Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Giảm án tử hình: “Nhân đạo với tội phạm là vô nhân đạo với cộng đồng!”
“Tội phạm gây bao nhiêu đau thương cho người khác, cho xã hội. Vậy, nhân đạo quá với tội phạm chính là vô nhân đạo với xã hội, với cộng đồng” - đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phát biểu tại Quốc hội chiều 16/6 khi thảo luận về Bộ luật Hình sự sửa đổi.
Chặn lãng phí là chặn nguy cơ ẩn mình của tham nhũng
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) (ảnh: Việt Hưng).
Tán thành với quan điểm “phi hình sự hoá”, bỏ nhiều tội danh đang quy định tại Bộ luật Hình sự hiện hành, các đại biểu Quốc hội cũng đặt vấn đề cần bổ sung nhiều tội danh để phù hợp yêu cầu đấu tranh với tội phạm trong tình hình mới, trong đó tập trung vào nhóm tội về kinh tế.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) đề nghị tội phạm hoá hành vi làm giàu bất chính để đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống các hành vi rửa tiền trong tình huống xác định một người có nhiều nhà, nhiều đất, nhiều đô la nhưng không chứng minh được nguồn gốc tài sản. Có quy định thì khi xảy ra vụ việc mới có cơ sở pháp lý để đấu tranh, xử lý.
Ông Đương cũng nêu vấn đề ngăn chặn hành vi gây lãng phí nghiêm trọng, chặn tình trạng nhiều dự án bỏ hoang gây thiệt hại, thất thoát tài sản nhà nước, cũng là chặn nguy cơ tiềm ẩn có tham nhũng trong đó. Ông Đương dẫn lại chuyện sửa Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, nhiều đại biểu cũng đã đề nghị bổ sung thêm tội lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng, tội phạm hóa loại hành vi này trong Bộ luật hình sự.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nêu thực tế, tình trạng lãng phí hiện xảy ra phổ biến trong mọi lĩnh vực, có cách nào hình sự hoá được để áp trách nhiệm cao nhất, áp trách nhiệm đến tận cùng với mỗi cá nhân nắm giữ tài sản chung của xã hội.
Đại biểu Lê Nam (Thanh Hoá) cũng nhấn mạnh, rất cần thiết quy định “tội lãng phí” vì hiện tại, hành vi lãng phí quá nguy hiểm, nhiều trường hợp thiệt hại gây ra còn lớn hơn cả tham nhũng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. “Người ta đã khái quát là ăn một phá mười, phá như thế thì quá khủng khiếp!” – ông Nam thốt lên.
Không đồng ý phóng sinh… “cá mập”
Một vấn đề khác đặt ra cũng gây nhiều tranh luận là đề xuất giảm án tử hình với người phạm tội về kinh tế và chức vụ mà tích cực khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.
Nêu quan điểm “chống” với chủ trương cho “nộp tiền để chuộc mạng” này, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) so sánh việc tha tử hình trong những trường hợp này với hoạt động phóng sinh trong đời sống tâm linh. “Chỉ có thể phóng sinh cá rô, cá chép… những loại cá hiền lành, không gây hại cho môi trường sống xung quanh chứ không thể đồng ý cho phóng sinh… cá mập để khi ra ngoài, chúng sẽ ăn thịt ngay đồng loại” – bà An ví von.
Theo đó, bà An cho rằng không thể đặt vấn đề cho người phạm tội tử hình được giảm án rồi phóng thích lại xã hội chỉ vì nộp được tiền chuộc mạng.
Cùng hướng lập luận này, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phân tích: “Tội phạm gây bao nhiêu đau thương cho người khác, cho xã hội. Vậy, nhân đạo quá với tội phạm chính là vô nhân đạo với xã hội, với cộng đồng” – ông Thuyền nói.
Trong khi đó, đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) lại ủng hộ ý kiến cần tìm mọi cách để thu hồi thất thoát trong quá trình phạm tội. Ông Đương khuyến nghị tăng cường áp dụng hình phạt tiền thay cho hình phạt tù đối với các nhóm tội phạm vì tiền, dùng tiền làm phương tiện phạm tội thì nên áp dụng hình phạt tiền.
Đối với tội phạm tham nhũng, ông Đương nhấn mạnh: "Râu có dài đến rốn, ông có trốn vẫn phải bắt về quy án và tịch thu tài sản".
Đại biểu Trần Văn Độ (An Giang) lật qua lật lại vấn đề, xưa nay mọi người thường quan niệm, muốn chống tội phạm là tăng hình phạt nhưng thực tế, việc khốc liệt hoá hình phạt có làm giảm tội phạm được không? Ông Độ quả quyết, ai chứng minh được “công thức nghiệt ngã” đó, ông sẵn sàng ủng hộ việc tăng hình phạt, nhất là hình phạt tử hình.
Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà Nghị quyết của Đảng, của Trung ương đã định rõ chỉ đạo giảm hình phạt tù, giảm án tử hình. Theo ông Độ, tính nghiêm minh của pháp luật không phải thể hiện ở chỗ phạt thật nặng vì nếu quy định hình phạt nặng nhưng không áp dụng được thì đó chính là không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Trong khi đó nếu khuyến khích để thu hồi được tài sản, tiền bạc đã mất, đưa lại cho người phạm tội một con đường sống thì cả xã hội sẽ “được” nhiều hơn “mất”.
Đại biểu Lê Nam cũng chia sẻ, với án liên quan đến tham nhũng, chức vụ, dư luận rất bức xúc, quan tâm nhưng không phải tham nhũng tăng hay giảm khi thêm hay giảm án tử hình mà mức độ “lộ” ra của tham nhũng phụ thuộc vào việc phát hiện, khám phá được nhiều hay ít. Vì vậy hình phạt đang có xu hướng “nhờn”, không có hiệu lực khi quy định. Ông Nam ủng hộ quan điểm tích cực truy thu tài sản bị tham nhũng.
Do còn rất nhiều ý kiến khác nhau, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thống nhất sau kỳ họp Quốc hội sẽ tổ chức hội nghị đại biểu chuyên trách để bàn sâu, căn cơ về các nội dung này. Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi cũng sẽ được đưa ra lấy ý kiến người dân trước khi trình Quốc hội tiếp tục xem xét trong kỳ họp tới.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) (ảnh: Việt Hưng).
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) đề nghị tội phạm hoá hành vi làm giàu bất chính để đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống các hành vi rửa tiền trong tình huống xác định một người có nhiều nhà, nhiều đất, nhiều đô la nhưng không chứng minh được nguồn gốc tài sản. Có quy định thì khi xảy ra vụ việc mới có cơ sở pháp lý để đấu tranh, xử lý.
Ông Đương cũng nêu vấn đề ngăn chặn hành vi gây lãng phí nghiêm trọng, chặn tình trạng nhiều dự án bỏ hoang gây thiệt hại, thất thoát tài sản nhà nước, cũng là chặn nguy cơ tiềm ẩn có tham nhũng trong đó. Ông Đương dẫn lại chuyện sửa Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, nhiều đại biểu cũng đã đề nghị bổ sung thêm tội lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng, tội phạm hóa loại hành vi này trong Bộ luật hình sự.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nêu thực tế, tình trạng lãng phí hiện xảy ra phổ biến trong mọi lĩnh vực, có cách nào hình sự hoá được để áp trách nhiệm cao nhất, áp trách nhiệm đến tận cùng với mỗi cá nhân nắm giữ tài sản chung của xã hội.
Đại biểu Lê Nam (Thanh Hoá) cũng nhấn mạnh, rất cần thiết quy định “tội lãng phí” vì hiện tại, hành vi lãng phí quá nguy hiểm, nhiều trường hợp thiệt hại gây ra còn lớn hơn cả tham nhũng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. “Người ta đã khái quát là ăn một phá mười, phá như thế thì quá khủng khiếp!” – ông Nam thốt lên.
Không đồng ý phóng sinh… “cá mập”
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) (ảnh: Việt Hưng).
Một vấn đề khác đặt ra cũng gây nhiều tranh luận là đề xuất giảm án tử hình với người phạm tội về kinh tế và chức vụ mà tích cực khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.
Nêu quan điểm “chống” với chủ trương cho “nộp tiền để chuộc mạng” này, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) so sánh việc tha tử hình trong những trường hợp này với hoạt động phóng sinh trong đời sống tâm linh. “Chỉ có thể phóng sinh cá rô, cá chép… những loại cá hiền lành, không gây hại cho môi trường sống xung quanh chứ không thể đồng ý cho phóng sinh… cá mập để khi ra ngoài, chúng sẽ ăn thịt ngay đồng loại” – bà An ví von.
Theo đó, bà An cho rằng không thể đặt vấn đề cho người phạm tội tử hình được giảm án rồi phóng thích lại xã hội chỉ vì nộp được tiền chuộc mạng.
Cùng hướng lập luận này, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phân tích: “Tội phạm gây bao nhiêu đau thương cho người khác, cho xã hội. Vậy, nhân đạo quá với tội phạm chính là vô nhân đạo với xã hội, với cộng đồng” – ông Thuyền nói.
Trong khi đó, đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) lại ủng hộ ý kiến cần tìm mọi cách để thu hồi thất thoát trong quá trình phạm tội. Ông Đương khuyến nghị tăng cường áp dụng hình phạt tiền thay cho hình phạt tù đối với các nhóm tội phạm vì tiền, dùng tiền làm phương tiện phạm tội thì nên áp dụng hình phạt tiền.
Đối với tội phạm tham nhũng, ông Đương nhấn mạnh: "Râu có dài đến rốn, ông có trốn vẫn phải bắt về quy án và tịch thu tài sản".
Đại biểu Trần Văn Độ (An Giang) lật qua lật lại vấn đề, xưa nay mọi người thường quan niệm, muốn chống tội phạm là tăng hình phạt nhưng thực tế, việc khốc liệt hoá hình phạt có làm giảm tội phạm được không? Ông Độ quả quyết, ai chứng minh được “công thức nghiệt ngã” đó, ông sẵn sàng ủng hộ việc tăng hình phạt, nhất là hình phạt tử hình.
Đại biểu Trần Văn Độ hiện là Chánh án toà án quân sự Trung ương (ảnh: Ngọc Châu).
Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà Nghị quyết của Đảng, của Trung ương đã định rõ chỉ đạo giảm hình phạt tù, giảm án tử hình. Theo ông Độ, tính nghiêm minh của pháp luật không phải thể hiện ở chỗ phạt thật nặng vì nếu quy định hình phạt nặng nhưng không áp dụng được thì đó chính là không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Trong khi đó nếu khuyến khích để thu hồi được tài sản, tiền bạc đã mất, đưa lại cho người phạm tội một con đường sống thì cả xã hội sẽ “được” nhiều hơn “mất”.
Đại biểu Lê Nam cũng chia sẻ, với án liên quan đến tham nhũng, chức vụ, dư luận rất bức xúc, quan tâm nhưng không phải tham nhũng tăng hay giảm khi thêm hay giảm án tử hình mà mức độ “lộ” ra của tham nhũng phụ thuộc vào việc phát hiện, khám phá được nhiều hay ít. Vì vậy hình phạt đang có xu hướng “nhờn”, không có hiệu lực khi quy định. Ông Nam ủng hộ quan điểm tích cực truy thu tài sản bị tham nhũng.
Do còn rất nhiều ý kiến khác nhau, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thống nhất sau kỳ họp Quốc hội sẽ tổ chức hội nghị đại biểu chuyên trách để bàn sâu, căn cơ về các nội dung này. Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi cũng sẽ được đưa ra lấy ý kiến người dân trước khi trình Quốc hội tiếp tục xem xét trong kỳ họp tới.
Theo Báo dantri.com.vn
Xem thêm:
Trang chủ » Tin tức & Sự kiện
Sau trận giông lớn ở Hà Nội ngày 13/6 vừa qua, nhiều người dân không khỏi thắc mắc ai sẽ chịu trách nhiệm trước những thiệt hại nặng nề khi cây xanh trên phố đổ đè chết người và hư hỏng nhiều xe ôtô, xe máy...
|
|
Dự kiến, thời gian giới thiệu nhân sự vòng 2 sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 7 tới.
|
|
Chứng cứ rất yếu nhưng các cơ quan tố tụng Cà Mau vẫn bắt tạm giam, khởi tố, truy tố, kết án, cuối cùng phải đình chỉ vì không đủ căn cứ chứng minh bị can phạm tội...
|
|
Cùng một lúc làm cả hai cô người yêu có thai, Đỗ Thành Hải trở thành đối tượng truy nã toàn quốc khi một trong hai nạn nhân vẫn chỉ là một... bé gái.
|
|
“Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại để trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn diễn biến rất phức tạp đòi hỏi công tác chống buôn lậu phải quyết liệt hơn với các giải pháp căn cơ; các lực lượng chống buôn lậu phải được đầu tư chuyên sâu, sắc bén, cần những “quả đấm thép” như Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu”, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ...
|
|
Kiến nghị được đưa ra với Chủ tịch và các Phó chủ tịch tỉnh An Giang trong chỉ đạo việc thực hiện các luật Khiếu nại, Tố cáo và Phòng chống tham nhũng.
|
|
(PL)- VKSND Tối cao ngày 11-6 cho biết đã kết thúc điều tra vụ việc nhận hối lộ, “chạy án” xảy ra tại TAND huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa).
|
|
"Bản thân bị cáo hiểu ông Kiên không muốn gây thương tích hay giết nạn nhân, mà chỉ là đấm đá vài cái. Bị cáo Kiên cũng không bàn bạc về hậu quả cụ thể với bị cáo. Bị cáo đã trao đổi lại với anh em, nhưng mọi người đã làm quá” - lời bị cáo Bình tại tòa.
|
|
Trong lúc đến nhà hàng xóm dự đám cưới, giữa anh Thuận và Khoa đã xảy ra mâu thuẫn xô xát nhau. Sau đó, Khoa đã lấy xăng ở xe máy tạt thẳng vào người anh Thuận và châm lửa đốt khiến nạn nhân tử vong.
|
|
Hôm nay, TAND TP Hà Nội mở lại phiên xử các bị cáo trong vụ án giết người trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
|
- Re: Luật sư Đặng Văn Cường
- Đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác qua tin nhắn điện thoại bị xử lý như thế nào?
- Khởi kiện tội hiếp dâm - Mong luật sư và mọi người giúp đỡ
- tách đất trong quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất.
- Hỏi luật sư về thuế môn bài
- Về điều kiện được cấp sổ đỏ