Trang chủ » Luật sư & Cộng đồng » Chuyên gia pháp lý “mổ xẻ” bản án vụ TMV Cát Tường

 

 “Đành rằng vụ việc này khiến gia đình chị Huyền rất tổn thất, đau buồn, dư luận xã hội bức xúc, lên án nhưng không vì thế mà bỏ qua các quy định pháp luật để giải quyết vụ án”, luật sư Đặng Văn Cường chia sẻ.

  •  
Ngày 04 - 05/12/2014 Tòa án thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự xảy ra tại thẩm mỹ viện Cát Tường.
 
Kết thúc 2 ngày xét xử TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Mạnh Tường 14 năm về tội vi phạm về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác theo quy định tại Điều 242 Bộ Luật hình sự; 5 năm tù về tội xâm phạm thi thể, mồ mả (Điều 246 BLHS), tổng hình phạt 19 năm tù giam. Cấm hành nghề 5 năm sau hình phạt tù.
 
PV đã có cuộc trao đổi luật sư Đặng Văn Cường, trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
 
Luật sư Đặng Văn Cường

Luật sư Đặng Văn Cường, trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

PV: Thưa luật sư, Luật sư có nhận xét gì về bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử vụ thẩm mỹ viện Cát Tường?
 
Đối với bị cáo Nguyễn Mạnh Tường có thể nhận định như sau:
 
Với tội danh thứ nhất: “Vi phạm về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” theo quy định tại Điều 242 BLHS được áp dụng với bị cáo Nguyễn Mạnh Tường là phù hợp, đúng quy định pháp luật.
 
Bởi hành vi của bị cáo trực tiếp xâm phạm tới (khách thể) trật tự công cộng, an toàn công cộng (thực hiện dịch vụ y tế khi không đầy đủ giấy tờ pháp lý theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng), nhóm tội được quy định tại chương XIX Bộ luật hình sự. Hành vi của bị cáo không trực tiếp xâm phạm tới tính mạng của nạn nhân, bị cáo không có động cơ, mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân.
 
Động cơ, mục đích của hành vi phạm tội chỉ là kiếm tiền thông qua “dịch vụ y tế” đó. Lỗi của bị cáo là lỗi vô ý; hậu quả làm chết người… Vì vậy, về mặt lý luận, khởi tố bị cáo về tội danh này là phù hợp và có lẽ sẽ không thay đổi ở các giai đoạn tố tụng khác.
 
PV: Có ý kiến cho rằng phải xử lý bị cáo Tường về tội Giết người, luật sư đánh giá thế nào về ý kiến này?
 
Theo tôi việc xử lý bị cáo về tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS là không có căn cứ.
 
Lỗi của bị cáo là cố ý với việc thực hiện dịch vụ y tế trái phép chứ không cố ý tước đoạt tính mạng của nạn nhân, việc nạn nhân chết là lỗi vô ý do quá tự tin hoặc cẩu thả của bị cáo; bị cáo không có động cơ, mục đích giết người; khách thể mà hành vi của bị cáo thuộc chương XIX, BLHS – Các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, chứ không thuộc chương XII, BLHS – Tội phạm xâm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm.
 
vụ án TMV Cát Tường

Bị cáo Nguyễn Mạnh Tường (trái) bị phạt 19 năm tù giam.

Theo quy định tại Điều 93 BLHS thì lỗi phải là lỗi cố ý; Động cơ, mục đích phải là để tước đoạt tính mạng của người khác; Hành vi phải trực tiếp xâm phạm tới quyền sống của con người; Mục đích thường là do mâu thuẫn, thù oán…
 
Như vậy, việc xử lý bị cáo về tội danh nào thì phải căn cứ vào các quy định của bộ luật hình sự, dựa trên cơ sở lý luận chứ không thể theo cảm tính được.
 
Hai tội danh được áp dụng với bị cáo Tường là có căn cứ, còn việc xét xử vào khung, khoản nào thì cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo công bằng theo pháp luật.
 
Đành rằng vụ việc này khiến gia đình chị Huyền rất tổn thất, đau buồn, dư luận xã hội bức xúc, lên án nhưng không vì thế mà bỏ qua các quy định pháp luật để giải quyết vụ án, không thể áp dụng pháp luật một cách tùy tiện, cảm tính trong tố tụng hình sự được.
 
PV:  Trong quá trình vụ án này được đưa ra xét xử đã có ý kiến yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung, trưng cầu giám định quy trình phẫu thuật, nguyên nhân cái chết của nạn nhân Huyền thì mới có căn cứ vững chắc kết tội các bị cáo, luật sư có thể cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?
 
Quan điểm này là không có căn cứ. Trong vụ án này nguyên nhân cái chết của nạn nhân đã rõ (do bị cáo thực hiện dịch vụ y tế trái pháp luật khiến sự cố chết người); các hành vi làm căn cứ buộc tội đã rõ: Sự việc hút mỡ, phẫu thuật có nhiều người chứng kiến, có cả giấy đặt cọc tiền của chị Huyền; Hậu quả chết người và hành vi vứt xác xuống sông là đã rõ. Với kinh nghiệm lâu năm làm bác sĩ thì không thể nói là bác sĩ Tường và các đồng nghiệp không phân biệt được đâu là chết lâm sàng, đâu là chết.
 
Bác sĩ Tường cũng không “dại” gì mà vứt bệnh nhân xuống sông trong khi còn có khả năng cứu chữa, việc tiếp xúc với nạn nhân, xác chết, cứu người tới phút cuối là việc hàng ngày… Vì vậy, với các thông tin, tài liệu được đưa ra xem xét và làm rõ tại phiên tòa sơ thẩm thì đã có đủ các tình tiết, chứng cứ để chứng minh bị cáo có tội và phạm tội theo các tội danh mà cáo trạng truy tố…
 
Việc bị cáo Tường quanh co, chối tội là tình tiết để áp dụng hình phạt ở mức cao và không xem xét tình tiết bị cáo thành khẩn, ăn năn hối cải để giảm một phần hình phạt cho bị cáo. Hành vi này cũng khiến dư luận càng bức xúc, lên án. Tuy nhiên, cũng có thể bị cáo chối tội tại phiên tòa sơ thẩm chỉ là một “thủ thuật, chiến thuật” để đến khi xét xử phúc thẩm, bị cáo thành khẩn, xuất trình thêm các tình tiết, chứng cứ mới để được giảm mức hình phạt so với bản án sơ thẩm.
Theo: doisong.vn
Xem thêm:
Vụ án Hồ Duy Hải: Loạt câu hỏi nghi vấn cần làm rõ
“Vụ án có rất nhiều tình tiết, chứng cứ chưa được làm rõ; những tình tiết mang tính chất quan trọng của vụ án lại không khớp với nhau, chưa thuyết phục...”
 
“Bầu” Kiên chê thẩm phán “hỏi sai kiến thức kinh tế”
Phiên xử vụ án Nguyễn Đức Kiên ngày 3.12 thực sự nóng với phần xét hỏi các bị cáo và người có quyền lợi liên quan đến hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Có rất nhiều kiến thức về kinh tế được đưa ra nên đã có những lúc Nguyễn Đức Kiên “bật” lại HĐXX rằng: “Tôi không trả lời câu hỏi của ông thẩm phán bởi hỏi sai kiến thức kinh tế”
 
Nguyễn Mạnh Tường phủ nhận gây ra cái chết của chị Huyền
"Bị cáo rời TMV Cát Tường khi chị Huyền còn sống, khi về nạn nhân chết rồi. Bị cáo không biết nguyên nhân, người ta cũng chưa tìm ra, không thể nói do bị cáo được” - bị cáo Tường nói.
 
Kẻ trộm iPhone 5 đưa nữ bị hại đến… trình báo công an
Ngày 4-12, Công an phường Lê Lợi (TP Vinh, Nghệ An) cho biết, đã bắt giữ Nguyễn Văn Đức (30 tuổi, phụ xe khách tuyến Hà Nội-Vinh, trú xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương, Nghệ An) về hành vi trộm cắp tài sản.
 
Con trai ông Truyền sẽ phải kiểm điểm vì không kê khai tài sản
 Theo một nguồn tin, Đại úy Trần Hoàng Anh (con trai ông Trần Văn Truyền), Đội trưởng Đội Văn phòng, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (Công an tỉnh Bến Tre) đã chấp hành nộp giải trình cho Phòng Tổ chức cán bộ công an tỉnh.    
 
Vụ năm CA đánh chết người ở Phú Yên: CA, tòa, viện đòi ‘xử’ luật sư
 Công an, tòa và VKSND TP Tuy Hòa kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề của luật sư Võ An Đôn, người bảo vệ cho gia đình bị hại, vì cho rằng luật sư này xúc phạm nhiều người.
 
Trước ngày thi hành án tử hình, Hồ Duy Hải vẫn thảm thiết kêu oan
    Hồ Duy Hải đã kêu oan trong suốt quá trình xét xử vụ án. Theo yêu cầu nhờ hỗ trợ kêu oan của gia đình phạm nhân, Luật sư Trần Hồng Phong đã dành hơn hai tháng nghiên cứu hồ sơ vụ án, đi gặp một số nhân chứng và đi thực địa ở địa bàn có liên quan.
 
Vụ án bầu Kiên và các triết lý của luật pháp
Khi còn những bất cập về luật và giải thích luật thì vẫn còn đó những rủi ro pháp lý, điều tối kỵ với một môi trường kinh doanh lành mạnh!
 
NÓNG: Hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải
Sáng nay (4.12), lãnh đạo TAND tỉnh Long An đã đồng ý hoãn thi hành án tử hình đối với bị án Hồ Duy Hải (dự kiến diễn ra vào ngày mai- 5.12). Quyết định này đưa ra trên cơ sở ý kiến đề nghị của gia đình bị án Hồ Duy Hải.
 
Ông Lý Xuân Hải: 'Không biết bầu Kiên mua cổ phiếu ACB'
Nguyên tổng giám đốc ACB thừa nhận có cấp hạn mức 700 tỷ đồng để đầu tư cổ phiếu nhưng khẳng định không biết bầu Kiên mua của chính ngân hàng này