Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Cô giáo 17 năm trốn chạy

Có lẽ nếu không có sự cảm thông, chia sẻ của những trinh sát Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (Công an tỉnh Quảng Trị) thì không biết cuộc sống bụi bờ của “cô giáo” Lê Thị Thanh Hương kéo dài đến bao giờ.

Đường về ai cũng biết, nhưng đối với người phụ nữ ấy, cái nắm tay thật chặt của cơ quan thực thi pháp luật đã giúp cô đủ can đảm để bước ra ánh sáng, đối diện với những lỗi lầm của mình sau 17 năm...

Vấp ngã bởi đồng tiền

Trước năm 1994, người dân thị xã Quảng Trị (Quảng Trị) biết đến Lê Thị Thanh Hương (trú P.1) là cô giáo dạy văn của một trường THCS. Một vị cảnh sát hình sự đang công tác tại Công an thị xã Quảng Trị từng tham gia điều tra về nhân thân của cô giáo Hương dạo ấy kể lại rằng: như bao đồng nghiệp cùng thời, cô giáo Hương và chồng (anh T., cũng làm giáo viên) phải sống nhờ đồng lương còm cõi, khốn khó trăm bề. Nhưng khác với những giáo viên tìm đến công việc chân tay, nặng nhọc như trồng rau, nuôi heo, nấu rượu... để kiếm thêm thu nhập thì cô giáo Hương lại lao vào một cuộc chơi với đồng tiền.

 Tầm nã tội phạm
Lê Thị Thanh Hương tại cơ quan điều tra - Ảnh do Công an tỉnh Quảng Trị cung cấp

Cô giáo dạy văn chỉ quen với bục giảng, với những vần thơ, dòng văn lãng mạn nay cuống cuồng trong vòng xoay kinh tế vốn không phải là nơi chốn dành cho cô. Hứa hẹn những người thân quen vay tiền trả lãi cao trong khi việc làm ăn luôn gặp thua lỗ và sau vỏn vẹn 1 năm tham gia thương trường, cô Hương đã mất khả năng trả nợ... Tháng 9.1994, thị xã bé nhỏ và bình yên bên dòng sông Thạch Hãn rúng động với thông tin cô giáo Hương cao chạy xa bay cùng với món nợ hàng trăm triệu đồng.

Ngày 15.10.1994, Công an thị xã Quảng Trị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và truy nã trên toàn quốc đối với Lê Thị Thanh Hương về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. “Động cơ để người ta trốn chạy có thể là do chưa hiểu biết về pháp luật, do sợ bị trả thù hoặc do tâm lý cứ gây án xong là bỏ trốn. Còn cô Hương là do mặc cảm, lo sợ vì số tiền là quá lớn (tính ở thời điểm đó), mà người cho cô Hương vay lại toàn là cán bộ, công nhân viên chức. Phần nữa vì đứa con đang lớn, cô lo sợ ảnh hưởng đến giọt máu của mình...” - thượng tá Trần Đức Triệu, Trưởng phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (Công an tỉnh Quảng Trị) phân tích.

Diễn biến của cuộc “tầm nã” cô giáo Hương dù đã trải qua nhiều giai đoạn và kéo dài nhiều năm nhưng những trinh sát của Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (Công an tỉnh Quảng Trị) vẫn nhớ như in. Đại úy Lê Thanh Dũng (Đội phó phụ trách Đội Tham mưu bắt truy nã và truy tìm) không giấu giếm câu chuyện rằng: “Lê Thị Thanh Hương đã “chọn” xã Quyết Tiến 2 (H.Krông Buk, Đắk Lắk) để ẩn náu, anh T. cũng bỏ dạy học, ôm con lên sống chung với vợ. Họ đã phải làm rẫy hoặc thu lượm ve chai để kiếm sống qua ngày. Dần dà cũng có được của ăn của để nhưng “cô giáo” Hương một lần nữa bị đồng tiền làm lóa mắt khi lao vào cờ bạc lô đề và đến năm 2002, cô phạm tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” bị TAND tỉnh Đắk Lắk kết án 6 tháng tù cho hưởng án treo”.

Cũng theo đại úy Dũng, do chán ngán, anh T. lại cùng con đi biệt tích, còn cô Hương dẫu thoáng trong đầu nghĩ đến chuyện “đầu thú” nhưng tiếp tục mù quáng dấn thân phiêu bạt tận Long Khánh (Đồng Nai). “Ở đây, cô đã phải trải qua quãng thời gian khó khăn nhất trong đời khi phải chìm nổi với đủ thứ nghề chân tay cực nhọc (rửa bát, quét dọn, trông trẻ), hơn thế chỗ dựa gia đình cũng không còn. Nỗi cô đơn bủa vây người phụ nữ lầm lỗi, khát khao trở về với quê hương bản quán lớn lên trong cô hơn bao giờ hết...” - vị trinh sát trẻ chia sẻ.

Bức thư thú tội...

Trong một diễn biến khác, kể từ khi cô Hương cùng chồng con “mai danh ẩn tích”, Công an tỉnh Quảng Trị đã tìm mọi cách để lần tìm những manh mối. Mọi biện pháp nghiệp vụ đã được sử dụng, những trinh sát giỏi nhất cũng được tung vào cuộc “tầm nã”. Hầu như năm nào các trinh sát cũng đều về nhà tìm thân nhân của hai vợ chồng, động viên họ nói ra những thông tin dù là mù mờ nhất để lập tức lên đường xác minh. “Nhưng dường như chừng ấy năm, Hương đã không hề có một liên lạc nào với gia đình. Chúng tôi đã quay sang đi tìm anh T. (chồng của Hương) nhưng cũng như “mò kim đáy bể”, vụ án có nhiều khi rơi vào bế tắc...” - thượng tá Triệu nói.

Cho đến một ngày vào cuối năm 2010, một nguồn tin quý giá cho hay anh T. hiện đang làm bảo vệ cho một nhà hàng ở TP.Huế, con gái của họ nay đã vào đại học. Cũng thời gian này, bố của anh T. sắp qua đời nên một tổ trinh sát đã tiếp cận được anh T. và con ở H.Hải Lăng (Quảng Trị). Đắn đo nhiều nhưng đến 1 tháng sau anh T. đã cung cấp số điện thoại liên lạc của cô Hương cho cơ quan chức năng.

Lúc ấy người được giao nhiệm vụ trực tiếp liên lạc với cô Hương vẫn là đại úy Dũng. Anh cho hay phải mất cả tháng trời chỉ để điện thoại, mỗi ngày trích ra chừng 30 phút để lắng nghe những tâm sự, những tủi hờn của 17 năm trời sống chui lủi của cô giáo Hương. “Mặc dù bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan điều tra đã xác định được vị trí của cô giáo Hương nhưng do cảm nhận được sự ăn năn thực sự của cô ấy, chúng tôi chưa tổ chức vây bắt mà cho cô ấy thêm một cơ hội để trở về tự nguyện” - đại úy Dũng nói.

Và bức thư của cô giáo Hương gửi cho đại úy Dũng trước ngày ra đầu thú đã nói lên tất cả: “...những ngày này khi nghe giọng em qua điện thoại, chị thấy như đó là giọng nói của người thân, nghe thân thương và ấm áp vô cùng. Chị có thêm can đảm để đối mặt với sự thật và chị hứa với em sau này sẽ cải tạo tốt để không phụ lòng tin của em. Chị sẽ đổi cách xưng hô khi bước lên xe trở về. Còn trong lá thư này xin em cho chị được xưng hô như vậy...”. Điều duy nhất làm cho cô Hương còn vướng bận là khoản nợ 5 triệu đồng vay của người hàng xóm (ở Long Khánh, Đồng Nai) để chữa bệnh mà suốt nhiều năm qua không trả được. Và hẳn cô sẽ thanh thản hơn khi biết rằng, chính anh T. và tổ trinh sát đã giúp cô trả nốt khoản nợ đời đó... Giữa năm 2011, cô giáo Hương đã thực sự “trở về”.

“Trừ loại máu lạnh thôi chứ những tội phạm bị truy nã trong thời gian trốn chạy luôn có cảm giác hối hận và canh cánh nỗi nhớ về gia đình, về quê hương, đặc biệt là khi có chút tuổi tác. Chúng tôi thông cảm và hiểu cho mong muốn đoàn tụ của cô Hương và chúng tôi dùng tình người để kéo cô ấy về quy án...” - thượng tá Triệu lắng lòng đúc kết.

Bước sa chân của một phụ nữ

Không dám đối diện pháp luật về những tội lỗi mình gây ra, nhiều người trở thành tội phạm truy nã. Chuỗi ngày chui nhủi, vật vờ trốn tránh pháp luật của họ và quyết tâm lần theo tội phạm của các chiến sĩ cảnh sát truy nã thực sự là một cuộc “đấu trí, đấu lực” dai dẳng. Ở đó có hiểm nguy, có khó khăn nhưng cũng không ít những giọt nước mắt, có những câu chuyện thấm đẫm chất nhân văn...

Tầm nã tội phạm
Sau bao nhiêu năm tháng vất vả, cực nhọc trốn chạy, Nguyễn Thị Hoài Phương trở nên tiều tụy - Ảnh do Công an tỉnh Quảng Trị cung cấp

 

Đang là cán bộ sáng giá của Hội LHPN H.Triệu Phong (Quảng Trị), Nguyễn Thị Hoài Phương bị đồng tiền dẫn lối và sập xuống hố sâu tội lỗi...

Hoài Phương là một phụ nữ có học thức, từng công tác ở nhiều đơn vị trước khi là cán bộ Hội LHPN H.Triệu Phong. Những người trong cơ quan từng biết đến một Hoài Phương ngoài 30 trẻ trung, năng động, hoạt bát nhưng cũng rất chi li, kỹ càng trong công việc. Vì thế, Phương được phân công giữ tiền quỹ để lo hỗ trợ người nghèo, đặc biệt giúp chị em phụ nữ trong huyện vay vốn. Chính việc quá “gần gũi” với đồng tiền đã làm cái xấu trong Phương có cơ hội trỗi dậy.

Hồ sơ vụ án “Lê Thị Hoài Phương lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản công dân” ghi rõ câu chuyện bắt đầu từ dạo Phương đổ bệnh và phải vào Bệnh viện T.Ư Huế điều trị cả tháng trời. Đó là thời điểm năm 1992. Tại đây, Phương quen một phụ nữ lớn tuổi, giữa họ có chút tình đồng hương nên mới dăm ngày đã “xưng em, gọi chị” rất thân mật. Vừa xa nhà, vừa bệnh tật nên họ chia nhau từng bát cháo, quả cam và vẫn liên lạc với nhau đều đặn sau khi ra viện.

“Người chị” của Phương sau đó nhiều lần ra TX.Quảng Trị để thăm “em”. Khi biết Phương là “chủ tài khoản” của Hội LHPN H.Triệu Phong, “người chị” đã đề nghị hùn hạp vốn làm ăn bằng chính tiền quỹ Hội và hứa sẽ trả tiền lãi rất cao. Chưa một lần kinh doanh, Phương thoáng đắn đo, nhưng phần vì nghe những lời ngon ngọt, phần vì u mê trước khoản hời lớn nên đánh liều...

Hai năm đầu êm đẹp, tiền lãi nhận về đều đặn nên Phương ngày càng tin tưởng vào "người chị". Không những dùng tiền quỹ Hội để đầu tư mà Phương còn vay mượn bà con, bạn bè đồng nghiệp để đổ hết vào kênh bạc mong đổi đời nhanh chóng. Đầu năm 1994, “người chị” bất ngờ biệt tích để lại món nợ lớn hơn 100 triệu và nỗi hoang mang tột độ cho "người em". Và, trong cơn túng quẫn, trong sự bủa vây đến nghẹt thở của các chủ nợ, Phương chọn cách trốn chạy...

Giữa năm 1994, Cơ quan CSĐT (Công an H.Triệu Phong) khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Thị Hoài Phương về tội “lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản công dân” và phát lệnh truy nã toàn quốc.

Trong cuộc trốn chạy, điểm đến đầu tiên của Phương là Đồng Nai. Ở đây, Phương nương nhờ một người quen và ngày ngày đi hái hạt điều thuê. Sau 3 năm, để tránh sự truy đuổi của lực lượng chức năng, Phương bỏ lên “vùng đất mới” Lâm Đồng làm công trông rẫy cà phê, nhưng lại quay về Đồng Nai không lâu sau đó. Nơi dừng chân cuối cùng của Phương là TP.HCM, một địa bàn rộng lớn để ẩn mình và làm đủ nghề để sinh sống...

“Những người phụ nữ trốn chạy thường có đặc điểm chung là phải làm việc vặt kiếm sống, rồi đau ốm, khó khăn nối tiếp khó khăn. Số ít có được vỏ bọc hoàn hảo, có vật chất nhưng vẫn luôn thấp thỏm lo sợ và Phương nằm ở trường hợp thứ nhất...”, thượng tá Trần Đức Triệu, Trưởng phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (Công an tỉnh Quảng Trị), nói.

Cảm ơn vì... bị bắt

 

 
 
 
 
 

Hãy khoan dung với họ

Đó là lời nhắn nhủ đầy tâm huyết của vị thượng tá, Trưởng phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Quảng Trị Trần Đức Triệu. “Mọi tội phạm đều phải bị trừng trị, đó là tất nhiên nhưng gia đình, người thân nên dang tay đón họ trở về, những “nạn nhân” do lỗi lầm họ gây ra cũng nên nguôi ngoai, bớt oán hận những mối thù xưa cũ, thậm chí với truyền thông cũng đừng vì một lý do nào đó mà giật lên câu chuyện quá rùng rợn, quá nghiêm trọng về tội ác của họ làm họ hoảng sợ... Có như vậy, may ra tội phạm truy nã mới bước ra ánh sáng nhiều hơn”, thượng tá Triệu chia sẻ.

 

 

Vốn là người có học và nhanh nhẹn nên Phương đã ẩn mình rất tốt, mọi dấu vết về nơi ăn chốn ở hoặc những thông tin nhỏ nhất của Phương luôn được xóa sạch. Suốt một thời gian dài, cơ quan chức năng đã không có được một manh mối nào về Phương và chưa một lần các trinh sát “đến gần” được vị trí của bà chứ đừng nói đến chuyện có thể tâm sự, vận động đầu thú.

Những điều tra viên tham gia vào cuộc truy tìm Phương nói với chúng tôi rằng, họ đã thực sự gặp khó trong việc vận động gia đình gọi Phương ra đầu thú vì không có kết quả, trong khi đó Phương lại chuyển chỗ ở liên tục. Do đó, nhiều lúc vụ án tưởng chừng như đi vào ngõ cụt...

Đầu năm 2012, nằm trong đợt cao điểm tấn công tội phạm, một nguồn tin thân cận cho cơ quan chức năng biết Phương đang giúp việc cho một gia đình ở TP.HCM. Lập tức, một nhóm điều tra viên lên đường vào Nam. Được sự trợ giúp của Công an TP.HCM, các chiến sĩ cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Quảng Trị đã xác định đúng là Phương...

Trưa 3.5.2012, Phương đang ở nhà chủ thì có hai thanh niên đến gọi cửa và hỏi: “Chị Phương, chị bựa ni mần chi ở đây ri?”. Nghe chất giọng Quảng Trị đặc sệt, Phương hoảng hồn, nhưng chưa kịp định thần thì tay của Phương đã bị tra vào còng số 8.

Theo đại úy Lê Thành Dũng, người trực tiếp dẫn giải Hoài Phương từ TP.HCM về Quảng Trị, thì dù bị bắt giữ nhưng tâm trạng của Phương vui vẻ đến lạ thường; khi đến địa phận Quảng Trị, miệng Phương luôn xuýt xoa: “Quê miềng bữa ni khác hè, đẹp hè”. “Phương đã nói lời cảm ơn chúng tôi vì đã bắt, ra quyết định dứt khoát cho số phận. Phương thú nhận, nhiều khi bản thân cũng muốn ra đầu thú nhưng không đủ tự tin. Trong 18 năm trốn chạy pháp luật, Phương cho biết chưa một ngày có giấc ngủ ngon giấc”, đại úy Dũng kể.

Còn thượng tá Trần Đức Triệu, Trưởng phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an tỉnh Quảng Trị, cho rằng: “Đầu thú hay bắt giữ cũng thể hiện tính nhân văn của pháp luật. Chúng tôi bắt họ tức là đã giúp họ chấm dứt cơn ác mộng trong quá trình chạy trốn, được về với gia đình, còn cái giá phải trả cho pháp luật bao nhiêu thì họ phải thực hiện đầy đủ...”.  

Theo: Báo thanhnien

Xem thêm:

Tin tức & Sự kiện

 
Sống ở Hoàng Sa
Tàu ĐN-926 đến gần đảo Tri Tôn (Hoàng Sa, TP. Đà Nẵng), dập dềnh thả. Thảo, thuyền trưởng 926 buộc chặt áo phao, quàng thêm mấy lượt túi ni lông cho bao đồ nghề máy móc.
 
Bắt nguyên Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Việt Á
Ngày 5.6, Cơ quan CSĐT Bộ Công an quyết định bắt tạm giam Phạm Xuân Hưng (42 tuổi, nguyên Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng TMCP Việt Á, Hoàng Văn Thụ, P.3, TP.Bạc Liêu, trực thuộc Ngân hàng Việt Á - chi nhánh tỉnh Bạc Liêu) để điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
 
Lời sau cùng, bầu Kiên
  Trong lời nói sau cùng tại tòa sáng nay, bầu Kiên đã xin lỗi người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là cổ động viên bóng đá Hà Nội. Bầu Kiên cũng tiếp tục khẳng định mình vô tội.
 
Bộ trưởng Chuck Hagel: Cam kết của Mỹ với châu Á mạnh chưa từng có
   Mỹ sẽ không thay đổi các kế hoạch nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á do các mối đe dọa đang nổi lên ở những nơi khác, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cho biết trước khi gặp gỡ các đồng minh tại một khu vực đang ngày càng lo ngại trước Trung Quốc.
 
    - Nói lời sau cùng, bị cáo Nhờ quay xuống khóc nức nở gửi lời xin lỗi gia đình bị hại. HĐXX tuyên phạt bị cáo Hồ Ngọc Nhờ 18 năm tù về tội giết người, buộc Nhờ và cha mẹ liên đới bồi thường cho bị hại 100 triệu đồng.
 
“Phun vòi rồng, ném đá chỉ là trò trẻ con”
    - “Chúng lao thẳng vào tàu cá mình, tôi và anh em tìm mọi cách chống chọi với tàu mang số hiệu 306. Nó (tàu Trung Quốc) bất lực khi thực hiện âm mưu đâm chìm tàu và cướp tài sản, rồi lại dùng vòi rồng phun, kể cả ném đá cho tan nát tàu mình…”.
 
Đại án bầu Kiên: Tàn cả một “dàn” đại gia
    Cả một dàn lãnh đạo gần trọn bộ lãnh đạo cao cấp nhất: Chủ tịch, tổng giám đốc cho tới các thành viên HĐQT, ban điều hành... với nhiều thành tích được vinh danh đang chờ phán quyết cuối cùng của tòa.
 
Ôm vợ hàng xóm, bị 'phạt' 500 triệu: Ai là kẻ gạ tình?
 Những ngày vừa qua, người dân TP. Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) không khỏi bàn tán xôn xao về vụ việc Dương Văn Lích (42 tuổi, trú xã Quảng Châu, TP. Hưng Yên) bắt quả tang vợ và hàng xóm là Nguyễn Quang  K. đang “tòm tem” với nhau. Sau đó Lích đã bắt “tình nhân” của vợ "bồi thường" 500 triệu đồng, sau đó chốt lại là, phải viết giấy vay nợ 250 triệu đồng mới được ra về....
 
Bé gái 'ham yêu' dẫn người yêu vào vòng lao lý
  Ngọc Anh đã “khai man” thêm 10 tuổi để được yêu anh chàng cử nhân tin học. Cả 2 đã nhiều lần làm chuyện “người lớn”, khiến anh chàng cử nhân phải hầu tòa.
 
Vợ 'bầu' Long, ‘bầu’ Kiên: Hai bóng hồng tài sắc và bí ẩn
     Người ta thường nói, đằng sau sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ quả không sai đối với trường hợp của ông Kiên và ông Long. Phải nói, ông Long và ông Kiên đều là những người giàu có, nắm trong tay khối tài sản lớn khiến nhiều người phải mơ ước