nhau đã vô cùng phức tạp. Ngay cả anh chị em ruột một nhà mà còn từ mặt nhau, thậm chí đánh nhau gây thương tích, án mạng chỉ vì di sản, huống hồ gì là dâu, rể. Thứ hai, lấy căn cứ nào để chứng minh dâu, rể đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của con cái với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ như cha mẹ ruột. Có thể với người này việc thăm hỏi, chu cấp tiền nong được xem là yêu thương, quý trọng cha mẹ chồng, cha mẹ vợ nhưng với người khác thì họ còn đòi hỏi khắt khe hơn là phải “thể hiện tình cảm chân thành” bằng việc trực tiếp chăm sóc, lo cơm nước... Thế nên để chứng minh dâu, rể đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của con cái với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ là rất khó. Thứ ba, con cái trong gia đình đã được hưởng một phần di sản cha mẹ để lại nên nếu cho vợ, chồng họ được hưởng tiếp một phần nữa sẽ không công bằng cho những người chưa có vợ, chồng.

Ông Đặng Minh Sự (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cũng cho biết hơn 12 năm làm hội thẩm nhân dân, ông đã chứng kiến nhiều phụ nữ làm dâu nhà chồng hay đàn ông ở rể nhà vợ nhiều năm vẫn không được hưởng thừa kế. Theo ông Sự, như vậy là thiệt thòi cho họ nhưng nếu cho họ hưởng thừa kế thì sẽ phát sinh hệ lụy không nhỏ. Xét cho cùng dâu, rể cũng chỉ là người kết hôn với con của người để lại di sản chứ không có quan hệ ruột rà gì.

Vậy phải làm sao để dâu hiền, rể thảo đỡ thiệt thòi? Luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng hợp lý nhất vẫn là nếu xét thấy dâu, rể có hiếu thì cha mẹ vợ, cha mẹ chồng nên làm di chúc cho họ hưởng tài sản nếu muốn.

Thỏa thuận về người giám hộ

Một điểm mới trong dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi là quy định cử người giám hộ thông qua thỏa thuận giữa những người thân thích (có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời) của người cần được giám hộ. Nếu không có thỏa thuận thì người giám hộ được cử trong số những người thân thích hoặc cá nhân, pháp nhân và ưu tiên cho người sống cùng hoặc đang trực tiếp chăm sóc người cần được giám hộ nếu đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người cần được giám hộ.

“Quy định này phù hợp với thực tiễn, bảo đảm quyền lợi của người cần được giám hộ hơn so với quy định hiện hành” - luật sư Nguyễn Thị Dợn (Phó Chủ tịch Hội Luật gia quận 6, TP.HCM) nhận xét. Theo luật sư Dợn, hiện nay vợ chồng là giám hộ đương nhiên cho nhau trong trường hợp người bạn đời mất năng lực hành vi dân sự (khoản 1 Điều 62 Bộ luật dân sự). Tuy nhiên, nếu vợ hoặc chồng muốn ly hôn, chia tài sản thì phải làm sao khi quyền lợi của họ đối lập nhau. Như vậy, quy định như dự thảo đã mở ra một hướng mới là cho người thân thích của người cần được giám hộ cơ hội để thương lượng mọi việc cho ổn thỏa, đảm bảo lợi ích cho người cần được giám hộ.

Đồng tình, ông Nguyễn Hồng Hải (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế Bộ Tư pháp) dẫn chứng thực tế: Có vụ tranh chấp quyền giám hộ giữa mẹ ruột và chồng của đương sự bị mất năng lực hành vi dân sự ở quận 3 (TP.HCM). Người mẹ nói con gái bà không được chồng yêu thương, chăm sóc nên muốn làm người giám hộ cho con nhưng chiếu theo quy định hiện hành thì không được (chồng mới là người giám hộ đương nhiên). Nếu đúng như người mẹ trình bày thì quyền lợi hợp pháp của người vợ không được bảo đảm, chưa kể dính dáng đến chuyện chia tài sản thì còn rắc rối hơn nữa...

Tăng thời hạn chia di sản lên 30 năm?

 

Dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi quy định thời hạn yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này mà không có yêu cầu chia di sản thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó, hoặc thuộc về người khác chiếm hữu, hoặc được lợi một cách ngay tình, liên tục, công khai theo thời hiệu chung về bất động sản hoặc động sản. Nếu không có những người nói trên thì di sản thuộc về Nhà nước.

 

Điều này giúp phân định rạch ròi về hai loại di sản để người dân thực hiện quyền của mình, tránh tranh chấp kéo dài và Nhà nước cũng dễ quản lý cũng như đảm bảo được quyền lợi cho những người ngay tình.

 

Ông NGUYỄN HỒNG HẢIPhó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp)
 

Theo :http://news.zing.vn/

Xem thêm: 

Đỗ Văn Đương, ông là ai?
 Lẽ ra tôi thấy không cần thiết phải nói thêm gì nữa ngoài bài trả lời phỏng vấn của tôi trên báo Đời sống và pháp luật ("Liên đoàn Luật sư VN nói gì trước phát ngôn của ĐB Đỗ Văn Đương?" - đăng ngày 30/10/2014) về những phát biểu của ông Đỗ Văn Đương. Thêm nữa, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng đã có tiếng nói phản hồi của mình với lời lẽ nhẹ nhàng đầy tính xây dựng. Thế nhưng,...
 
Liên quan đến việc quan chức nghỉ hưu “quên” trả lại nhà công vụ, ĐBQH Lê Như Tiến đề xuất nên bổ sung tội danh tương ứng trong Bộ luật Hình sự để xử lý. Tuy nhiên, nhiều luật sư cho rằng điều này là không cần thiết.
 
Vụ treo cổ tự tử ở công an phường: Thắt cổ bằng dây rút quần
Lúc cán bộ đến mở cửa để dọn dẹp, phát hiện ông Hạ đã treo cổ bằng một dải dây rút quần. Chiếc quần này được dùng làm giẻ lau ở phòng tạm giữ.
 
Giới luật sư phản ứng dữ dội với câu nói của ĐB Đỗ Văn Đương
 Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội mới đây, đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đã cho rằng: "Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền…”
 
Vụ dùng ô tô cướp tiệm vàng: Đã bắt được đối tượng cuối cùng
Thượng tá Trần Minh Tiến, Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Hà Nam cho biết, đến 19h30 tối qua (28/10), lực lượng chức năng đã bắt được đối tượng cuối cùng trong vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bốn, thôn Thanh Khê, xã Thanh Hải (Thanh Liêm, Hà Nam).
 
Hà Nội: Đi đòi nợ, bị bắt giữ, đánh đập
Đến nhà con nợ để đòi tiền, ông A. và ông L. bị 1 nhóm thanh niên khóa cửa nhốt ở trong nhà, sau đó bắt trói, hành hung 2 ông.
 
Tuyên Quang: Tự ý lấy đất của dân khi chưa có quyết định thu hồi?
Năm 1980, thực hiện chính sách khai hoang của Nhà nước, gia đình bà T (trú tại thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) đã khai hoang hơn 1000 m2 đất tại đây. Đến năm 2013, UBND huyện Sơn Dương đã thu hồi toàn bộ diện tích đất khai hoang của gia đình bà mà không hề có quyết định thu hồi.
 
Vụ quan tài
“Theo bác sĩ, nạn nhân đã chết nhiều giờ trước khi được đưa đến viện. Tôi thấy 2 tay nạn nhân co quắp trước ngực, toàn thân bị phỏng rộp đen, nạn nhân vẫn mặc quần bò...”, trưởng CA xã Đỗ Văn Nước nói về cái chết của nạn nhân tại phòng Massage.
 
Nữ tài xế gây tai nạn liên hoàn khiến 10 người thương vong bị xử lý thế nào?
   “Người điều khiển ô tô gây tai nạn liên hoàn vào chiều tối 20/10 tại khu vực chợ Ea Đrăng, Đắk Lắk khiến 10 người thương vong. Hành vi điều khiển phương tiện giao thông vi phạm gây hậu quả "đặc biệt nghiêm" trọng như vậy có dấu hiệu vi phạm Điều 202 Bộ luật hình sự, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” – luật sư Đặng...
 
Nữ sinh giết cán bộ huyện sau khi ân ái có thể lãnh án tử hình
  Liên quan đến vụ án sát hại anh Lê Hải Đăng (26 tuổi, trú tại xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, cán bộ hợp đồng của Phòng Tài chính kế hoạch huyện Vĩnh Tường), Cơ quan đã xác định nghi phạm là Phùng Thị Thanh (SN 19/9/1996), học sinh lớp 12A1, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc).