Trong đơn khởi kiện gửi TAND huyện Châu Thành (Bến Tre), chị N. (ngụ xã Tiên Thủy) trình bày chị là người làm công cho cơ sở nước khoáng của bà T. (gần nhà chị) do “tài lanh” nên giờ phải “ôm” hậu quả.
Cầm dây chuyền đóng tiền điện thay chủ
Do trước đó bà T. không đóng tiền điện nên vào ngày 30-3-2014, anh NMTr (nhân viên điện lực) đã đến cơ sở nước khoáng của bà T. để cắt điện. Lúc đó bà T. không có ở nhà, người được bà T. giao quản lý cơ sở nước khoáng cũng đang đi giao nước khoáng cho khách. Vì sợ cơ sở của bà T. bị cắt điện không hoạt động được nên chị N. vội vàng đem sợi dây chuyền hai chỉ vàng 18K đến một tiệm vàng ở cầu An Hiệp cầm với giá 3 triệu đồng để nộp tiền điện cho anh Tr.
Chị N. cho biết do chị là người làm công của bà T., là chỗ thân quen nên việc chị cho mượn tiền không có giấy tờ gì cả. Chị tin tưởng rằng sau đó bà T. sẽ trả lại nhưng sau đó chị nhiều lần yêu cầu mà bà T. cứ cố tình dây dưa không trả. Vì vậy chị khởi kiện yêu cầu bà T. phải trả lại cho chị số tiền trên, cộng thêm tiền lãi là 450.000 đồng.
Tại tòa, người đại diện theo ủy quyền của bà T. nói vào khoảng thời gian trên, bà T. bị bệnh, không đủ sức khỏe để điều hành cơ sở nước khoáng nên giao mọi việc lại cho bà K. quản lý. Bà K. có trách nhiệm quản lý công nhân làm việc, bán nước khoáng, trả tiền lương công nhân; chi tiền điện, nước theo kiểu lấy thu bù chi. Bà T. không hề ủy quyền hay yêu cầu chị N. phải trả tiền điện, nước cho cơ sở nước khoáng. Báo cáo thu chi tháng 3-2014 mà bà K. gửi cho bà T. cũng đã kết toán xong và đã có số tiền chi trả tiền điện. Việc chị N. cho rằng cho bà T. mượn tiền để đóng tiền điện là không có cơ sở thực tế.
Được tòa triệu tập với tư cách là người làm chứng, bà K. nói rằng vào thời điểm trên, bà đi giao nước khoáng cho khách, chỉ nghe chị N. gọi điện thoại nói rằng cho bà T. mượn số tiền trên để đóng tiền điện.
Không đòi được tiền còn mất án phí
Mới đây, TAND huyện Châu Thành đã xử sơ thẩm, bác yêu cầu của chị N., buộc chị nộp 200.000 đồng án phí.
Theo tòa, chứng cứ mà chị N. cung cấp là tờ biên bản làm việc ngày 24-7-2014 do anh Tr. (nhân viên thu tiền điện) viết xác nhận. Xét về hình thức, tờ biên bản này là bản phôtô, chỉ có chữ ký của chị N. mà không có chữ ký của người xác nhận là anh Tr. Tại tòa, chị N. nói rằng không thể cung cấp được bản gốc. Tòa cho rằng tờ phôtô mà chị cung cấp không có giá trị pháp lý nên không thể coi là nguồn chứng cứ theo Điều 85 BLTTDS. Cạnh đó, nội dung tờ biên nhận cũng không thể hiện việc chị N. cho bà T. mượn số tiền trên. Tại tòa, chị N. cũng không đưa được anh Tr. đến để làm chứng cho lời khai của mình.
Về lời khai của bà K. rằng chị N. có gọi điện thoại nói với bà là cho bà T. mượn số tiền trên để đóng tiền điện. Tuy nhiên, bà K. thừa nhận chỉ nghe chị N. nói như vậy chứ không trực tiếp chứng kiến việc chị N. cho bà T. mượn tiền, không biết thỏa thuận giao, nhận tiền giữa hai người như thế nào. Mặt khác, lời khai của chị N. trong đơn khởi kiện và tại tòa cũng không thống nhất, lúc chị khai bà T. có mặt khi nhân viên đến cắt điện, lúc chị khai bà T. không có mặt.
Từ các phân tích trên, tòa kết luận không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu của chị N. là buộc bà T. phải trả lại số tiền mà chị đã khởi kiện cộng tiền lãi.
Tình ngay lý thiếu
Nhận xét về vụ việc, luật sư Trương Xuân Tám (Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Luật sư Việt Nam) cho rằng chị N. thuộc dạng “tình ngay lý thiếu”.
Luật sư Tám phân tích: Về lý, chị N. yếu hơn bởi cho dù chị có chứng minh được mình đã đóng tiền điện cho cơ sở nước khoáng thì việc này cũng không nói lên được rằng bà T. thỏa thuận mượn tiền của chị hay nhờ chị ứng ra đóng tiền điện. Chị N. tự nguyện đem vàng đi cầm, đóng tiền điện mà không có chứng cứ nào cho thấy bà T. mượn hay nhờ chị đóng giùm khoản tiền này thay mình rồi sẽ trả lại sau.
Tuy nhiên, về tình thì nên trân trọng việc làm của chị N., một người có lòng tốt, có trách nhiệm với chủ cơ sở và công việc của mình. Gần 3 triệu đồng với chủ một cơ sở sản xuất thì nhỏ, chỉ là tiền tiêu xài vặt nhưng với một người làm công lại là thu nhập của cả tháng trời. Do vậy dù chị N. không chứng minh được bà T. mượn tiền của chị, tiền chị đóng tiền điện cho cơ sở nước khoáng là tiền cho bà T. mượn thì tòa vẫn có thể hòa giải theo hướng động viên bà T. thanh toán cho chị N.
“Nếu chị N. có kháng cáo thì tòa phúc thẩm cần xem xét toàn diện vụ án để đảm bảo đúng pháp luật và hợp lòng người” - luật sư Tám nói.
Hai góc độ chứng cứ và đạo đức Nên nhìn vụ tranh chấp này ở hai góc độ chứng cứ và đạo đức, tình cảm. Về chứng cứ, tòa sơ thẩm chưa thẩm tra, xác minh tất cả tình tiết liên quan. Chẳng hạn triệu tập anh Tr. tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng; thu thập các chứng cứ gián tiếp như có ai chứng kiến việc chị N. trả tiền điện hay không, thời điểm đó có thực là chủ cơ sở và người quản lý đi vắng hay không, chị N. cầm vàng ở đâu, cho ai, bao nhiêu tiền, ai thấy... Về mặt tình cảm, nếu đúng như trình bày của chị N. thì nó không chỉ dừng lại ở câu chuyện về đạo đức mà còn là hành vi pháp lý cần được khuyến khích trong quan hệ dân sự. Đó là việc tự nguyện thực hiện công việc mà không cần có sự ủy quyền nhằm bảo vệ quyền lợi cho người khác. Theo tôi, người được hưởng lợi ích từ hành vi ấy phải có nghĩa vụ hoàn trả cho người thực hiện, đó mới là văn minh pháp lý cần được nhân rộng. |
Việc giải cứu những công nhân vừa kết thúc, chủ đầu tư phát biểu coi tai nạn như bất khả kháng. Tuy nhiên theo dư luận thì đó chỉ là lời nguỵ biện của chủ đầu tư. Vì biết địa chất yếu, chủ đầu tư vẫn cố xây thủy điện mà không cần giấy phép thay đổi thiết kế!
|
|
Nếu không đủ chứng cứ buộc tội thì tòa phải mạnh dạn tuyên bị cáo vô tội chứ không nên trả hồ sơ khiến vụ án bị kéo rê và thân phận của bị cáo cứ mãi lửng lơ trong vòng tố tụng.
|
|
Như đã thông tin, ngày 24-12, phát biểu quan điểm về vụ án, công tố viên cho rằng Huyền Như phạm tội tham ô hơn 1.000 tỉ đồng từ tài khoản của năm công ty trong VietinBank. Công tố viên cho rằng VietinBank phải bồi thường cho năm công ty và đề nghị tòa hủy án phần này để điều tra, xét xử lại.
|
|
Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhận định bản án sơ thẩm sai sót nghiêm trọng, kiến nghị tòa hủy, sửa một phần để điều tra xét xử lại
|
|
16 năm ngồi tù, cho đến tận khi đã thi hành xong bản án, ổn định cuộc sống, ông Chiến mới được minh oan khi hung thủ thực sự bị bắt.
|
|
Dự kiến đầu tháng 1-2015, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có buổi làm việc tại Hải Phòng để rà soát về vụ án của tử tù Nguyễn Văn Chưởng.
|
|
Tổng giám đốc Vietracimex xin lỗi vì đã gây ra vụ việc phức tạp.
|
|
Bị cáo Nguyễn Mạnh Tường cho rằng tòa tuyên phạt bị cáo quá nặng, xét xử chưa đúng tội danh, cáo trạng nhiều điểm không đúng nên đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
|
|
Làm sao để đảm bảo sự bình đẳng trong tranh tụng giữa các bên buộc tội và bên gỡ tội là nội dung được quan tâm tại hội thảo định hướng sửa đổi toàn diện BLTTHS do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức ở Đà Nẵng ngày 23-12.
|
|
Trong vòng 4 tháng qua, những vụ giết người cướp tài sản liên tiếp diễn ra tại các tỉnh Quảng Ngãi, Hải Phòng, Bà Rịa- Vũng Tàu. Không một nhân chứng nào nhận dạng được hung thủ bởi sau khi gây án, hắn đã nhanh chân tẩu thoát. Tuy nhiên, bằng sự mưu trí và kiên quyết của mình, lực lượng cảnh sát điều tra PC45 Bà Rịa- Vũng Tàu đã nhanh chóng bắt được hung thủ từ những manh mối...
|