Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Đỗ Văn Đương, ông là ai?
Lẽ ra tôi thấy không cần thiết phải nói thêm gì nữa ngoài bài trả lời phỏng vấn của tôi trên báo Đời sống và pháp luật ("Liên đoàn Luật sư VN nói gì trước phát ngôn của ĐB Đỗ Văn Đương?" - đăng ngày 30/10/2014) về những phát biểu của ông Đỗ Văn Đương. Thêm nữa, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng đã có tiếng nói phản hồi của mình với lời lẽ nhẹ nhàng đầy tính xây dựng. Thế nhưng, tiếc rằng ông Đỗ Văn Đương vẫn không tỉnh ngộ, tiếp tục dấn sâu vào sai lầm bằng cách lạm danh "Đại biểu của dân", "nói lên tiếng nói của dân..." (!) và ngang ngược cho rằng "mình được hưởng quyền miễn trừ đã được hiến pháp quy định..." (!), rằng "những điều tôi nói đều xuất phát từ thực tế..." (!). Vì những lẽ đó, tôi buộc phải viết bài này.
Các luật sư Đoàn luật sư tỉnh Bình Định chụp ảnh lưu niệm nhân một đợt tổ chức trợ giúp pháp lý cho cộng đồng mới đây
1.ĐỖ VĂN ĐƯƠNG NÓI LÊN TIẾNG NÓI CỦA DÂN NÀO?
Hội thảo Triển khai quy định thực hiện trợ giúp pháp lý (bắt buộc) của luật sư do LĐLSVN tổ chức ngày 31/10/2014 tại Hà Nội.
2. ÔNG ĐỖ VĂN ĐƯƠNG CÓ QUYỀN ĐƯỢC MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM VỀ LỜI PHÁT BIỂU ĐÓ KHÔNG?
Hiến pháp năm 2013 không có điều khoản nào quy định về "Quyền miễn trừ" như ông Đương nói.
Cụ thể, Điều 81 Hiến pháp 2013 quy định: "Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định".
Cái mà ông Đương gọi là "Quyền miễn trừ" thực chất là một số điều kiện mà đại biểu Quốc hội được hưởng trong tố tụng tư pháp hình sự khi họ có hành vi phạm tội. Về lời phát biểu của ông Đương, luật pháp có đủ cơ chế để xem xét ông có được "miễn trừ" trách nhiệm hay không.
3. KHẲNG ĐỊNH CỦA ÔNG ĐỖ VĂN ĐƯƠNG VỀ THỰC CHẤT GIỚI LUẬT SƯ CÓ PHẢI XUẤT PHÁT TỪ THỰC TẾ KHÔNG?
Ông Đương khẳng định "thực chất, luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền". Vậy, ông Đương giải thích làm sao với số liệu thống kê chưa đầy đủ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam về con số 31.271 vụ việc do giới luật sư thực hiện trách nhiệm trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng chính sách, những người nghèo, gặp khó khăn khi lâm vào vòng lao lý? Cần phải nói rõ, đây chỉ là con số thống kế chưa đầy đủ do báo cáo, tổng hợp chưa kịp thời trong 5 năm qua. Vẫn còn những luật sư có tấm lòng, làm nhiều điều thiện tâm mà không thích khoe khoang, kể lể để lấy thành tích.
Vậy, cái "thực chất" kia, ông Đương lấy ở đâu ra khi choi rằng lời ông nói là “xuất phát từ thực tế” (!). Đành rằng, có một thực tế không thể phủ nhận hoặc né tránh, trong giới luật sư Việt Nam, không phải 100% luật sư đều tốt, đều là người có đủ phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp... Những luật sư vi phạm đã bị phát hiện đều được xem xét, xử lý rất nghiêm, thậm chí xóa tên khỏi danh sách luật sư... (xin lưu ý: luật sư không những phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, chịu trách nhiệm về hành vi của mình như những công dân bình thường trước xã hội, mà còn phải tuân thủ Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam...). Nhưng số lượng luật sư vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, tiêu cực... (nếu có) thì cũng chỉ là số ít trong tổng số luật sư đang hành nghề. Đó mới là "thực chất" chứ không phải cái "thực chất" theo kiểu võ đoán "vơ đũa cả nắm" hoặc tự sáng tạo ra để nói cho sướng miệng của ông Đỗ Văn Đương!
Ông Đương còn biện luận: Luật sư hành nghề không lấy tiền thì sống bằng gì, bằng không khí à? Vậy, xin hỏi ông Đương: lâu nay và hiện tại ông đang sống bằng gì? Không lẽ bằng không khí ư? Hay là ông sống bằng đồng lương từ tiền đóng thuế của dân, ấy là chưa tính hàng năm, Quốc hội phải chi cho ông bao nhiêu tiền để ông đi lại, hội họp, tiếp xúc cử tri… và các chi phí khác?
Vậy mà ông vẫn giữ thái độ ngạo mạn, ngang ngược, coi thường tiếng nói của công luận và giới luật sư, kể cả lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam khi Liên đoàn có phản hồi nhẹ nhàng và đầy tính xây dựng như thế. Một người có danh tiến sĩ, mang danh đại biểu nhân dân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội như ông Đương lại có lối ứng xử kém văn hóa, đạo đức như thế, thử hỏi có xứng đáng hay không?
4. XỬ LÝ ÔNG ĐỖ VĂN ĐƯƠNG THẾ NÀO?
Có thể nói, giới luật sư Việt Nam đang rất phẫn nộ với thái độ của ông Đương. Tuy vậy, Liên đoàn Luật sư mới chỉ có công văn phản hồi mang tính chất góp ý với mong muốn ông Đương sẽ hồi tâm, chuyển ý, "quay đầu là bờ". Nhưng sự việc lại được ông Đương đẩy lên đến đỉnh điểm khi ông coi Liên đoàn Luật sư Việt Nam và công văn đó chẳng có ý nghĩa gì với ông thì chắc chắn, sự việc phải được giải quyết triệt để, thậm chí ông đã khiến hàng triệu người dân đang ngỡ ngàng vì "tư cách gì" để liên hệ với ông?
Vì vậy, tôi kiến nghị :
- Liên đoàn luật sư Việt Nam cần có Đơn yêu cầu chính thức gửi đến Ban công tác đại biểu, cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị kiểm điểm, xử lý, giáo dục ông Đỗ Văn Đương và xem xét TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI của ông Đỗ Văn Đương theo quy định của pháp luật.
Các luật sư trợ giúp pháp lý miễn phí tại bản Tà Pìn, xã biên giới Ma Ly Pho (huyện Phong Thổ, Lai Châu) đêm 2/6/2014
Ông Đỗ Văn Đương là đại biểu ứng cử tại đơn vị bầu cử thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, theo khoản 1. Điều 79 Hiến pháp năm 2013 xác định : "Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước". Như vậy, ông Đỗ Văn Đương đã xác định mình nói lên tiếng nói của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và nhân dân cả nước.
Ông Đỗ Văn Đương nên nhớ rằng, Điều 51 Luật tổ chức Quốc hội quy định rõ nhiệm vụ của đại biểu như sau: Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan.
Vậy, tôi xin hỏi: ông Đỗ Văn Đương có bằng chứng nào để chứng minh rằng, cử tri thành phố Hồ Chí Minh và nhân dân cả nước đã trao cho ông Đương cái quyền phán xét công khai trên nghị trường để xúc phạm danh dự, uy tín của cả giới luật sư khi nói rằng "Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền"?
Nếu không chứng minh được thì ông Đỗ Văn Đương là kẻ "lạm danh đại biểu của nhân dân" để công khai nói lên tiếng nói của cá nhân mình nhằm thực hiện ý đồ thỏa mãn định kiến cá nhân trong quan hệ với giới luật sư. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh và nhân dân cả nước sẽ phán xét thái độ này của ông Đỗ Văn Đương. Ban công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo thẩm quyền của mình sẽ có trách nhiệm xem xét về tư cách của ông Đương theo Kiến nghị của giới luật sư và báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả xem xét này.
Ông Đỗ Văn Đương nên nhớ rằng, Điều 51 Luật tổ chức Quốc hội quy định rõ nhiệm vụ của đại biểu như sau: Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan.
Vậy, tôi xin hỏi: ông Đỗ Văn Đương có bằng chứng nào để chứng minh rằng, cử tri thành phố Hồ Chí Minh và nhân dân cả nước đã trao cho ông Đương cái quyền phán xét công khai trên nghị trường để xúc phạm danh dự, uy tín của cả giới luật sư khi nói rằng "Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền"?
Nếu không chứng minh được thì ông Đỗ Văn Đương là kẻ "lạm danh đại biểu của nhân dân" để công khai nói lên tiếng nói của cá nhân mình nhằm thực hiện ý đồ thỏa mãn định kiến cá nhân trong quan hệ với giới luật sư. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh và nhân dân cả nước sẽ phán xét thái độ này của ông Đỗ Văn Đương. Ban công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo thẩm quyền của mình sẽ có trách nhiệm xem xét về tư cách của ông Đương theo Kiến nghị của giới luật sư và báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả xem xét này.
Hội thảo Triển khai quy định thực hiện trợ giúp pháp lý (bắt buộc) của luật sư do LĐLSVN tổ chức ngày 31/10/2014 tại Hà Nội.
2. ÔNG ĐỖ VĂN ĐƯƠNG CÓ QUYỀN ĐƯỢC MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM VỀ LỜI PHÁT BIỂU ĐÓ KHÔNG?
Hiến pháp năm 2013 không có điều khoản nào quy định về "Quyền miễn trừ" như ông Đương nói.
Cụ thể, Điều 81 Hiến pháp 2013 quy định: "Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định".
Cái mà ông Đương gọi là "Quyền miễn trừ" thực chất là một số điều kiện mà đại biểu Quốc hội được hưởng trong tố tụng tư pháp hình sự khi họ có hành vi phạm tội. Về lời phát biểu của ông Đương, luật pháp có đủ cơ chế để xem xét ông có được "miễn trừ" trách nhiệm hay không.
3. KHẲNG ĐỊNH CỦA ÔNG ĐỖ VĂN ĐƯƠNG VỀ THỰC CHẤT GIỚI LUẬT SƯ CÓ PHẢI XUẤT PHÁT TỪ THỰC TẾ KHÔNG?
Ông Đương khẳng định "thực chất, luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền". Vậy, ông Đương giải thích làm sao với số liệu thống kê chưa đầy đủ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam về con số 31.271 vụ việc do giới luật sư thực hiện trách nhiệm trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng chính sách, những người nghèo, gặp khó khăn khi lâm vào vòng lao lý? Cần phải nói rõ, đây chỉ là con số thống kế chưa đầy đủ do báo cáo, tổng hợp chưa kịp thời trong 5 năm qua. Vẫn còn những luật sư có tấm lòng, làm nhiều điều thiện tâm mà không thích khoe khoang, kể lể để lấy thành tích.
Vậy, cái "thực chất" kia, ông Đương lấy ở đâu ra khi choi rằng lời ông nói là “xuất phát từ thực tế” (!). Đành rằng, có một thực tế không thể phủ nhận hoặc né tránh, trong giới luật sư Việt Nam, không phải 100% luật sư đều tốt, đều là người có đủ phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp... Những luật sư vi phạm đã bị phát hiện đều được xem xét, xử lý rất nghiêm, thậm chí xóa tên khỏi danh sách luật sư... (xin lưu ý: luật sư không những phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, chịu trách nhiệm về hành vi của mình như những công dân bình thường trước xã hội, mà còn phải tuân thủ Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam...). Nhưng số lượng luật sư vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, tiêu cực... (nếu có) thì cũng chỉ là số ít trong tổng số luật sư đang hành nghề. Đó mới là "thực chất" chứ không phải cái "thực chất" theo kiểu võ đoán "vơ đũa cả nắm" hoặc tự sáng tạo ra để nói cho sướng miệng của ông Đỗ Văn Đương!
Ông Đương còn biện luận: Luật sư hành nghề không lấy tiền thì sống bằng gì, bằng không khí à? Vậy, xin hỏi ông Đương: lâu nay và hiện tại ông đang sống bằng gì? Không lẽ bằng không khí ư? Hay là ông sống bằng đồng lương từ tiền đóng thuế của dân, ấy là chưa tính hàng năm, Quốc hội phải chi cho ông bao nhiêu tiền để ông đi lại, hội họp, tiếp xúc cử tri… và các chi phí khác?
Vậy mà ông vẫn giữ thái độ ngạo mạn, ngang ngược, coi thường tiếng nói của công luận và giới luật sư, kể cả lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam khi Liên đoàn có phản hồi nhẹ nhàng và đầy tính xây dựng như thế. Một người có danh tiến sĩ, mang danh đại biểu nhân dân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội như ông Đương lại có lối ứng xử kém văn hóa, đạo đức như thế, thử hỏi có xứng đáng hay không?
4. XỬ LÝ ÔNG ĐỖ VĂN ĐƯƠNG THẾ NÀO?
Có thể nói, giới luật sư Việt Nam đang rất phẫn nộ với thái độ của ông Đương. Tuy vậy, Liên đoàn Luật sư mới chỉ có công văn phản hồi mang tính chất góp ý với mong muốn ông Đương sẽ hồi tâm, chuyển ý, "quay đầu là bờ". Nhưng sự việc lại được ông Đương đẩy lên đến đỉnh điểm khi ông coi Liên đoàn Luật sư Việt Nam và công văn đó chẳng có ý nghĩa gì với ông thì chắc chắn, sự việc phải được giải quyết triệt để, thậm chí ông đã khiến hàng triệu người dân đang ngỡ ngàng vì "tư cách gì" để liên hệ với ông?
Vì vậy, tôi kiến nghị :
- Liên đoàn luật sư Việt Nam cần có Đơn yêu cầu chính thức gửi đến Ban công tác đại biểu, cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị kiểm điểm, xử lý, giáo dục ông Đỗ Văn Đương và xem xét TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI của ông Đỗ Văn Đương theo quy định của pháp luật.
Các luật sư trợ giúp pháp lý miễn phí tại bản Tà Pìn, xã biên giới Ma Ly Pho (huyện Phong Thổ, Lai Châu) đêm 2/6/2014
* Bài đăng trên báo Giáo dục Việt Nam:
|
Theo: liendoanluatsu.org.vn
Xem thêm:
Liên quan đến việc quan chức nghỉ hưu “quên” trả lại nhà công vụ, ĐBQH Lê Như Tiến đề xuất nên bổ sung tội danh tương ứng trong Bộ luật Hình sự để xử lý. Tuy nhiên, nhiều luật sư cho rằng điều này là không cần thiết.
|
- Re: Luật sư Đặng Văn Cường
- Đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác qua tin nhắn điện thoại bị xử lý như thế nào?
- Khởi kiện tội hiếp dâm - Mong luật sư và mọi người giúp đỡ
- tách đất trong quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất.
- Hỏi luật sư về thuế môn bài
- Về điều kiện được cấp sổ đỏ